0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Giải pháp về lao động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÙNG VAI, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI (Trang 64 -64 )

Đồng thời với việc củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ có kỹ thuật cao,có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nước và thế giới,cần phải sử dụng tối đa lực lượng lao động hiện có để tham gia vào quá trình phát triển chung của công ty.Mường Khương vẫn là một huyện nghèo dư thừa lao

động,pháttriển ngành chè sẽ thực hiện được xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động.Tăng thu nhập cho người dân và ổn định xã hội.

Ngoài lực lượng lao động trồng chè còn có nhiều chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành về chè,ngành chè nên có các kế hoạch đào tạo các khóa học về chăm sóc và bảo vệ chè.

Các kỹ sư được các tỉnh cử đi học ở các trường Đại học phải có hợp đồng khi tốt nghiệp trở về địa phương công tác.Mở các lớp bồi dưỡng các cán bộ quản lý ngắn hạn cho các lãnh đạo nhà máy,các lớp bồi dưỡng này do các trưởng cán bộ quản lý cua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm.

Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến theo phương thức khuyến nông. Công nhân kỹ thuật do các trường công nhân kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo.Mặt khác,để đảm bảo chiến lược phát triển ngành chè trong dài hạn, công ty chè Mường Khương cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ quản lý,cán bộ chuyên môn đi học tập hoặc tu nghiệp ở các nước có ngành sản xuất và chế biến chè tiên tiến.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè

trên địa bàn xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai’’, tôi rút ra một số kết luận sau:

Nhìn chung, cây chè thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa bàn xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Diện tích trồng chè lớn,năng suất, sản lượng chè trung bình tương đối cao, tuy nhiên chất lượng chè còn thấp do sử dụng quá nhiều lượng thuốc BVTV.

Phát triển sản xuất chè góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo ở địa phương, là hướng đi đúng đắn nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Sản xuất chè đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của người lao động, giải quyết được nhiều công ăn việc làm. Ngoài ra trồng chè còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn, góp phần tích cực vào sự hình thành tồn tại và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững.

Hiệu quả kinh tế của cây chè nhìn chung vẫn chưa cao, việc trồng chè chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của gia đình.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được chú trọng.Hầu hết người dân thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật, việc sử dụng phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu vẫn tràn lan không đúng liều lượng nên dẫn đến chất lượng chè không cao, trong chè còn rất nhiều tồn dư chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

Công lao động bỏ ra để chăm sóc, thu hoạch chiếm tỷ lệ cao, chi phí cho thuốc trừ sâu và phân bón hóa học cao.

Người dân thiếu vốn đầu tư

Giá chè búp tươi giá thấp (6.500/kg), thường do người dân thu hoạch chè không đúng quy định của thị trường( chè quá lứa) và chè bị sâu bệnh chất lượng chè thấp ảnh hưởng đến giá cả.

5.2. Kiến nghị

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của cây chèđịa bàn xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Đối với Nhà nƣớc:

- Nhà nước cần áp dụng chính sách cho vay dài hạn với việc mở rộng diện tích chè và cho vay ngắn hạn với chè thâm canh.Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị trường chè mà có chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý

- Hỗ trợ chương trình khuyến nông.

- Có chương trình nghiên cứu đồng bộ các chích sách, đặc biệt các chính sách trong nông nghiệp đối với các địa phương trung du miền núi.

Đối với tỉnh

- Tỉnh ủy tiếp tục nghiên cứu đề ra các biện pháp, giải pháp cho quá trình phát triển cây che cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chế biến và tiêu thụ, đồng thời quy hoạch các vùng chè cụ thể. Xây dựng phương hướng sản xuất cho mỗi vùng, tạo điều kiện mở rộng thị trường, hỗ trợ cho các vùng chế biến, đầu tư sản xuất về vốn, kĩ thuật, vật tư máy móc chế biến.

- Tỉnh cần có chính sách trợ cấp, trợ giá ưu đãi cho người trồng chè cụ thể như: Có chính sách trợ cấp 100% phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong 3 năm đầu và kéo dài thời gian vay tín dụng cho người trồng chè phù hợp với chu kì trả nợ, như vậy người dân họ mới yên tâm đầu tư vào cây chè.

Đối với chính quyền địa phƣơng

- Tập trung tiếp cận, huy động nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ bên ngoài và vốn tự có của cá nhân.

- Thực hiện hiệu quả các chính sách, dự án liên quan đến hoạt động sản xuất chè. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho cây chè được phát triển tốt nhất.

- Phòng Nông nghiệp cần phối hợp với Trạm khuyến nông huyện thường xuyên mở lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân. Khuyến khích, vận động người dân trồng và chế biến chè sạch nhằm đáp ứng nhu cầu

càng cao về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng. Nâng cao giá thành sản phẩm và chất lượng chè góp phần xúa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu từ cây chè.

Đối với các hộ nông dân

- Người dân trên địa bàn cần tự trau dồi, nâng cao kiến thức trong việc sản xuất chè thông qua sách báo, ấn phẩm, …

- Xóa bỏ những tập quán canh tác chè lạc hậu.

- Tăng cường đầu tư thâm canh, tuân thủ và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc và thu hái sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm chè búp tươi.

- Người dân cần đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, năng suất chè, tiết kiệm thời gian cho người lao động.

-Cần thực hiện liên kết với doanh nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm để có thể ổn định và gắn bó lâu dài với sản xuất chè.

Trên đây là toàn bộ nội dung của khóa luận nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn xã Lùng Vai,huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên nội dung đề tài chưa được sâu sắc và còn nhiều sai sót, kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Lê Lâm Bằng (2008),Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái

2. Nguyễn Quảng Bình (2012), Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn- huyện Thanh Sơn- tỉnh Phú Thọ

3. Hoàng Văn Chung (2010), Bài giảng PowerPoint cây chè,Trường ĐHNL Thái Nguyên.

4. Hà Viết Cường (2008), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp

5. Vùi Văn Cường (2013) Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn thịt tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

6. David Ricardo (1817), Những nguyên lý cơ bản của chính trị kinh tế học và thuế khóa

7. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam, năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển, (NXB Lao động xã hội,)

8. Đặng Hạnh Khôi (1993), Chè và công dụng của chè, (NXB Khoa học kĩ thuật Hà Nội,)

9. Lê Tất Khương, Hoàng Văn Chung, Đỗ Ngọc Oanh (1999) Giáo trình cây chè, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

10. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (2008), Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật canh tác cho một số giống chè nhập nội Thái Nguyên.

11. UBND xã Lùng Vai, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã- hội, an ninh- quốc phòng năm 2014, phương hướng năm 2015 của xã Lùng Vai.

II. Tài liệu Internet

12. http://wikimapia.org/17392555/vi/Huy%E1%BB%87n- M%C6%B0%E1%BB%9Dng-Kh%C6%B0%C6%A1ng 13. http://www.khotailieu.com 14. http://www.vitas.org.vn 15. http://voer.edu.vn

16.https://www.google.com/search?q=từ+điển+tiếng+việt

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÙNG VAI, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI (Trang 64 -64 )

×