Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN (Trang 67)

I. TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

b. Lâm nghiệp

Thời tiết những tháng gần đây có mưa, tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất lâm nghiệp. So với cùng kỳ năm 2011, diện tích rừng trồng tập trung sáu tháng đầu năm ước tính đạt 53,8 nghìn ha, tăng 4,5%; diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 362,8 nghìn ha, bằng 92,2%; diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi tái sinh đạt 931 nghìn ha, bằng cùng kỳ năm 2011; trồng cây phân tán đạt 108,7 triệu cây, tăng 0,6%.

Khai thác lâm sản tăng khá so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt sản lượng gỗ khai thác tăng cao do nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng tăng. Giá gỗ nguyên liệu trên thị trường ổn định, đảm bảo có lãi cho người sản xuất. Tính chung sáu tháng,

sản lượng gỗ khai thác ước tính đạt 2248,8 nghìn m3, tăng 12% so với cùng kỳ năm

trước; củi khai thác 14,6 triệu ste, tăng 2,8%. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai

thác nhiều và tăng cao là: Thái Nguyên 62,2 nghìn m3, tăng 139% so với cùng kỳ năm

trước; Lâm Đồng 102 nghìn m3, tăng 53%; Quảng Ngãi 160 nghìn m3, tăng 45%; Yên

Bái 155 nghìn m3, tăng 38,4%; Quảng Trị 50 nghìn m3, tăng 28%; Phú Thọ 143 nghìn

m3, tăng 20,6%.

Công tác phòng chống cháy rừng mặc dù được các cấp, các ngành quan tâm thường xuyên nhưng do thời tiết nắng nóng và khô hạn kéo dài nên cháy rừng vẫn xảy ra ở một số nơi, trọng điểm là các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích rừng bị thiệt hại trong sáu tháng là 2211 ha, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1618 ha, tăng 139,5%. Một số địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Lai Châu 501 ha; Long An 108,6 ha; Đà Nẵng 103,6 ha; Lào Cai 99,5 ha; Điện Biên 73,4 ha; Bắc Kạn 68,6 ha; Nghệ An 57,3 ha. Diện tích rừng bị chặt phá là 593 ha, bằng 69,1% cùng kỳ năm 2011. Một số địa phương có diện tích rừng bị chặt phá nhiều là: Đắk Nông 144,8 ha; Lâm Đồng 89,5 ha; Kon Tum 67,5 ha; Sơn La 39 ha; Bắc Kạn 9,8 ha.

c. Thủy sản

Sản lượng thủy sản sáu tháng đầu năm nay ước tính đạt 2649,2 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó cá đạt 2047 nghìn tấn, tăng 5,1%; tôm đạt 237,8 nghìn tấn, tăng 6,2%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng sáu tháng ước tính đạt 1386,8 nghìn tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1110,3 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm đạt 169,6 nghìn tấn, tăng 7%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá do thời tiết thuận lợi, người nuôi phát triển sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn và nuôi những loại thủy sản có năng suất, giá trị kinh tế cao. Sản lượng cá tra sáu tháng đạt 600 nghìn tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2011. Mặc dù sản lượng cá tra tăng cao nhưng nhìn chung chưa ổn định, đầu năm có nhiều thuận lợi về giá nên người nuôi tập trung mở rộng diện tích thả nuôi, nhưng từ trung tuần tháng Ba gặp một số khó khăn do giá cá tra liên tục giảm, chi phí đầu vào như thuốc, thức ăn, nhiên liệu tăng và đặc biệt vốn sản xuất thiếu. Một số địa phương có sản lượng cá tra tăng là: Trà Vinh tăng 97% so với cùng kỳ năm

tăng 5,6%. Một số địa phương có sản lượng cá tra giảm là: Kiên Giang giảm 40%; Sóc Trăng giảm 37%; An Giang giảm 8%.

Nuôi tôm phát triển khá. Giá tôm nguyên liệu tăng ổn định ở mức cao, diện tích nuôi nhiễm bệnh năm trước được khắc phục và nuôi trở lại kịp thời. Chất lượng con giống được kiểm soát chặt chẽ hơn và thả nuôi đúng lịch thời vụ, cùng với công tác chữa trị và phòng ngừa dịch bệnh khá tốt nên mặc dù trong kỳ có mưa đầu mùa sớm làm tôm bị bệnh môi trường trên diện rộng, nhưng đến nay phần lớn các diện tích bị bệnh đã được khống chế. Sản lượng tôm sú thu hoạch sáu tháng ước tính đạt 110 nghìn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước; tôm thẻ chân trắng đạt 47 nghìn tấn, tăng 27%. Nuôi trồng các loại cá và thủy sản khác phát triển mạnh. Phong trào nuôi cá rô phi, cá chẽm, cá kèo…tiếp tục được đầu tư trên các đầm phá, hồ đập thủy lợi và ruộng lúa. Nuôi cá hồng, cá mú, cá giò, tu hài, nghêu lụa, sò huyết...phát triển ở các địa phương vùng biển. Nuôi cá lồng bè tăng mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với loại thủy sản nuôi chính là cá diêu hồng, cá bống tượng và cá lóc.

Sản lượng thuỷ sản khai thác sáu tháng đầu năm ước tính đạt 1262,4 nghìn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 1185,9 nghìn tấn, tăng 4,7%. Khai thác thủy sản sáu tháng đầu năm tăng khá do thời tiết biển tương đối thuận lợi, một số loài hải sản như cá cơm, cá nục, cá trác, cá hố, cá động, cá ngừ, cá bạc má xuất hiện nhiều trên các ngư trường. Bên cạnh đó, ngư dân tập trung khai thác các loài có giá trị kinh tế cao như: Cá thu, cá chim, cá nụ nên hoạt động ra khơi bám biển của ngư dân mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt sản lượng cá ngừ đại dương đánh bắt tăng khá do người dân áp dụng phương pháp câu mới, trong đó sản lượng của Phú Yên đạt 5,5 nghìn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; Bình Định đạt 5,1 nghìn tấn, tăng 36%.

Trong kỳ, các địa phương tiếp tục thực hiện tích cực Quyết định số 48/2010/QĐ- TTg về chính sách hỗ trợ xăng dầu cho tàu có công suất lớn khai thác trên các vùng biển xa bờ và tổ chức triển khai dự án quan sát bằng vệ tinh cho tàu cá có công suất 90CV trở lên, từ đó tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm bám biển.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)