Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 – nay (Trang 72)

* Nguyên nhân khách quan

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội phát triển kinh tế rất thuận lợi; tuy nhiên chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức về thiếu lao động có trình độ, thiếu việc làm, công nghệ lạc hậu…vv. Mặt khác do phải dỡ bỏ sự bảo hộ của nhà nước nên một số mặt hàng xuất khẩu giảm, nhiều doanh nghiệp khó khăn.

Nền kinh tế thế giới trong những năm qua bị suy thoái do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính làm ảnh hưởng đến công tác thu hút FDI, ODA.

Tại một số địa phương trong nước việc quản lý ODA không tốt bị nhà tài trợ đình chỉ triển khai nên làm ảnh hưởng đến công tác vận động ODA, NGO.

Chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước đã bộc lộ một số vấn đề bất cập; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đầu tư và một số văn bản khác không còn phù hợp hoặc chồng chéo chậm được xử lý đã gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thu hút đầu tư...

Đối với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt giữa ta với Lào và Thái Lan còn vướng mắc trong lĩnh vực giao thông, hợp tác lao động, đầu tư.

* Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức về vai trò, vị trí, nhiệm vụ hoạt động đối ngoại của cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp chưa đầy đủ; thiếu những định hướng chiến lược cũng như chủ trương, giải pháp cụ thể để thực hiện; thiếu chủ động trong việc tiếp cận các đối tác.

Công tác chỉ đạo, điều hành chưa được tập trung cao. Sự lãnh đạo, chỉ đạo và năng lực tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều hạn chế; triển khai các văn bản của Trung ương, của tỉnh chưa kịp thời; việc ban hành các văn bản chỉ đạo còn thiếu; công tác sơ kết, tổng kết chưa toàn diện, đang tập trung vào từng dự án.

Cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động giữa tỉnh với các cơ quan Trung ương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; giữa các cơ quan liên quan của tỉnh trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại chưa hiệu quả, thiếu sự liên kết, dẫn đến thiếu chủ động trong kết nối các bên với nhau làm ảnh hưởng đến việc khai thác sức mạnh bên ngoài phục vụ cho công tác ngoại giao và kinh tế đối ngoại.

Công tác cải cách hành chính chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập về thủ tục hành chính trong đầu tư, giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, quản lý nhân lực.

Thiếu nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp.

Các doanh nghiệp còn bộc lộ tư tưởng bảo thủ, dè dặt, sản xuất kinh doanh thiếu chiến lược, hiệu quả chưa cao; công tác quản trị doanh nghiệp còn nhiều hạn chế... đang là lực cản để xây dựng doanh nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh tham gia quá trình hội nhập kinh tế.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và uy tín ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, Hà Tĩnh luôn chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng quan hệ với các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam, các quốc gia, vùng lãnh thổ, các đối tác kinh tế, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài. Sau 5 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Hà Tĩnh đã tổ chức thực hiện khá toàn diện và đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế do Trung ương và Chính phủ chỉ đạo; là một trong những tỉnh xây dựng được môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho việc xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; tranh thủ được nhiều nguồn lực, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý báu của các nước góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Tuy vậy, so với tiềm năng và lợi thế của tỉnh thì việc triển khai các hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập, nếu như không xây dựng được định hướng hoạt động đối ngoại phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để từ đó như tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì Hà Tĩnh sẽ rất khó khăn để bắt kịp tốc độ phát triển của các tỉnh khác và “sớm thoát khỏi tỉnh nghèo, trở thành tỉnh có công nghiệp, nông ngiệp và dịch vụ phát triển”.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 – nay (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)