GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG

Một phần của tài liệu thu nhập và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 57)

Cần phải đẩy mạnh công tác xây dựng thƣơng hiệu với các loại nông sản có giá trị kinh tế cao; tìm kiếm các nhà đầu tƣ ký kết hợp đồng với các nông hộ thu mua nông sản để giúp bà con nông dân yên tâm về thị trƣờng đầu ra, tránh tình trạng bà con nông dân bị ép giá bởi thƣơng lái. Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng cần giúp hộ đặt vấn đề chất lƣợng nông sản lên hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp; kêu gọi bà con nông dân nên hạn chế, xem xét cẩn thận trong việc sử dụng thuốc hóa học trong sản xuất nông sản,...; có các chính sách đãi ngộ, khuyến khích các doanh nghiệp địa phƣơng (đại lý phân bón, trung tâm giống,...) hỗ trợ các kiến thức đầu vào sản xuất cho nông hộ (giống, phân bón,...).

Chính quyền địa phƣơng nên mở các lớp tập huấn, chƣơng trình khuyến nông, khuyến ngƣ,... nhằm hỗ trợ kiến thức cho hộ nông dân, áp dụng khoa học kỹ thuật và phƣơng thức canh tác mới vào sản xuất: đƣa giống lúa mới có năng suất và chất lƣợng cao vào sản xuất; khuyến hộ luân canh cây lúa với cây hoa màu hoặc nuôi cá; thành lập các tổ, nhóm thi đua với nhau (tổ nuôi cá, tổ chăn nuôi gia cầm, tổ trồng lúa,...). Chính quyền nên thƣờng xuyên mở các cuộc khảo sát về tình trạng đê điều trong mùa lũ, vận động bà con nông dân tu sửa đê bao, trang bị máy bơm và các dụng cụ cần thiết cho mùa lũ để bà con an tâm sản xuất và giảm thiểu tối đa mức thiệt hại do lũ gây ra.

Các tổ chức chính quyền địa phƣơng cần mở nhiều lớp học bổ túc cho nông hộ tham gia, nên kết hợp với các trung tâm dạy nghề để mở các lớp ngắn hạn đào tạo, bồi dƣỡng kỹ các năng sản xuất nông nghiệp cho nông dân, coi nghề nông cũng là một phải học nhƣ bao nghề khác.

47

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất chính của nông dân huyện Phụng Hiệp nói riêng và Hậu Giang nói chung. Vì vậy, thu nhập và đời sống của nông hộ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động canh tác nông nghiệp.

Đề tài này tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập nông hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp. Số liệu sử dụng trong đề tài là kết quả của đợt khảo sát điều tra 120 nông hộ trên địa bàn xã: Tân Long, Long Thạnh, Hòa Mỹ và Thị trấn Kinh Cùng thuộc huyện Phụng Hiệp, thời gian thu thập số liệu vào tháng 3/2013.

Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập bình quân đầu ngƣời của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố: tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp bình quân, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của chủ hộ, tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ có ảnh hƣởng đến thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ nông dân với mức ý nghĩa 1% đến 10%. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hƣởng tích cực đến thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ. Trình độ học vấn của hộ càng cao thì thu nhập bình quân của hộ càng cao. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời của hộ cũng có ý nghĩa với thu nhập bình quân hộ, điều này dễ lý giải, vì đa số nông hộ sản xuất nông nghiệp đều cần đất nông nghiệp để sản xuất. Hộ có diện tích đất nhiều sẽ dễ dàng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập của nông hộ. Kinh nghiệm của chủ hộ cho đã cho thấy những chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp càng nhiều thì thu nhập bình quân của hộ càng cao. Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp là nghề “cha truyền con nối” nên kinh nghiệm là một yếu tố giúp nông hộ vƣợt qua đƣợc những thách thức của tự nhiên. Đặc biệt, việc tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ là điều kiện khá quan trọng để cải thiện thu nhập bình quân hộ. Nghiên cứu chỉ ra rằng hộ tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp sẽ có tác động cùng chiều đến thu nhập hộ.

Bên cạnh đó, kết quả cho thấy nhân tố tuổi của chủ hộ có ảnh hƣởng tiêu cực đến thu nhập bình quân nông hộ. Chủ hộ có tuổi càng cao thì thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ càng giảm. Điều này dễ dàng giải thích là vì chủ hộ là ngƣời “trụ cột gia đình” có vai trò quyết định trong mọi hoạt động sản xuất của hộ, chủ hộ có tuổi càng cao thì càng khó thay đổi những quan điểm, không chịu tiếp

48

nhận những ý kiến mới, và vì vậy đã tạo ra một rào cản lớn cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, không làm tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm, dẫn đến thu nhập bình quân của hộ giảm.

Tuy nhiên, các biến tỷ lệ lao động, tham gia tập huấn, khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện và vay tín dụng chính thức không có ý nghĩa đối với thu nhập bình quân của hộ, điều này cho thấy, những hộ có tỷ lệ lao động cao hay thấp cũng có cơ hội đều với nhau trong việc nâng cao thu nhập hộ. Những hộ tuy không có tham gia tập huấn nhƣng có kinh nghiệm, trình độ và đất đai họ cũng có thể nâng cao thu nhập. Kết quả trên đồng thời chứng minh rằng tốc độ truyền đạt của công nghệ thông tin đã đến tận làng quê, cho nên dù khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện có gần hay xa thì cũng không ảnh hƣởng đến thu nhập của bà con nông dân. Vốn là một yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất, tuy nhiên đối với các hộ trong mẫu điều tra hiện nay thì nhu cầu về vốn là chƣa cao. Nghiên cứu còn cho thấy những hộ vay hay không vay tín dụng chính thức cũng không ảnh hƣởng đến việc nâng cao thu nhập hộ.

6.2 KIẾN NGHỊ

Từ những kết quả trên, để góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ trên địa bàn nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp sau:

6.2.1 Đối với tổ chức tín dụng

Các ngân hàng nên mở rộng mạng lƣới chi nhánh đến cấp xã, tổ chức các cuộc tìm hiểu tuyên truyền để giới thiệu về hoạt động tín dụng đến với nông hộ, phổ biến hình thức tờ bƣớm, tờ rơi, ... để khi ngƣời dân có nhu cầu thì họ biết cách để tiếp cận nguồn tín dụng chính thức này.

Ngân hàng phải biết chủ động và tích cực thực hiện các chính sách tín dụng, bám sát các Nghị quyết, chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng.

Ngân hàng cần đơn giản và hoàn thiện các biểu mẫu và thủ tục vay vốn; điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp với mong muốn của ngƣời dân và khả năng của ngân hàng. Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng nên hƣớng dẫn bà con nông dân sử dụng nguồn vốn vay vào đúng mục đích sử dụng nhằm giảm chi phí thay vì chỉ nhắc nhở nông hộ trả lãi đúng hạn.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng

Chính quyền địa phƣơng cần tƣ vấn hỗ trợ nông hộ trong kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi; tạo điều kiện cho những nông hộ có ít đất sản xuất nhƣng vẫn đƣợc học hỏi kinh nghiệm. Đối với những nông hộ có mô hình sản xuất hiệu quả nên

49

tuyên dƣơng, khen thƣởng và phổ biến mô hình đó trong ấp, xã để bà con nông dân học hỏi kinh nghiệm, cùng nhau sản xuất và phát triển kinh tế địa phƣơng.

Tăng cƣờng công tác chuyển giao kỹ thuật mới nhằm hỗ trợ nông hộ nâng cao năng suất, chất lƣợng và thu nhập. Bên cạnh đó, cần phối hợp các cơ sở đào tạo để đào tạo kỹ năng quản lý kinh tế hộ và lập kế hoạch sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.

Kêu gọi liên kết giữa “4 nhà” (nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) cùng nhau bắt tay xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” để tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân. Nông dân sản xuất nông nghiệp đƣợc hỗ trợ máy móc, cơ giới hóa đồng bộ từ các khâu làm đất, trồng và thu hoạch. Đƣợc các nhà khoa học và doanh nghiệp hỗ trợ kiến thức, hƣớng dẫn sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu phù hợp với đất và tránh ô nhiễm môi trƣờng.

Xây dựng cơ sở hạ tầng thuận tiện, hệ thống thủy lợi, đê điều hoàn chỉnh, tăng cƣờng tuyến đê bao ngăn lũ đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp không bị ngƣng trệ và giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra, đảm bảo vận chuyển hàng hóa và đi lại cho ngƣời dân cả đƣờng bộ lẫn đƣờng thủy.

Tăng cƣờng công tác giám sát và xử phạt đối với các đối tƣợng cho vay nặng lãi và đại lý vật tƣ nông nghiệp cho vay vật tƣ kém chất lƣợng hoặc lãi suất cao, tránh các tệ nạn có thể xảy ra giữa nông hộ vay và ngƣời cho vay nặng lãi,...

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Khánh Duy, 2010. Bài giảng: Khai thác dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) để làm đề tài nghiên cứu – sử dụng phần mềm STATA. Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright, trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Phạm Thị Ngọc Đào, 2012. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân tỉnh Đồng Tháp. Luận văn Thạc Sĩ Kinh tế. Đại học Cần Thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huỳnh Trƣờng Huy, Lê Tấn Nghiêm, Mai Văn Nam, 2005. Thu nhập và đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long, Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản Giáo dục, tr 176.

Trƣơng Đông Lộc, 2009. Tín dụng nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp phát triển. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng 40 (tháng 7 – 2011), tr.16 – 21

Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin.

Trần Văn Bé Năm, 2011. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nuôi sò huyết huyện Bình Đại, Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Ngân, Lê Khƣơng Ninh, 2005. Những nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân ở ĐBSCL, Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản Giáo dục.

Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh, Trần Quế Anh, 2011. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí khoa học, trường Đại học Cần Thơ, tr. 34-36.

Niên giám Thống kê huyện Phụng Hiệp, 2012. Cục Thống kê huyện Phụng Hiệp.

Lê Khƣơng Ninh và Phạm Văn Hùng, 2011. Các yếu tố quyết định lƣợng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang. Tạp chí Ngân hàng 9, (tháng 5 – 2011), tr.42 – 48

Lê Khƣơng Ninh, 2011. Giải pháp hạn chế tín dụng phi chính thức ở nông thôn. Tạp chí Ngân hàng (Số 5/2011), tr. 88 – 94.

Lê Khƣơng Ninh (2004). Tài chánh vi mô – giải pháp tài chánh cho mọi người. Khoa Kinh Tế, trƣờng Đại học Cần Thơ.

Trần Trọng Tín, 2010. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nghèo tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Thạc Sĩ Kinh tế. Đại học Cần Thơ.

Tổng cục thống kê, 2010. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010. Nhà xuất bản thống kê.

51

Võ Thị Mỹ Trang, 2010. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và quyết định đa dạng hóa thu nhập của nông hộ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Đại học Cần Thơ.

Trần Bảo Trân, 2009. Thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ trồng bưởi năm roi ở Hậu Giang. Luận văn Đại học Kinh tế. Đại học Cần Thơ.

Huỳnh Thị Đan Xuân, Mai Văn Nam, 2011. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học, trường Đại học Cần Thơ, tr. 88-94.

52

PHỤ LỤC

Kết quả chạy ƣớc lƣợng hàm hồi quy bằng phần mềm STATA 11.0

reg thunhap tuoi trinhdo dtdatnn khoangcach kinhnghiem hphinn tyleld taphuan vaytindung

Source | SS df MS Number of obs = 120 ---+--- F( 9, 110) = 9.67 Model | 27259.7684 9 3028.86315 Prob > F = 0.0000 Residual | 34462.5983 110 313.296348 R-squared = 0.4417 ---+--- Adj R-squared = 0.3960 Total | 61722.3667 119 518.67535 Root MSE = 17.7

--- thunhap | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ---+--- tuoi | -.3266284 .250969 -1.30 0.196 -.8239901 .1707333 trinhdo | 2.153083 .7404734 2.91 0.004 .6856384 3.620527 dtdatnn | 4.763654 1.167681 4.08 0.000 2.449585 7.077724 khoangcach | -.3274641 .4047123 -0.81 0.420 -1.129509 .4745808 kinhnghiem | .5954853 .2776587 2.14 0.034 .0452309 1.14574 sid | 19.00628 8.402157 2.26 0.026 2.355174 35.65738 tyleld | .0663732 .076293 0.87 0.386 -.0848216 .217568 taphuan | .8231536 3.821015 0.22 0.830 -6.7492 8.395508 vaytindung | 5.191644 3.387657 1.53 0.128 -1.521897 11.90519 _cons | -6.868014 13.66237 -0.50 0.616 -33.94363 20.2076 ---

Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến của mô hình

cor thunhap tuoi trinhdo dtdatnn khoangcach kinhnghiem hphinn tyleld taphuan vaytindung (obs=120)

| thunhap tuoi trinhdo dtdatnn khoang~h kinhng~m sid tyleld taphuan vaytin~g ---+--- thunhap | 1.0000 tuoi | 0.0303 1.0000 trinhdo | 0.3702 -0.3323 1.0000 dtdatnn | 0.5247 0.1474 0.1617 1.0000 khoangcach | -0.1189 -0.1153 0.0342 -0.2303 1.0000 kinhnghiem | 0.2865 0.8045 -0.1641 0.4170 -0.0472 1.0000 sid | 0.0911 -0.0750 0.0954 -0.2153 0.2267 -0.0699 1.0000 tyleld | 0.1475 -0.0394 0.2383 -0.0087 -0.1648 0.0118 0.0141 1.0000

Một phần của tài liệu thu nhập và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 57)