Nhập khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN (Trang 78)

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT 1 Đầu tƣ phát triển

b. Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Sáu ước tính đạt 9,9 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung sáu tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 53,8 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2011 (Mức tăng thấp nhất kể từ sau năm 2009 là năm suy giảm kinh tế), bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 25,8 tỷ USD, giảm mạnh ở mức 8,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28 tỷ USD, tăng 26,1%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu sáu tháng năm nay chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong sáu tháng đầu năm 2012, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 7,7 tỷ USD, tăng 6%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5,7 tỷ USD, tăng 97,7%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 1,5 tỷ USD, tăng 3%; hóa chất đạt 1,4 tỷ USD, tăng 7,6%; sản phẩm chất dẻo đạt 991 triệu USD, tăng 28,1%. Tuy nhiên, kim ngạch nhiều mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó hoá chất đạt 1,4 tỷ USD, tăng 7,6%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 1,5 tỷ USD, tăng 3%; vải 3,4 tỷ USD, bằng mức cùng kỳ năm trước; chất dẻo đạt 2,3 tỷ USD, giảm 1,7%; thép đạt 3,1 tỷ USD, giảm 1,6%. Riêng ô tô là loại hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu nhiều nên đạt 1 tỷ USD, giảm 34,1% (trong đó ô tô nguyên

Cơ cấu hàng nhập khẩu sáu tháng đầu năm cũng có sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước: Tỷ trọng nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng từ 27,8% trong sáu tháng đầu năm 2011 lên 32,9% trong sáu tháng đầu năm 2012; nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu giảm từ 64,8% xuống 60,6%; nhóm hàng tiêu dùng giảm từ 7,4% xuống 6,5%.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong sáu tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu đạt 13,2 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2011; tiếp đến là ASEAN đạt 10,4 tỷ USD, xấp xỉ cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 7,2 tỷ USD, tăng 18,1%; Nhật Bản đạt 5,3 tỷ USD, tăng 12,7%; EU đạt 3,8 tỷ USD, tăng 6%; Hoa Kỳ đạt 2,4 tỷ USD, tăng 10,9%.

Nhập siêu tháng Sáu ước tính đạt 150 triệu USD, bằng 1,5% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhập siêu sáu tháng đầu năm 2012 ước tính 685 triệu USD, bằng 1,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (Nhập siêu cùng kỳ năm trước là 6,7 tỷ USD, bằng 15,7% kim ngạch xuất khẩu), là mức nhập siêu thấp nhất trong nhiều năm qua và là hệ quả của nền sản xuất vốn chủ yếu sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu nhưng do gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu đầu vào cho sản xuất giảm. Do đó cần có những giải pháp hữu hiệu và đồng bộ nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng lượng hàng xuất khẩu, từ đó kích thích thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu ở trong nước trong sự kiểm soát để có mức nhập siêu hợp lý.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN (Trang 78)