Xuất khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN (Trang 77)

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT 1 Đầu tƣ phát triển

a. Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Sáu ước tính đạt 9,8 tỷ USD, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung sáu tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 20,5 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 32,6 tỷ USD, chiếm 61,5% tổng kim ngạch (Cùng kỳ năm 2011 chiếm 54,7%) và tăng 37,3%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm ước tính đạt 52,9 tỷ USD, tăng 21,7%. Điều này cho thấy mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm nay chủ yếu do lượng xuất khẩu tăng, yếu tố giá hầu như không đóng góp vào mức tăng chung và đây là điểm khác biệt với sáu tháng đầu năm 2011. Lượng cao su xuất khẩu sáu tháng đầu năm tăng 41% so với cùng kỳ năm trước; sắn và sản phẩm của sắn tăng 73,5%; hạt điều tăng 44,8%; cà phê tăng 22,3%.

So với cùng kỳ năm trước, trừ mặt hàng hạt tiêu có đơn giá bình quân tăng 26,4%, giá các mặt hàng nông sản khác nhìn chung giảm mạnh, trong đó giá cao su giảm 31,6%; giá sắn và sản phẩm sắn giảm 16,5%; giá hạt điều giảm 10,2%; giá gạo giảm 6,5%; giá cà phê giảm 4,2%. Giá bình quân một số mặt hàng thuộc nhóm khoáng sản tăng so với cùng kỳ năm 2011, trong đó giá dầu thô tăng 5,4%; giá quặng và khoáng sản gấp 1,5 lần.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt chủ yếu như: Điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện, hàng dệt may... Mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của khu vực này đóng góp 20,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong khi đó khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 1,8 điểm phần trăm.

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, một số mặt hàng có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,7 tỷ USD, tăng 129,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 3,4 tỷ USD, tăng 84,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 2,7 tỷ USD, tăng 43,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,2 tỷ USD, tăng 55,9%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,2 tỷ USD, tăng 24,4%. Một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch tăng khá là: Hàng dệt may đạt 6,8 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2011; dầu thô đạt 3,8 tỷ USD, tăng 12,5%; giày dép đạt 3,5 tỷ USD, tăng 17,4%; thủy sản đạt 2,9 tỷ USD, tăng 10%; cà phê đạt 2,2 tỷ USD, tăng 17,2%. Riêng xuất khẩu gạo giảm cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2011 với 3,7 triệu tấn, giảm 9,4% và kim ngạch đạt 1,7 tỷ USD, giảm 15,3%.

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm nay có sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước: Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng từ 38,4% lên 45,4%; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm từ 38,7% xuống 33,8%; nhóm hàng nông, lâm sản giảm từ 16,9% xuống 15,4%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 6% xuống 5,4%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu của nước ta trong sáu tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,3 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2011 với một số mặt hàng tăng mạnh như: Máy tính và linh kiện tăng 81%, máy móc tăng 102%, giày dép tăng 20%. Tiếp đến là EU đạt 9,1 tỷ USD, tăng 22,4% với một số mặt hàng tăng mạnh như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 152%, máy vi tính và linh kiện tăng 106%. ASEAN đạt 7,7 tỷ USD, tăng 22,8% với điện thoại các loại và linh kiện tăng 165%, máy vi tính và linh kiện tăng 144%. Nhật Bản đạt 6,4 tỷ USD, tăng 42,3% với dầu thô tăng 147%, hàng dệt may tăng 24%. Trung Quốc đạt 6,3 tỷ USD, tăng 31,9% với máy vi tính và linh kiện tăng 243%, dầu thô tăng 70%. Hàn Quốc đạt 2,5 tỷ USD, tăng 9,7% với hàng dệt may tăng 26%, hải sản tăng 19%.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)