NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BIỂN VIỆT NAM SO VỚI CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ BIỂN TRƢỚC ĐÂY

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN (Trang 62)

Trước đây, chúng ta đã có một số văn bản pháp luật quy định về một số khía cạnh liên quan đến biển như: Tuyên bố của Chính phủ năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; Tuyên bố của Chính phủ năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Nghị định số 30/CP của Chính phủ năm 1980 về quy chế cho các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển Việt Nam; Luật biên giới quốc gia năm 2003; Luật thủy sản năm 2003; Bộ luật Hàng hải năm 2005…

Với việc ban hành Luật biển Việt Nam, lần đầu tiên chúng ta có một văn bản pháp lý tổng hợp có hiệu lực cao quy định một cách tổng thể các vấn đề liên quan đến biển. Bên cạnh một số nội dung là sự kế thừa, tiếp nối các quy định đã có trước đây (như khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, phạm vi các vùng biển Việt Nam…), Luật Biển Việt Nam đã bổ sung, sửa đổi nhiều nội dung cho phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như yêu cầu phát triển của đất nước.

So với các văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến biển nêu trên, Luật Biển Việt Nam có một số điểm mới quan trọng sau:

1. Luật biển Việt Nam quy định một cách đầy đủ hơn về phạm vi, chế độ pháp lý của các vùng biển, thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với quy định tương ứng trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

2. Luật biển Việt Nam quy định rõ về quyền tự do hàng hải, hàng không trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

3. Luật biển Việt Nam quy định chi tiết về việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam. Với quy định này của Luật biển Việt Nam, ta đã bỏ quy định trước đây yêu cầu tàu quân sự nước ngoài phải xin phép trước khi vào vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam.

4. Luật biển Việt Nam quy định các nguyên tắc lớn về giải quyết tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước, hợp tác quốc tế về biển, quản lý và bảo vệ biển, phát triển kinh tế biển, tuần tra kiểm soát trên biển. Các quy định này một mặt khẳng định lại chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết tranh chấp về biển, đảo, đồng thời tạo khung pháp lý quan trọng để triển khai các công tác quản lý, bảo vệ biển và phát triển kinh tế biển, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

PHẦN IV

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Bước vào năm 2012, do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đạt mức thấp. Thị trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng. Ở trong nước, những vấn đề bất ổn tồn tại nhiều năm qua trong nội tại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cùng với bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư. Lạm phát, lãi suất ở mức cao. Sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài tháng đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng. Vốn huy động thiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện đồng bộ, chủ động và tích cực các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Chính phủ nên kinh tế nước ta những tháng gần đây bước đầu có sự chuyển biến tích cực.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)