Công tác quản lý, tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi xã hội và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 93)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Công tác quản lý, tổ chức thực hiện

Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời và sâu

rộng các quy định về chính sách ưu đãi người có công, đặc biệt là những qui định hiện hành về chế độ ưu đãi của Nhà nước, các trình tự, thủ tục, thực hiện dân chủ công khai cơ sở.

Thứ hai, cần tổng kết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng,

tiếp tục hoàn thiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công, xử lý từng bước những bất hợp lý, nghiên cứu cơ chế phân cấp quản lý kinh phí của Trung ương và địa phương.

Thứ ba, cần đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” tạo thêm nguồn

lực, góp phần hỗ trợ, nâng cao mức sống người có công. Điều chỉnh mức trợ cấp ưu đãi của Nhà nước phù hợp với mức sống chung của xã hội và khả năng Ngân sách Nhà nước, ổn định và nâng cao dần mức sống của người có công

89 một cách bền vững.

Thứ tư, cần tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực

người có công, đảm bảo cơ sở, vật chất, trang thiết bị tương xứng với yêu cầu của công việc, đồng thời nâng cao trình độ của độ ngũ cán bộ cả về đạo đức và năng lực. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở sự nghiệp, chăm sóc thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng.

Thứ năm, cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra công tác xác nhận và

thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người có công, xử lý những vi phạm dẫn đến chậm trễ trong thực hiện chính sách, làm tổn hại đến uy tín và danh dự của người có công, gây thiệt hại cho công quỹ của Nhà nước và nhân dân.

Thứ sáu, cần quan tâm giải quyết các tồn đọng về chính sách sau chiến

tranh. Ngành lao động – thương binh và xã hội đã xác nhận, quản lý, thực hiện chính sách đối với các đối tượng như: người hoạt động cách mạng trước năm 1945, người hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa, Anh hùng Lực lượng vũ trang, gia đình liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng kháng chiến bị địch bắt tù đầy, người có công giúp đỡ cách mạng, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, người nhiễm chất độc của Mỹ trong chiến tranh…

Thứ bảy, cần quan tâm đầu tư xây dựng, tu bổ, chỉnh trang các nghĩa

trang liệt sĩ, nơi yên nghỉ của những người con ưu tú của đất nước. Nhiều nghĩa trang liệt sĩ đã trở thành công trình văn hóa – du lịch lịch sử nổi tiếng như các nghĩa trang: Điện Biên Phủ, Hàng Dương, Trường Sơn, Đường 9, Đồng Tháp… Cùng với việc xây dựng và không ngừng tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ, nhiều công trình tưởng niệm liệt sĩ, tượng đài liệt sĩ, nhà bia liệt sĩ….đã được xây dựng khang trang. Tên của nhiều liệt sĩ tiêu biểu đã được đặt cho tên đường, tên phố, nhà trường, bệnh viện, các công trình kiến trúc… có ý

90 nghĩa giáo dục nhân văn sâu sắc.

Thứ tám, cần quan tâm từng bước giải quyết những vẫn đề trợ cấp xã

hội nhằm bảo đảm đời sống cho các đối tượng chính sách xã hội ở mức độ huy động và động viên cao nhất tiềm lực, khả năng của đất nước và nhân dân. Nhiều thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng giảm sút hoặc không có khả năng lao động đã nhận được sự trợ giúp rất quan trọng từ nhiều nguồn lực của xã hội.

Thứ chín, cần tìm kiếm, xác minh, kết luận các trường hợp bị thương,

hy sinh, tù đầy, mất tích, nhiễm chất độc hoá học….còn tồn đọng để có hướng giải quyết cụ thể từng trường hợp, đồng thời tiếp tục triển khai công tác qui tập mộ liệt sĩ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi xã hội và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)