Thông tin về nông hộ tham gia sản xuất lúa

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ thu đông năm 2013 của nông hộ tại phường long hưng, quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 36)

7. Kết luận:

3.3.1Thông tin về nông hộ tham gia sản xuất lúa

3.3.1 Thông tin về nông hộ tham gia sản xuất lúa ở phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố cần Thơ Hƣng, quận Ô Môn, thành phố cần Thơ

Thông tin chung về nông hộ sản xuất lúa vụ Thu Đông năm 2013 ở phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ của 70 hộ điều tra thực tế gồm có những yếu tố sau:

Bảng 3.3 thể hiện một số thông tin chung về nông hộ sản xuất lúa vụ Thu Đông năm 2013 tại phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Qua bảng 3.3 cho thấy tuổi trung bình của hộ làm lúa vào khoản 50,89 tuổi, trong đó hộ có tuổi cao nhất là 80 tuổi. Trình độ học vấn của hộ còn thấp với giá trị trung bình là 5,74 năm đi học, số lao động lao đình tham gia vào quá trình sản xuất lúa khoảng 2 ngƣời/hộ, điều này cho thấy hộ thƣờng sử dụng nguồn lao động có sẵn để tiết kiệm chi phí thuê mƣớn lao động nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận.

24

Bảng 3.3: Mô tả thông tin chung về nông hộ sản xuất lúa tại phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Khoản mục ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi chủ hộ Tuổi 25,00 80,00 50,89 12,23 Học vấn Năm 0,00 12,00 5,74 2,96 Số nhân khẩu Ngƣời/hộ 2,00 12,00 5,11 1,82 Số lao động tham gia sản xuất Ngƣời/hộ 1,00 7,00 2,11 1,27 Số năm kinh nghiệm Năm 5,00 51,00 24,61 11,04 Diện tích đất canh tác Công 2,60 39,00 11,14 7,27

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 70 hộ trồng lúa vụ Thu Đông 2013 tại phường Long Hưng Ghi chú: ĐVT, đơn vị tính.

3.3.1.1 Tuổi của nông hộ sản xuất lúa

Độ tuổi của ngƣời trồng lúa cũng có ảnh hƣởng khá lớn đến khả năng tiếp thu KHKT cũng nhƣ số năm kinh nghiệm có đƣợc trong sản xuất lúa. Bảng 3.4: Độ tuổi của lao động chính của nông hộ tại phƣờng Long Hƣng,

quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Độ tuổi Tần số Tỷ lệ(%)

Từ 20 đến 40 18 25,7

Từ 41 đến 60 36 51,4

Trên 60 16 22,9

Tổng 70 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 70 hộ trồng lúa vụ Thu Đông 2013 tại phường Long Hưng

Bảng 3.4 thể hiện độ tuổi của lao động chính của nông hộ sản lúa vụ Thu Đông năm 2013 tại phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Bảng 3.4 cho thấy độ tuổi của lao động chính của nông hộ nằm trong khoảng từ 41 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,4% trong tổng số mẫu quan sát đƣợc. Ngƣời có độ tuổi từ 20 đến 40 chiếm 25,7%, và trên 60 tuổi chiếm 22,9%. Điều này cho thấy việc vận dụng kinh nghiệm đã có đƣợc vào trong sản xuất là một phần quan trọng trong quá trình canh tác lúa. Tuy nhiên việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức canh tác mới từ các chuyên gia để vận dụng vào quá trình sản xất sẽ khó khăn hơn với độ tuổi của hộ.

25

3.3.1.2 Trình độ học vấn

Hình 3.2: Trình độ học vấn của lao động chính của nông hộ tại phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 70 hộ trồng lúa vụ Thu Đông 2013 tại phường Long Hưng

Từ kết quả điều tra thực tế cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ còn thấp, điều này cho thấy việc tiếp thu, triển khai và áp dụng tiến bộ KHKT mới vào trong sản xuất rất khó khăn. Học vấn của chủ hộ chiếm cao nhất là cấp 1 với 34 ngƣời trên tổng số 70 ngƣời điều tra (chiếm 49% tổng số mẫu quan sát), tiếp đến là 28 ngƣời với trình độ cấp 2 (chiếm 40%). Số hộ có trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ rất thấp với 10%, bên cạnh đó vẫn có ngƣời bị mù chữ. Trình độ học vấn ở mức trung bình và thấp cho thấy việc nắm bắt thông tin kỹ thuật từ ti vi, báo đài, nhân viên công ty thuốc BVTV còn nhiều hạn chế, gây ảnh hƣởng đến việc tăng năng suất và sản lƣợng lúa.

3.3.1.3 Lao động

Đối với bất cứ khâu nào trong quá trình sản xuất lúa đều cần sử dụng đến lao động nhƣ khâu ngâm ủ giống, gieo sạ, làm đất, phun thuốc, bón phân, … Ngƣời dân có thể thuê lao động, hay để tiết kiệm hơn và tận dụng nguồn lực sẵn có, họ sử dụng nguồn lao động có tại nhà, đặc biệt đối với những hộ có diện tích đất khá nhỏ và manh mún. Việc sử dụng lao động nhà giúp làm giảm đáng kể chi phí thuê lao động và tận dụng tốt đƣợc khoảng thời gian nhàn rỗi của thành viên trong gia đình. Hộ có lao động gia đình tham gia trồng lúa cao nhất là 7 ngƣời, thấp nhất là 1 ngƣời, với mức lao động gia đình trung bình là 2 ngƣời trên một hộ trồng lúa. Nguồn lao động này giúp hộ tiết kiệm đƣợc chi phí thuê lao động, đặc biệt trong điều kiện nguồn lao động khan hiếm và giá thuê lao động khá cao nhƣ hiện nay. Thành phần lao động nhà thƣờng gồm có cha, mẹ, hoặc con không đi học hay không có công việc ổn định. Những hộ có

26

diện tích đất trồng lúa khá lớn ngoài nguồn lao động nhà thì thƣờng phải thuê thêm lao động để phục vụ cho việc phun thuốc, bón phân, do công việc này thƣờng phải thực hiện nhiều lần trong vụ. Nguồn lao động đƣợc thuê mƣớn chủ yếu là từ địa phƣơng, tùy thuộc vào số lƣợng công việc và diện tích đất trồng hiện có. Tuy nhiên hiện nay việc cơ giới hóa trong sản xuất ngày càng phổ biến nên việc thu hoạch lúa ngày càng trở nên dễ dàng nhờ máy gặt đập liên hợp và không cần tốn nhiều lao động để gặt lúa bằng tay hay suốt lúa. Bảng 3.5: Ngày công lao động trung bình của hộ sản xuất lúa vụ Thu Đông

năm 2013 tại phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ ĐVT: Ngày/công Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung

bình

Độ lệch chuẩn Ngày công lao động nhà 0,77 3,85 2,46 0,83 Ngày công lao động thuê 0,00 3,08 0,55 0,80 Tổng ngày công 1,54 4,00 3,03 0,61

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 70 hộ trồng lúa vụ Thu Đông 2013 tại phường Long Hưng

Bảng 3.5 thể hiện ngày công lao động trung bình của nông hộ tại phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn. Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy rằng lao động nhà là nguồn lao động chủ yếu của hộ với ngày công lao động trung bình là 2,46 ngày/công, trong khi ngày công lao động thuê chỉ có 0,55 ngày/công, cho thấy lực lƣợng lao động nhà góp phần rất quan trọng trong việc tăng năng suất và sản lƣợng lúa. Lao động gia đình là nguồn nhân lực đáng kể có thể đáp ứng nhu cầu về lao động, giảm đƣợc chi phí thuê mƣớn lao động.

3.3.1.4 Kinh nghiệm sản xuất

Kinh nghiệm sản xuất đƣợc tính từ thời điểm nông dân bắt đầu tham gia trồng lúa cho đến nay. Ngƣời có nhiều kinh nghiệm cũng rất thuận lợi trong việc sản xuất bởi họ biết cách phòng ngừa, đối phó với các loại sâu bệnh, hay biết cách cải tạo đất đai, thƣờng xuyên thăm đồng ruộng để theo dõi tình hình phát triển của cây lúa.

Bảng 3.6 thể hiện số năm kinh nghiệm của ngƣời trồng lúa tại phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Bảng số liệu 3.5 cho thấy số năm kinh nghiệm của ngƣời dân khá cao, với giá trị trung bình vào khoảng 25 năm/ngƣời. Trong đó ngƣời có từ 11 đến 20 năm kinh nghiệm có giá trị lớn nhất với 28 ngƣời trên tổng số mẫu điều tra (chiếm 40% số quan sát). Điều này cho thấy hộ các hộ tham gia trồng lúa từ rất sớm, thông thƣờng là do cha truyền con nối nên số năm kinh nghiệm thƣờng tƣơng quan thuận với độ tuổi của họ. Kinh nghiệm càng nhiều thì rất thuận lợi trong việc sản xuất, nhƣng họ

27

thƣờng có ý kiến chủ quan và bảo thủ nên chỉ làm theo kinh nghiệm bản thân đã tích lũy đƣợc. Chỉ có 11,4% ngƣời dân có số năm kinh nghiệm dƣới và bằng 10 năm, tuy nhiên đây lại là lực lƣợng lao động trẻ nên thƣờng rất chủ động, khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học hỏi từ các chƣơng trình hội thảo, tập huấn hay từ các chuyên gia về lĩnh vực canh tác lúa rất nhanh chóng và hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất lúa.

Bảng 3.6: Số năm kinh nghiệm của lao động chính của nông hộ tại phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Số năm kinh nghiệm Tần số Tỷ lệ (%)

Từ 1 đến 10 năm 8 11,4 Từ 11 đến 20 năm 28 40,0 Từ 21 đến 30 năm 16 22,9 Tử 31 đến 40 năm 13 18,6 Trên 40 năm 5 7,1 Tổng 70 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 70 hộ trồng lúa vụ Thu Đông 2013 tại phường Long Hưng

3.3.1.5 Diện tích đất canh tác

Từ số liệu thực tế của 70 hộ phỏng vấn đƣợc thì diện tích đất trung bình của hộ là 11,14 công, diện tích nhỏ nhất là 2,6 công, lớn nhất là 39 công (bảng 3.3). Đa số ngƣời dân sử dụng đất nhà hiện có để canh tác, rất ít thuê mƣớn, phần đất bờ bao quanh ruộng thƣờng trồng cây ăn trái hay hoa màu, ao nƣớc để phục vụ tƣới tiêu cho đồng ruộng thƣờng nuôi cá, trồng rau, … nhằm tăng thêm nguồn thu nhập.

Nhìn chung diện tích trồng lúa của nông dân còn tƣơng đối nhỏ, nhƣng khá tập trung, điều này rất thuận lợi trong việc chăm sóc, thuê mƣớn nhân công lao động, thuê máy móc làm đất, hay thu hoạch một cách đồng loạt. Việc sản xuất một cách tập trung đòi hỏi các hộ phải gieo sạ cùng một loại giống, giúp cho đầu ra sản phẩm đƣợc tiêu thụ một cách dễ dàng và ít bị thƣơng lái ép giá.

Bảng 3.7 thể hiện diện tích đất trồng lúa vụ Thu Đông 2013 tại phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Qua kết quả khảo sát cho thấy có 31 hộ có diện tích trồng lúa từ 5 đến dƣới 10 công, chiếm tỷ lớn nhất với 44,29%, hộ có diện tích dƣới 5 công và từ 15 đến dƣới 20 công cùng chiếm tỷ lệ 17,14%. Có 10 hộ có diện tích từ 10 đến dƣới 15 công với tỷ lệ 14,29% và hộ có diện tích trên 20 công chiếm 7,14%.

28

Bảng 3.7: Diện tích đất trồng lúa vụ Thu Đông năm 2013 tại phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Diện tích đất Số hộ Tỷ trọng (%)

Dƣới 5 công 12 17,14

Từ 5 công đến dƣới 10 công 31 44,29 Từ 10 công đến dƣới 15 công 10 14,29 Từ 15 công đến dƣới 20 công 12 17,14

Trên 20 công 5 7,14

Tổng 70 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 70 hộ trồng lúa vụ Thu Đông 2013 tại phường Long Hưng

3.3.1.6 Tình hình áp dụng khoa học – kỹ thuật

Bảng 3.8: Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ trong vụ lúa Thu Đông 2013 tại phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Không tham gia tập huấn 33 47,1

Tham gia tập huấn 37 52,9

+Áp dụng vào sản xuất 20 54,1

+Không áp dụng vào sản xuất 17 45,9

Tổng 70 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 70 hộ trồng lúa vụ Thu Đông 2013 tại phường Long Hưng

Bảng 3.8 thể hiện tình hình tham gia tập huấn của nông hộ trong vụ lúa Thu Đông 2013 tại phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Phƣờng Long Hƣng là phƣờng khá phát triển về lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên việc tập huấn KHKT cho nông dân chƣa đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm một cách đúng mực. Hầu hết các hộ chỉ đƣợc tham gia các buổi hội thảo do nhân viên công ty BVTV tổ chức, nội dung chủ yếu là hƣớng dẫn cách sử dụng có hiệu quả thuốc BVTV, nên sử dụng thuốc vào thời điểm nào và liều lƣợng phun thuốc, bón phân bao nhiêu là hợp lí. Các hộ vẫn chƣa tham gia đầy đủ các buổi hội thảo đƣợc tổ chức, chỉ có 52,9 % hộ tham gia tập huấn. Những hộ không tham gia các buổi tập huấn là do không có thời gian tham gia, không muốn tham gia hoặc có tham gia cũng ít áp dụng những gì đã học hỏi đƣợc mà chủ yếu vẫn làm theo kinh nghiệm cá nhân, chỉ có 54,1% hộ áp dụng những gì đã học hỏi từ các buổi tập huấn vào trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, hộ cũng có tiếp thu nguồn thông tin khoa học từ phƣơng tiện truyền thông, đây là nguồn thông tin dễ tiếp cận nhất và do có thể xem đƣợc nhiều lần nên khả năng ghi nhớ và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất rất phổ biến. Ngoài ra, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ ngƣời quen, các hộ trồng lúa xung

29

quanh cũng là một phƣơng pháp đƣợc nhiều hộ áp dụng. Các nông hộ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm canh tác và lựa chọn ra phƣơng thức canh tác tối ƣu nhất để giúp nâng cao năng suất và lợi nhuận, góp phần ổn định cuộc sống.

Ngƣời trồng lúa ở phƣờng Long Hƣng chủ yếu sạ lúa bằng tay chứ không sạ hàng bởi vì loại giống đƣợc sạ là IR50404. Đây là loại giống ngắn ngày nên theo ý kiến của nông hộ thì việc sạ hàng làm cho mật độ mạ trên đồng ruộng rất thƣa nên cây lúa phát triển không kịp thời trong giai đoạn đẻ nhánh, làm cho ruộng lúa không dày cây dẫn đến năng suất thấp. Sạ hàng thì phải tốn nhiều nhiều chi phí thuê mƣớn lao động và máy móc. Kỹ thuật thƣờng đƣợc ngƣời dân ở đây áp dụng là 3 giảm 3 tăng, tuy nhiên việc áp dụng chƣa thật sự đúng quy trình, lƣợng giống gieo sạ còn nhiều, lƣợng thuốc BVTV đƣợc phun còn quá liều lƣợng cho phép. Tuy nhiên ngƣời dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng đó là phun thuốc trừ sâu từ 40 ngày sau khi sạ.

3.3.1.7 Nguồn vốn

Nhu cầu vốn cho mỗi công lúa trong vụ Thu Đông vào khoảng 1,3 triệu, trong đó bao gồm chi cho nhiều nguồn lực khác nhau từ bắt đầu gieo sạ cho đến lúc thu hoạch. Chi phí chủ yếu là phân bón, thuốc BVTV, tuy nhiên do hiện nay có hình thức chi trả mới đó là đến cuối vụ thu hoạch mới thanh toán tổng chi phí phân thuốc nhƣng lãi suất lại không cao, nên đây là phƣơng án đƣợc nhiều nông hộ lựa chọn. Đối với vay vốn ngân hàng thì cần phải có nhiều thủ tục rƣờm rà, phức tạp, còn vay từ ngƣời quen thì thu tục rất đơn giản nhƣng lãi suất lại rất cao. Vì vậy rất ít ngƣời vay vốn để sản xuất mà chủ yếu từ nguồn vốn gia đình có sẵn và mua chịu.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ thu đông năm 2013 của nông hộ tại phường long hưng, quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 36)