7. Kết luận:
5.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng
Tổ chức các buổi tập huấn khoa học – kỹ thuật nhằm phổ biến các chƣơng trình nông nghiệp cho ngƣời dân để họ có thể áp dụng vào trong quá trình sản xuất. Do trình độ học vấn của ngƣời dân còn thấp và đa số là ngƣời lớn tuổi nên cần tổ chức nhiều lần để cho hộ có thể tiếp thu tốt hơn.
Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho cán bộ nông nghiệp địa phƣơng để có sự hƣớng dẫn chi tiết cụ thể và đầy đủ về kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp.
Đầu tƣ nhiều hơn về phát triển cơ sở hạ tầng, cũng cố đê bao thủy lợi, nạo vét kênh rạch, phục vụ cho vận chuyển và cung cấp nƣớc tƣới tiêu ngày càng tốt hơn, đặc biệt là ở những vùng sâu xa và khó khăn.
Theo dõi và cập nhật thƣờng xuyên tình hình sản xuất của nông hộ để phát hiện kịp thời tình hình phát triển sâu bệnh và có giải pháp hỗ trợ, hƣớng dẫn nông hộ cách giải quyết khi có dịch bệnh phát sinh.
Phổ biến các loại giống mới phù hợp với đất đai của địa phƣơng và cho năng suất cao. Có chính sách hỗ trợ giá giống đầu vào đối với những giống lúa có chất lƣợng cao nhằm khuyến khích ngƣời dân sản xuất, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Tìm kiếm và phối hợp với các doanh nghiệp thu mua lúa gạo nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho ngƣời dân, tránh tình trạng bị ép giá. Đồng thời liên kết với cửa hàng nông nghiệp để bình ổn giá vật tƣ nông nghiệp cho ngƣời dân nhằm giảm bớt chi phí đầu vào, nâng cao lợi nhuận.