Người dân cần không ngừng tự trau dồi, học hỏi nâng cao kiến thức sản xuất chè thông qua tìm hiểu, tham khảo các ấn phẩm sách báo, tạp chí, Internet, tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm từ các hộ sản xuất giỏi ở trong và ngoài địa phương.
Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ trồng chè, xây dựng mô hình cải tạo, thay thế giống chè nhập nội năng suất, chất lượng cao.
Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong các khâu của quá trình sản xuất, như đưa máy hái chè, máy phun thuốc để phục vụ cho việc thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh, góp phần làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí thuê ngoài, tiết kiệm thời gian lao động cho người dân, đồng thời hạn chế được sự thiếu hụt lao động trong thời kỳ rộ chè. Việc đưa máy hái chè vào sản xuất cũng làm cho năng suất chè cao hơn, mật độ búp dày hơn...
Chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc thâm canh diện tích chè kinh doanh, thu hái chè nguyên liệu búp tươi đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến. Hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng triệt đểchương trình quản lý dịch hại tổng hợp.
Đẩy mạnh thâm canh diện tích chè kinh doanh, cải tạo chè cũ, thu hái chè nguyên liệu búp tươi đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến. Chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc thâm canh diện tích chè kinh doanh, thu hái chè nguyên liệu búp tươi đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến. Hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng triệt đểchương trình quản lý dịch hại tổng hợp.
Phòng trừ và quản lý sâu bệnh theo hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hạn chế việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, chú trọng đến các loại thuốc trừ sâu sinh học, thuốc thảo mộc để giảm lượng tồn dư thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè. Tuyên
truyền, vận động các hộ gia đình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VIETGAP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá thành cho sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cây chè, giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống: Trong những năm gần đây, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ nên các nhà khoa học, các viện nghiên cứu đã lai tạo thành công nhiều giống chè mới cho năng suất và chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, thích nghi với điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt như hiện nay để thay thế cho các giống cũ đã quá chu kỳ kinh doanh, năng suất, chất lượng thấp như chè Trung Du. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã đưa vào một số giống mới cho hiệu quả, năng suất cao, chất lượng tốt như Ấn Độ, PH1, LDP2, và một số giống chất lượng cao đang được trồng thử nghiệm như Bát Vân Tiên, Kim Tuyên, Tứ Quý ...
Tăng cường áp dụng các loại phân hữu cơ, áp dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất ra các loại phân hữu cơ vi sinh tại chỗ kết hợp với việc sử dụng các biện pháp như tủ rác, tưới nước giữ ẩm cho đất, giảm thiểu việc sử dụng phân hóa học góp phần giảm chi phí sản xuất.