Nông nghiệp

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN (Trang 65)

I. TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

a. Nông nghiệp

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước năm nay đạt 3124,2 nghìn ha, tăng 27,4 nghìn ha so với vụ đông xuân năm 2011, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1157,7 nghìn ha, tăng 6,2 nghìn ha; các địa phương phía Nam đạt 1966,5 nghìn ha, tăng 21,2 nghìn ha. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân năm nay ước tính đạt 64,8 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước; sản lượng đạt 20,3 triệu tấn, tăng 47,8 vạn tấn. Tuy nhiên, tình hình sản xuất lúa đông xuân của các vùng trong cả nước diễn ra trong những điều kiện khó khăn, thuận lợi riêng.

Lúa đông xuân năm nay tại các địa phương phía Bắc phát triển trong điều kiện không thuận lợi. Diện tích trà lúa đông xuân sớm gặp rét đậm rét hại kéo dài vào thời điểm gieo cấy, nhiều diện tích trà lúa chính vụ chịu ảnh hưởng thời tiết nắng, nóng kéo dài trong thời kỳ đẻ nhánh, sâu bệnh phát sinh tại nhiều địa phương. Năng suất lúa của các địa phương phía Bắc đạt 62,3 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; sản

lượng đạt 7213,3 nghìn tấn, giảm 19,2 nghìn tấn. Một số tỉnh có sản lượng lúa đông xuân giảm nhiều là: Thái Bình giảm 18,3 nghìn tấn; Hà Nội giảm 12,2 nghìn tấn; Hải Dương giảm 11 nghìn tấn. Tại các địa phương phía Nam, năng suất và sản lượng lúa đông xuân tăng đều ở các địa phương. Sản lượng lúa đông xuân của các địa phương phía Nam ước tính đạt hơn 13 triệu tấn, tăng 497 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước do diện tích gieo trồng tăng 21,2 nghìn ha và năng suất tăng 1,8 tạ/ha. Riêng vùng trọng điểm lúa đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng 10,8 triệu tấn, tăng 350,9 nghìn tấn chủ yếu do diện tích tăng 12,8 nghìn ha và năng suất đạt 68,6 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha. Một số địa phương trong vùng có sản lượng lúa tăng cao so với vụ đông xuân trước là: Long An tăng 110,5 nghìn tấn; Trà Vinh tăng 73 nghìn tấn; Kiên Giang tăng 66,2 nghìn tấn; Bạc Liêu tăng 40,8 nghìn tấn.

Cùng với việc thu hoạch vụ đông xuân, tính đến trung tuần tháng Sáu, các địa phương trên cả nước đã xuống giống được 1905,4 nghìn ha lúa hè thu, bằng 94,4% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 1653,7 nghìn ha, bằng 100,7%. Tuy nhiên, hiện nay mưa đầu mùa cùng với dịch bệnh đang phát triển mạnh ở các trà lúa là nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất trên phần diện tích trỗ và thu hoạch.

Một số cây trồng khác của vụ đông xuân năm nay đã cơ bản thu hoạch xong, trong đó sản lượng ngô đạt 2,3 triệu tấn, giảm 2,8% so với năm trước; khoai lang đạt 848,3 nghìn tấn, tăng 5,3%; rau đạt 7,9 triệu tấn, tăng 4,2%; đậu tương đạt 81,5 nghìn tấn, giảm 47,3%; lạc đạt 350,1 nghìn tấn, giảm 2,2%. Sản lượng một số cây vụ đông xuân giảm so với cùng kỳ năm trước do thời tiết có mưa nhiều nên nông dân chuyển sang gieo trồng các loại cây ngắn ngày, chi phí đầu vào thấp để bảo đảm quỹ đất gieo cấy lúa đông xuân đúng thời vụ.

Trong sáu tháng đầu năm, sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm đạt khá so với cùng kỳ năm trước do diện tích cho sản phẩm tăng, trong đó sản lượng chè đạt 388,1 nghìn tấn, tăng 2,2%; cao su đạt 277,6 nghìn tấn, tăng 6,3%; hồ tiêu đạt 104,1 nghìn tấn, tăng 3,1%; điều đạt 313,8 nghìn tấn, tăng 0,9%. Sản lượng một số cây ăn quả cũng tăng nhiều như: Sầu riêng tăng 16%; măng cụt tăng 89%; thanh long tăng 18%; vải tăng 15%.

Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/4/2012, đàn trâu cả nước có 2,7 triệu con, giảm 5,1% so với cùng thời điểm năm 2011; đàn bò có 5,3 triệu con, giảm 7%; đàn bò sữa có 158,4 nghìn con, tăng 0,9%; đàn lợn có 26,7 triệu con, tăng 1,5%;

tăng 3,7%; sản lượng thịt bò hơi đạt 174,8 nghìn tấn, giảm 1,5%; sản lượng thịt lợn hơi đạt 1,9 triệu tấn, tăng 4,8%; sản lượng thịt gia cầm đạt 439,3 nghìn tấn, tăng 13,7%; sản lượng trứng gia cầm đạt 4,1 triệu quả, tăng 4,6%; sản lượng sữa đạt 2 triệu tấn, tăng 14,2%. Đàn trâu, bò giảm so với cùng thời điểm năm trước chủ yếu do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại đầu năm, cùng với diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp và hiệu quả chăn nuôi thấp dẫn đến thời gian tái đàn chậm. Riêng đàn bò sữa có xu hướng tăng một mặt do không bị ảnh hưởng của dịch bệnh, giá sữa nhìn chung ổn định, mặt khác chăn nuôi bò sữa công nghiệp được đầu tư lớn về công nghệ cao và mô hình gắn kết giữa chế biến và phân phối sản phẩm phát triển mạnh bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Đàn lợn mặc dù tăng nhưng chăn nuôi đang gặp khó khăn do giá thức ăn vẫn ở mức cao, giá thịt lợn hơi lại có xu hướng giảm và dịch bệnh vẫn còn xuất hiện ở một số địa phương. Trong sáu tháng đầu năm, dịch tai xanh trên lợn đã xảy ra tại 125 xã, phường, thị trấn của 28 quận, huyện thuộc 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng số

lợn mắc bệnh là 33,8 nghìn con, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2011; số con bị tiêu hủy là

21,7 nghìn con, gấp 1,5 lần. Đáng chú ý là đến nay dịch vẫn tiếp tục lây lan trên một số tỉnh, thành phố. Bên cạnh ảnh hưởng của dịch bệnh, một số địa phương sử dụng chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi lợn làm người tiêu dùng e ngại dẫn đến giá lợn hơi trên thị trường giảm nhiều, do đó người chăn nuôi không có lãi.

Chăn nuôi gia cầm phát triển thuận lợi do dịch cúm gia cầm đã được khống chế. Tuy nhiên, do giá bán sản phẩm chăn nuôi gia cầm giảm mạnh trong khi chi phí đầu vào vẫn ở mức cao nên chưa khuyến khích người nuôi mạnh dạn mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó, thời tiết đang vào mùa nắng nóng gây nguy cơ tiềm ẩn và bùng phát dịch bệnh cho gia cầm trong thời gian tới.

Tính đến ngày 23/6/2012, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng trên trâu, bò đã được khống chế; dịch tai xanh trên lợn chưa qua 21 ngày còn ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Điện Biên, Lạng Sơn, Đồng Nai, Bình Dương và Bạc Liêu.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)