Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở huyện Mường Khương

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế của các hộ sản XUẤT CHÈ TRÊN địa bàn xã LÙNG VAI, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH lào CAI (Trang 38)

Mường Khương là vùng chè trọng điểm của cả tỉnh, với diện tích chè hơn 1.584 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh chiếm 50%.Đây là vùng nguyên liệu chính tuy nhiên chất lượng chè cũng không nằm ngoài vấn đề trên. Việc thực hiện dự án sản xuất chè VietGAP đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao nhận thức cho người dân sản xuất chè, từ vấn đề giống, gốc ghép, phân bón, nước tưới, đến thuốc BVTV, chăm sóc chè theo quy trình an toàn. Qua 3 năm thực hiện dự án chè

VietGAP sản lượng chè búp tươi tăng lên rõ rệt. Giá nguyên liệu chè búp tươi tăng 20%; giá sản phẩm chè khô tăng 15%; năng suất chè búp tươi tăng từ 4.5T/ha lên 6T/ha. Góp phần tạo công ăn việc làm cho trên 5.000 lao động nông thôn tại địa phương, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.[16]

Thƣơng hiệu chè VietGAP Mƣờng Khƣơng

- Không những thế, việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.Từ Dự án sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP huyện Mường Khương cho ta thấy hiệu quả hợp tác giữa 4 nhà được phát huy (nhà nông – nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp). Tạo sự liên kết nhằm tăng giá trị nông sản đang là một hướng đi đúng và cần tiếp tục duy trì và nhân rộng trên địa bàn tỉnh.[15]

Hiện diện tích chè hàng hóa toàn huyện Mường Khương là 1.440 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh chiếm 80%. Với giá bán bình quân đạt 5.500 đồng/kg, tổng giá trị sản xuất chè búp tươi đạt khoảng 6,6 tỷ đồng.

- Để đảm bảo chất lượng chè búp tươi sau khi thu hái, doanh nghiệp sản xuất chè đã tổ chức mạng lưới thu mua tới trung tâm các thôn, giúp người dân không phải đầu tư phí vận chuyển.

Năm 2014, huyện Mường Khương có kế hoạch trồng mới 218 ha chè tập trung, trong đó chè Ô long là 30 ha. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với UBND các xã tổ chức rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng chè theo khung thời vụ.[14]

- Công ty TNHH một thành viên chè Thanh Bình đã thực hiện ươm trên 5 triệu bầu giống, chủ yếu là giống chè Shan, Kim tuyên. Hiện cây chè giống sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo đủ cung cấp giống cho diện tích trồng mới theo kế hoạch. Đến nay, tổng diện tích chè tập trung trên địa bàn huyện Mường Khương đạt 1.744 ha, trong đó, chè kinh doanh chiếm hơn 1.100 ha.

Sản lượng chè búp tươi thu hoạch trong tháng 8 đạt 1.930 tấn; với giá bán bình quân 5.500 đồng/kg, tổng giá trị đạt hơn 10 tỉ đồng. Hiện, nhân dân trong

huyện đã đăng kí trồng mới 280 ha chè, trong đó, trồng 250 ha chè Shan và 30 ha chè Kim Tuyên.

- Để mở rộng diện tích cây chè, Công ty TNHH một thành viên Chè Thanh Bình đã ươm hơn 5,5 triệu cây giống, trong đó: Giống chè Shan là 5,1 triệu cây, giống chè Kim tuyên là hơn 400 nghìn cây. Huyện Mýờng Khýõng đã nghiệm thu hơn 1,3 triệu cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn để trồng đợt 1.[15]

- Vụ trồng chè năm 2013, huyện Mường Khương nhận kế hoạch trồng mới 250 ha chè tập trung, trong đó, diện tích chè Shan chất lượng cao là 200 ha. Diện tích chè trồng mới chủ yếu tại Bản Xen, Bản Lầu, Lùng Vai, Thanh Bình, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, Tả Thàng... Để đảm bảo đủ cây giống phục vụ sản xuất, các đơn vị chuyên môn và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chè Thanh Bình đã chủ động ươm cây giống từ cuối năm 2012, huyện chỉ đạo các xã hướng dẫn người dân trồng chè trong khung thời vụ tốt nhất, từ tháng 7 - 10 hằng năm.

2.2.5.Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở xã Lùng Vai

Tổng diện tích chè tập trung 840 ha. Trong đó:

- Chè kinh doanh 540 ha, chè kiến thiết 300 ha, chè trồng mới măm 2014 là 91,5 ha đạt 160 % KH.

- Chè kinh doanh năng suất đạt 10 tấn/ha/năm, sản lượng 5.400 tấn đạt 175,6% KH giao tăng 2.891 tấn so với cùng kì . Giá bán bình quân 5.500đ/kg (năm 2014).

PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng

+ Nghiên cứu vấn đề sản xuất chè chè đánh giá hiệu quả linh tế của các hộ trồng chè trong xã.

+ Điều tra những chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả cây chè. - Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về không gian: Các thôn trong địa bàn xã Lùng Vai huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

+ Phạm vi về thời gian: Số liệu lấy trong khoảng thời gian từ 2012- 2015.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế của các hộ sản XUẤT CHÈ TRÊN địa bàn xã LÙNG VAI, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH lào CAI (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)