Các yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân

Một phần của tài liệu thu nhập và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 42)

4.1.2.1 Tình hình tiếp cận thông tin

Đối với nghề nông, đặc biệt là nghề trồng trọt, ông bà ta từ xƣa đã xác định các yếu tố quan trọng đó là “nhất nƣớc – nhì phân – tam cần – tứ giống”. Tuy nhiên, ngày nay với tiến trình CNH – HĐH đất nƣớc thì việc áp dụng khoa học – kỹ thuật, kiến thức về đầu vào, đầu ra và thông tin tín dụng cũng không kém phần quan trọng. Theo kết quả khảo sát cho thấy, các nông hộ khi sản xuất đƣợc hƣớng dẫn các kiến thức đầu vào chiếm 73,33% số hộ đƣợc khảo sát, trong đó, hộ đƣợc hỗ trợ thông tin từ các tổ chức chính thức chiếm 24,17%, và hộ đƣợc hƣớng dẫn từ nguồn phi chính thức là 12,50%. Về phần kỹ thuật nuôi trồng, hộ đƣợc hỗ trợ thông tin bởi các tổ chức chính thức chiếm 28,33%, phi chính thức chiếm 23,33% và cả hai nguồn chiếm 20%. Phần lớn nông hộ trên địa bàn nghiên cứu đƣợc hỗ trợ kiến thức sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất hay các kỹ thuật nuôi trồng (chăn nuôi, trồng trọt) chủ yếu thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, hội thảo đầu bờ, đƣợc tổ chức bởi các công ty phân bón và các tổ chức khuyến nông, khuyến ngƣ, nhƣng phần đông bà con ít khi đến tham dự, vì trình độ dân trí còn thấp nên các hộ không nhận ra đƣợc tính thiết thực của các buổi hội thảo mang lại.

Đối với thông tin về thị trƣờng đầu ra, có đến 20,83% hộ không đƣợc hỗ trợ kiến thức bởi các tổ chức, 15% hộ đƣợc hỗ trợ kiến thức thị trƣờng từ các tổ chức chính phủ, 45% đƣợc các tổ chức tƣ nhân hỗ trợ và 19,17% hộ đƣợc hỗ trợ từ hai nguồn. Đa số nông hộ đƣợc hỗ trợ kiến thức thị trƣờng từ các thƣơng lái, một số hộ còn theo dõi thông tin trên các kênh thông tin đại chúng (radio, tivi, sách báo,…) nhƣng chúng chỉ mang tính chất tham khảo là chính, bởi khi bán nông sản trên thị trƣờng không bao giờ ngƣời dân bán đƣợc với mức giá nhƣ đã công bố.

32

Các nông hộ khi đƣợc hỏi về việc ƣu tiên nguồn vay khi cần vay vốn, có 69,17% nông hộ chọn vay chính thức. Tuy nhiên, các nguồn thông tin của hộ vẫn còn rất hạn chế, có đến 40% hộ nông dân cho biết họ chƣa đƣợc hỗ trợ kiến thức từ bất kỳ nguồn nào, có 39,17% hộ đƣợc cung cấp thông tin từ tổ chức chính phủ, 10,83% hộ đƣợc hỗ trợ từ các tổ chức tƣ nhân và 10% từ cả hai nguồn.

4.1.2.2 Tình hình tham gia tín dụng của nông hộ

Theo kết quả khảo sát, đa số nông hộ cần vốn để sản xuất nên các nông hộ đều có vay tín dụng. Nông hộ tham gia tín dụng chính thức, bán chính thức lẫn phi chính thức. Trong 120 nông hộ đƣợc điều tra, có đến 106 hộ có vay vốn, chiếm tỷ trọng 88,33%, trong khi hộ không vay tín dụng chiếm tỷ trọng 11,67% tổng số hộ đƣợc khảo sát.

BẢNG 4.6 CÁC NGUỒN VAY VỐN CỦA NÔNG HỘ NĂM 2012

Nguồn vay Số hộ Tỷ trọng (%)

Các ngân hàng hay quỹ tín dụng nhân dân 57 47,50

Các tổ chức xã hội, đoàn thể 17 14,17

Tín dụng phi chính thức 84 70,00

Nguồn: số liệu khảo sát điều tra tháng 09/2013

Kết quả trình bày ở bảng 4.8 cho ta thấy, có 57 nông hộ có vay từ nguồn tín dụng chính thức, chiếm tỷ trọng 47,50% trong tổng số nông hộ đƣợc khảo sát. Mặc dù vay vốn ở nguồn tín dụng chính thức nhƣng hộ vẫn tìm đến tín dụng bán chính thức và phi chính thức với nhiều lý do. Hộ có vay tín dụng phi chính thức là 84 hộ, chiếm tỷ trọng 70% trên tổng số hộ đƣợc điều tra, trong khi đó, chỉ có 17 hộ có vay từ các nguồn tín dụng bán chính thức, chiếm tỷ trọng 14,17%. Các nông hộ vừa vay tín dụng chính thức, vừa vay tín dụng phi chính thức là 33 hộ, chiếm 27,50% tổng số hộ điều tra; hộ nông dân vay cả 3 nguồn chính thức, bán chính thức và phi chính thức là 9 hộ, chiếm 7,5%.

Trong tổng số 84 hộ vay phi chính thức, hình thức số hộ vay từ hụi là 16 ngƣời, chiếm tỷ trọng 13,33% tổng số hộ đƣợc khảo sát; số hộ vay từ ngƣời cho thuê đất là 8 ngƣời, chiếm tỷ trọng 6,67% tổng số hộ. Đặc biệt, số hộ vay phi chính thức từ hình thức mua chịu vật tƣ nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm 60% với 72 nông hộ tham gia. Hình thức hộ mua chịu vật tƣ nông nghiệp và chịu

33

lãi suất do nhà cung cấp đƣa ra là hình thức đã có từ lâu và rất phổ biến ở huyện Phụng Hiệp hiện nay. Nông hộ mua chịu vật tƣ nông nghiệp vào đầu vụ mùa sản xuất hoặc trong thời gian sản xuất, sau khi thu hoạch, hộ sẽ thanh toán cho nhà cung cấp vật tƣ nông nghiệp cả tiền vật tƣ và tiền lãi. Nông hộ tham gia hình thức tín dụng này sẽ không cần phải thế chấp tài sản, mà dựa vào mối quan hệ và thời gian quen biết giữa hộ và nhà cung cấp vật tƣ nông nghiệp. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì lãi suất của hình thức cho vay này là khá cao (14% - 40%).

Hiện nay, Chính phủ đã quan tâm rất nhiều đến tín dụng nông thôn, đặc biệt là tín dụng chính thức trên địa bàn ngày càng đƣợc phổ biến. Các cơ quan phụ tránh về thủ tục xin vay vốn cũng đã hƣớng dẫn bà con nông dân nhiệt tình, thủ tục đơn giản và nhanh chóng hơn; đặc biệt còn có một số chƣơng trình cho nông hộ vay mà không cần phải thế chấp. Từ khảo sát thực tế cho thấy, hộ nông dân chủ yếu là vay chính thức ở ngân hàng Chính sách Xã hội ở huyện và ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, là hai ngân hàng gắn bó với nhiều hoạt động vay vốn của các nông hộ. Các ngân hàng này có mức lãi suất thƣờng thấp hơn những ngân hàng khác cho nên ngƣời dân khi có nhu cầu họ đều ƣu tiên vay ở ngân hàng trên và khi đã quen thì họ ít khi chuyển sang vay các ngân hàng khác. Những hộ không vay vốn ở ngân hàng do nhiều lý do: không có nhu cầu, không thích thiếu nợ, không có tài sản thế chấp,… nhƣng trên hết là họ sợ không đƣợc vay. Hầu hết các hộ không vay ngân hàng thì đều có vay các tổ chức phi chính thức, mặc dù các hộ biết rằng lãi suất vay từ nguồn phi chính thức là rất cao và việc phải trả lãi cao đã góp phần làm cho chi phí sản xuất của hộ tăng lên và giảm thu nhập của hộ nông dân.

4.1.2.3 Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, hộ luôn đối mặt với những khó khăn nhƣ bị ảnh hƣởng bởi thiên tai (lũ lụt, hạn hán,…), mất mùa, dịch bệnh, giá cả sản phẩm thấp và không ổn định,…

34

BẢNG 4.7 NHỮNG KHÓ KHĂN MÀ NÔNG HỘ THƢỜNG GẶP

Những khó khăn mà hộ thƣờng gặp nhất Số quan sát Tỷ trọng (%)

Giá sản phẩm thấp và không ổn định 64 53,33

Mất mùa hay dịch bệnh 28 23,33

Thành viên trong gia đình ốm đau 13 10,83

Thiên tai (lũ lụt, hạn hán,…) 11 9,17

Thiếu vốn 2 1,67

Thành viên trong gia đình bị mất việc 2 1,67

Tổng 120 100

Nguồn: số liệu khảo sát điều tra tháng 09/2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả khảo sát bảng 4.9 cho thấy khó khăn mà nông hộ thƣờng gặp nhất đó là giá sản phẩm thấp và không ổn định, chiếm tỷ trọng 53,33% trong tổng số hộ điều tra. Khi đƣợc hỏi về hình thức tiêu thụ sản phẩm của nông hộ, có 87,5% hộ có thói quen bán hàng cho thƣơng lái, và chịu sự chi phối giá cả của thƣơng lái; không có hộ nào bán nông sản cho hợp tác xã; có 12,5% hộ tự chở đi bán. Đa số những hộ tự chở đi bán ở các chợ địa phƣơng, vựa gần nhà,… chủ yếu là những hộ có sản phẩm ít, gần trung tâm huyện, thị trấn. Điều này tác động nhiều đến thu nhập của nông hộ vì những sản phẩm nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của hộ và hộ sẽ gặp thiệt thòi hơn khi thƣơng lái vừa là ngƣời mua vừa là ngƣời cung cấp giá.

Bên cạnh những khó khăn trên, hộ còn phải đối mặt với thiên tai. Địa bàn nghiên cứu là vùng tƣơng đối trũng, hệ thống đê bao và thoát nƣớc còn nhiều hạn chế, nên vào mùa mƣa thƣờng xảy ra ngập úng ở một vài nơi, làm ảnh hƣởng xấu đến sản xuất của nông hộ. Vài năm trở lại đây, bà con nông dân thƣờng xuyên phải đối mặt với một số căn bệnh nghiêm trọng trên giống cây trồng và vật nuôi. Tiêu biểu là các loại bệnh cúm trên gia cầm, lở mồn long móng ở gia súc,… đã làm cho bà con hoang mang và chuyển sang giống cây trồng vật nuôi khác.

Một khó khăn nữa đƣợc nhiều hộ đề cập đến đó là thành viên trong gia đình ốm đau, bệnh tật. Vì mức sống và thu nhập ở nông thôn còn thấp nên điều kiện chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân còn nghèo nàn. Mặc dù cơ sở y tế địa phƣơng đã dần đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Ngoài ra, thiếu vốn để mở

35

rộng sản xuất và thành viên trong gia đình bị mất việc cũng là mối lo lớn đối với một vài nông hộ. Tất cả những khó khăn trên chứng tỏ đối với nông hộ thì giá cả sản phẩm, kỹ thuật phòng tránh dịch bệnh và lao động là rất quan trọng trong sản xuất, góp phần cải thiện thu nhập.

Một phần của tài liệu thu nhập và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 42)