0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÙNG VAI, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI (Trang 36 -36 )

- Hiện với khoảng 120 ngàn ha trồng chè, Việt Nam đã đứng đầu vào hang thứ 5 về diện tích trồng chè trong các nước trồng chè, và với khoảng hơn 80.000T chè xuất khẩu, Việt Nam về khối lượng trong các nước xuất khẩu chè trên thế giới.

- Theo tổng công ty chè Việt Nam, đến nay cả nước đã có 34 địa phương trồng chè và trên 600 doanh nghiệp dản xuất, kinh doanh chè với hơn 2.000 thương hiệu khác nhau. Đặc biệt, ngành chè đã thiết lập được nhiều vùng chè chất lượng cao như: Lâm Đồng, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng.. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cho phép khảo nghiệm khu vực hóa trên diện rộng 7 giống chè chất lượng cao như: Bát Tiên, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Keo Am TÍch…Tại các vùng chè chủ lực. Theo Bộ Thương mại , ước tính năm 2011, xuất khẩu chè của các nước đạt con số cao nhất từ trước tới nay với khoảng 97.000 T , trị giá 93 triệu USD, tăng 60.8% về lượng và tăng 55% về giá trị so với năm 2010. Dự báo năm 2012, con số này tăng lên tới 100.000T , đạt giấ trị 107 triệu USD. Trong cơ cấu chè xuất khẩu của Việt Nam, chè

xanh hiện chiếm khoảng 20%, chè đen 79% và 1% các loại chè khác. Khối lượng chè xuất khẩu chè của Việt Nam tăng đột biến trong năm 2007, tăng khá trong năm 2008. Tăng đều trong năm 2009, 2010 và tăng mạnh trong năm 2011.

Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chè lại tăng chưa tương ứng, mặt do giá chè chung trên thị trường thế giới giảm, mặt khác do phẩm cấp chè Việt Nam thấp, chủ yếu dùng để làm nguyên liệu chế biến chè các loại.

- Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước trồng, chế biến và xuất khẩu chè diễn ra rất gay gắt. Việt Nam không những phải khai thác tối đa tiềm năng về trồng và chế biến chè mà còn phải tìm và chuẩn bị thị trường tiêu thụ chè. Không thể phát triển và mở rộng diện tích chè ồ ạt mà cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể và chạt chẽ. Nhìn chung thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định. Nguyên nhân hiện nay là sản phẩm chè cấp thấp chiếm tỉ trọng lớn, chất lượng chè không cao, chè được bán dưới dạng nguyên liệu là chính với giá thấp. Tuy Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn trên thế giới từ mấy thập niên qua, nhưng thời gian gần đây mới được các nhà nhập, xuất khẩu biết đến qua biểu tượng chè 3 lá, tên giao dịch là VINATEA.

- Sản phẩm chè Việt Nam hiện đã có mặt ở 92 thị trường trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là: Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Afghan, Indonesia, Hoa Kì.

Hình 2.1. Top 10 thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam năm 2011

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÙNG VAI, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI (Trang 36 -36 )

×