0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÙNG VAI, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI (Trang 57 -57 )

4.3.1. Hiệu quả kinh tế,xã hội, môi trường của cây chè đối với người dân xã

Lùng Vai

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp thì cây chè là một cây truyền thống và được xác định là một cây trồng mũi nhọn của địa phương. Cây chè đã giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương, góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.[2]

Hiệu quả xã hội

+ Tăng thu nhập cho người lao động, tái sản xuất được thực hiện một cách có hiệu quả, góp phần giảm tỉ lệ nghèo đói, nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và miền núi, vùng đồng bằng và đô thị. Xóa bỏ nạn du canh du cư, chấm dứt phá rừng làm rẫy, củng cố quốc phòng vùng biên giới.

+ Duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người dân địa phương nói riêng và người dân Lào Cai nói chung.

Hiệu quả môi trƣờng.

+ Nâng cao độ che phủ rừng của xã, độ che phủ rừng góp phần đảm bảo anh ninh về môi trường, giảm nhẹ về thiên tai, giảm xói mòn rửa trôi, điều hòa nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội.

+ Tạo môi trường cảnh quan đẹp.

Hiệu quả kinh tế

Tổng hợp kết quả điều tra 50 hộ để thấy rõ hơn hiệu quả kinh tể của chè. HQKT được đo bằng hiệu số giữa tỉ giá sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt hiệu quả đó. Theo quan điểm này thể hiện dưới dạng công thức tính của nó là:

HQKT = Kết quả thu đƣợc – Chi phí bỏ ra Hay H = Q – C

Trong đó: H Hiệu quả kinh tế Q Kết quả thu được C Chi phí bỏ ra

Để tính được HQKT sản xuất chè ,trước hết phải hoạch toán các chi phí vật chất thường xuyên được sử dụng để sản xuất ra khối lượng sản phẩm. Nó là tổng lượng đầu vào đã sử dụng nhân với giá của nó. Các yếu tố đầu vào bao gồm: phân, chi phí thuốc BVTV ,công lao động, chi phí đốn chè và chi phí khác.

Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của hộ nông dântrồng chè trong năm2014 ĐVT: 1000đ STT Thôn Diện tích đất trồng chè (ha) Trung bình thôn 1 Đồng Căm A 7,8 36.168.000 2 Tảo Giàng 2 7,5 54.650.000 3 Tảo Giàng 1 3,5 40.250.000 4 Tà San 6 43.874.000 5 Cốc Cái 4,5 29.680.000 6 Na Hạ 1 7,3 59.926.000 7 Na Hạ 2 2,5 13.687.500 8 Lùng Vai 2 6,3 24.301.000 9 Lùng Vai 1 2,6 18.150.000 10 Bản Sinh 4,5 34.610.000

( Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra )

* So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây chè với cây khác tại địa bàn

Người dân trên địa bàn xã Lùng Vai chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên người dân tham gia nhiều các lĩnh vực sản xuất khác nhau, chủ yếu là chăn nuôi gia súc gia cầm và sản xuất lúa, ngô và chè. Bên cạnh sản xuất chè các hộ còn tham gia trồng cây ngô, cây ngô được coi là loại cây có hiệu quả kinh tế tương đối cao tại địa bàn, với điều kiện tự nhiên phù hợp người dân trồng ngô với diện tích tương đối lớn. Để thấy được hiệu quả kinh tế cây chè ta đi so sánh cây chè giai đoạn kinh doanh với cây ngô.

Bảng 4.10.Hạch toán kinh tế và so sánh giữa cây chè và cây ngô

Chỉ tiêu Đvt Cây chè Cây ngô

Thành tiền (nghìn đồng) Thành tiền (nghìn đồng) Tổng chi 1000đ 34.450.000 23.000.000 Phân lân 1000đ 5.000.000 5.000.000 Phân đạm 1000đ 5.000.000 8.000.000 Thu hoạch 1000d 20.250.000 9.000.000 Đốn chè 1000đ 600.000 0 Thuốc trừ sâu 1000đ 3.600.000 3.000.000 Tổng thu 1000đ 7.800.000 18.300.000 Giá bán 1000đ 6.500 6.000 Năng suất Kg 1200 3050

Lợi nhuận thuần 1000đ 35.750.000 13.600.000

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Bảng trên thể hiện so sánh giữa hai loại cây trồng được phổ biến trên địa bàn, bảng thể hiện giá trị khi tham gia sản xuất hai loại cây trồng này giá trị đạt được như thế nào và loại cây trồng nào đạt hiệu quả cao hơn.

Công tác chuyển giao kĩ thuật trong sản xuất chè

Cây chè: Chỉ đạo hướng dẫn nhân dân chăm sóc, vệ sinh nương chè, đốn tỉa tạo tán chè, trồng dặm những cây bị chết trên diện tích chè trồng mới năm 2014.

- Trong tổng số 50 hộ điều tra có 13 hộ tham gia tập huấn kĩ thuật trồng và chăm sóc chè tại địa bàn xã Lùng Vai, chiếm 26% trong tổng số 50 hộ, tỉ lệ này thấp.

Nhu cầu phát triển cây chè của ngƣời dân địa phƣơng

Cây chè là cây đem lại giá trị kinh tế tương đối cao, tuy là giá cả chè trên thị trường luôn biến động xong người dân vẫn thấy lợi ích từ chè, nên vẫn muốn duy trì, bảo tồn cây chè đồng thời những hộ gia đình còn quỹ đât trống thì vẫn muốn trồng thêm. Tuy nhiên vẫn còn hộ gia đình giảm diện tích trồng chè, do thiếu nhân lao

động.Vì điều kiện địa phương rất thích hợp với cây chè, ngoài ra chè còn rất rễ trồng , ít đầu tư như các loại cây khác. Những năm gần đây giá chè tươi tăng so với năm trước.

Bảng 4.11. Nhu cầu phát triển chè của các hộ nông dân

STT Nhu cầu

Kết quả

Số phiếu (phiếu) Tỉ lệ (%)

1 Giữ nguyên diện tích 32/50 64

2 Giảm diện tích 2/50 4

3 Mở rộng diện tích 17/50 34

4 Trồng thêm giống mới 7/50 14

( Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra )

4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế cây chè

- Ảnh hưởng của giống chè

Chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài, giống chè tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất. Do vậy, việc nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất được các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm. Giống chè ảnh hưởng tới năng suất búp, chất lượng nguyên liệu do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường. Mỗi sản phẩm chè đòi hỏi một nguyên liệu nhất định, mỗi vùng, mỗi điều kiện sinh thái lại thích hợp cho một hoặc một số giống chè. Vì vậy, để góp phần đa dạng hóa sản phẩm chè và tận dụng lợi thế so sánh của mỗi vùng sinh thái cần đòi hỏi một tập đoàn giống thích hợp với điều kiện mỗi vùng.

- Điều kiện khí hậu : Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chè, thời tiết quá nóng làm cho búp chè bị héo, tăng khả năng phát triển của sâu bệnh hại.

- Sâu, bệnh hại chè: Năng suất của chè bị ảnh hưởng do nhiều loại sâu, bệnh như: Rầy xanh, Bọ cánh tơ, Nhện đỏ nâu, Bọ xít muỗi, Bệnh phồng lá chè, Bệnh phồng lá chè mắt lưới, Bệnh đốm nâu, Bệnh đốm xám, Bệnh đốm trắng.

=>Để đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất chè ở Việt Nam và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường của sản xuất chè cần áp dụng đồng bộ các

giải pháp, trong đó nghiên cứu và triển khai giống chè mới là giải pháp rất quan trọng, cần thiết cho việc phát triển cây chè cả về trước mắt và lâu dài.

4.4. Phƣơng hƣớng, mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè

4.4.1. Phương hướng

- Là 1 trong số 62 huyện nghèo của cả nước. Nhiều năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mường Khương đã tìm được hướng đi trong phát triển nông lâm nghiệp, khai thác tiềm năng thế mạnh của đất dốc, tìm được cây trồng chịu hạn làm mũi nhọn, hình thành vùng chuyên canh ngày càng rõ nét, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo qua từng năm.

- Trong những năm qua nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo địa phương, cấp ủy, chính quyền Huyện Mường Khương đã quan tâm, lãnh chỉ đạo các ban ngành chức năng của huyện tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, quy hoạch hình thành vùng sản xuất chuyên canh .

4.4.2. Mục tiêu

+ Xây dựng vùng nguyên liệu 50 ha chè chất lượng cao trồng bằng giống Kim Thuyên, Bát Tiên để chế biến theo công nghệ sản xuất chè Ô Long(nằm trong dự án phát triển vùng nguyên liệu chè Mường Khương giao đoạn 2012-2115)

+ Tiếp tục mở rộng, nâng cao dây chuyền sản xuất, duy trì công suất 60T nguyên liệu chè búp tươi /ngày đảm bảo tiêu thụ hết nguyên liệu chè Shan của 4 xã vùng thấp trong các năm tiếp theo và nâng công suất nhà máy lên 100T nguyên liệu chè búp tươi/ngày sau năm 2015.

+ Được các Sở ban nghành và sàn hỗ trợ kết nối, quảng bá tiêu thụ sản phẩm .

4.5. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn

4.5.1. Nhóm giải pháp về kinh tế

Vốn đầu tư đóng một vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với việc phát triển cây chè nói riêng. Vì vậy, cần phải có những chính sách kịp thời để hỗ trợ về vốn cho các hộ trồng chè, đơn giản về thủ tục tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn một cách nhanh và hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần phải điều chỉnh mức độ tỷ lệ lãi suất, có các hình thức cho vay theo thời gian cuả các giai đoạn trong sản xuất chè bởi vì, với ngành chè thì việc đầu tư cho một

quá trình sản xuất từ trồng mới cho đến khi thu hoạch để thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm. Đây cũng là trở ngại lớn cho người dân không yên tâm vào việc đầu tư cho quá trình sản xuất, đặc biệt là đối với các hộ có kinh tế khó khăn.

4.5.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật

Người dân cần không ngừng tự trau dồi, học hỏi nâng cao kiến thức sản xuất chè thông qua tìm hiểu, tham khảo các ấn phẩm sách báo, tạp chí, Internet, tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm từ các hộ sản xuất giỏi ở trong và ngoài địa phương.

Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ trồng chè, xây dựng mô hình cải tạo, thay thế giống chè nhập nội năng suất, chất lượng cao.

Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong các khâu của quá trình sản xuất, như đưa máy hái chè, máy phun thuốc để phục vụ cho việc thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh, góp phần làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí thuê ngoài, tiết kiệm thời gian lao động cho người dân, đồng thời hạn chế được sự thiếu hụt lao động trong thời kỳ rộ chè. Việc đưa máy hái chè vào sản xuất cũng làm cho năng suất chè cao hơn, mật độ búp dày hơn...

Chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc thâm canh diện tích chè kinh doanh, thu hái chè nguyên liệu búp tươi đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến. Hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng triệt đểchương trình quản lý dịch hại tổng hợp.

Đẩy mạnh thâm canh diện tích chè kinh doanh, cải tạo chè cũ, thu hái chè nguyên liệu búp tươi đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến. Chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc thâm canh diện tích chè kinh doanh, thu hái chè nguyên liệu búp tươi đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến. Hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng triệt đểchương trình quản lý dịch hại tổng hợp.

Phòng trừ và quản lý sâu bệnh theo hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hạn chế việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, chú trọng đến các loại thuốc trừ sâu sinh học, thuốc thảo mộc để giảm lượng tồn dư thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè. Tuyên

truyền, vận động các hộ gia đình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VIETGAP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá thành cho sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cây chè, giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống: Trong những năm gần đây, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ nên các nhà khoa học, các viện nghiên cứu đã lai tạo thành công nhiều giống chè mới cho năng suất và chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, thích nghi với điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt như hiện nay để thay thế cho các giống cũ đã quá chu kỳ kinh doanh, năng suất, chất lượng thấp như chè Trung Du. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã đưa vào một số giống mới cho hiệu quả, năng suất cao, chất lượng tốt như Ấn Độ, PH1, LDP2, và một số giống chất lượng cao đang được trồng thử nghiệm như Bát Vân Tiên, Kim Tuyên, Tứ Quý ...

Tăng cường áp dụng các loại phân hữu cơ, áp dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất ra các loại phân hữu cơ vi sinh tại chỗ kết hợp với việc sử dụng các biện pháp như tủ rác, tưới nước giữ ẩm cho đất, giảm thiểu việc sử dụng phân hóa học góp phần giảm chi phí sản xuất.

4.5.3. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng

Các cấp, các ngành địa phương cùng với người dân tập trung huy động vốn từ chính các hộ gia đình và nguồn hỗ trợ từ bên ngoài để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình phục vụ cho sản xuất chè.Nâng cấp hệ thống đường giao thông, bao gồm cả con đường đến các nương chè để thuận tiện cho hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ chè cho người dân.

Xây dựng những bể nước lớn trên đỉnh đồi chè và hệ thống tưới ở những nơi có điều kiện để phục vụ việc tưới chè, đặc biệt là trong thời kỳ nắng hạn, khô hanh vụ đông.

4.5.4. Giải pháp về lao động

Đồng thời với việc củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ có kỹ thuật cao,có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nước và thế giới,cần phải sử dụng tối đa lực lượng lao động hiện có để tham gia vào quá trình phát triển chung của công ty.Mường Khương vẫn là một huyện nghèo dư thừa lao

động,pháttriển ngành chè sẽ thực hiện được xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động.Tăng thu nhập cho người dân và ổn định xã hội.

Ngoài lực lượng lao động trồng chè còn có nhiều chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành về chè,ngành chè nên có các kế hoạch đào tạo các khóa học về chăm sóc và bảo vệ chè.

Các kỹ sư được các tỉnh cử đi học ở các trường Đại học phải có hợp đồng khi tốt nghiệp trở về địa phương công tác.Mở các lớp bồi dưỡng các cán bộ quản lý ngắn hạn cho các lãnh đạo nhà máy,các lớp bồi dưỡng này do các trưởng cán bộ quản lý cua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm.

Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến theo phương thức khuyến nông. Công nhân kỹ thuật do các trường công nhân kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo.Mặt khác,để đảm bảo chiến lược phát triển ngành chè trong dài hạn, công ty chè Mường Khương cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ quản lý,cán bộ chuyên môn đi học tập hoặc tu nghiệp ở các nước có ngành sản xuất và chế biến chè tiên tiến.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè

trên địa bàn xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai’’, tôi rút ra một số kết luận sau:

Nhìn chung, cây chè thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa bàn xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Diện tích trồng chè lớn,năng suất, sản lượng chè trung bình tương đối cao, tuy nhiên chất lượng chè còn thấp do sử dụng quá nhiều lượng thuốc BVTV.

Phát triển sản xuất chè góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo ở địa phương, là hướng đi đúng đắn nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Sản xuất chè đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của người

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÙNG VAI, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI (Trang 57 -57 )

×