Giai đoạn từ 1955 đến 1975

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi xã hội và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 35)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Giai đoạn từ 1955 đến 1975

Với 184 văn bản pháp luật về người có công được ban hành tạo ra bước phát triển mới của pháp luật ưu đãi người có công.

Trong các văn bản ban hành trong thời kỳ này đáng chú ý nhất là Nghị định số 16/CP ngày 30/10/1964 kèm theo bản Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ với quân nhân, thanh niên xung phong, dân quân du kích với việc qui định chế độ thương tật mới là 8 hạng, mức khởi điểm là 21%. Quy định chế độ tiền tuất mới gồm tuất hàng tháng và tuất một lần đối với gia đình và thân nhân liệt sĩ. Đồng thời, để phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đánh giá đúng và động viên kịp thời sự đóng góp của nhân dân, pháp luật ưu đãi người có công đã bổ sung các đối tượng mới đó là :

- Chế độ đối với dân công thời chiến (nghị định số77/CP ngày 26/04/1966).

- Chế độ ưu đãi đối với lực lượng vận tải nhân dân (theo Quyết định số 84/CP ngày 04/5/1966).

- Chế độ đối với thanh niên xung phong (Chỉ thị 71/TTg ngày 21/6/1966).

- Chế độ đối với cán bộ y tế làm nhiệm vụ cấp cứu phòng không (Nghị định số 111/CP ngày 28/6/1973).

Đồng thời Nhà nước ban hành các văn bản thể hiện trách nhiệm đối với người có công như : Quy định các ngành nghề để sắp xếp thương binh vào làm việc, quy định tổ chức các cơ sở sản xuất dành riêng và cung cấp các phương tiện cho thương binh, bệnh binh…

“Với 184 văn bản pháp luật về người có công được ban hành giai đoạn 1954-1975 có thể nói rặng chế độ ưu đãi thương binh, gia đình liệt sĩ đã có điều kiện thực hiện trên nhiều lĩnh vực và ngày càng phát triển”[30,tr.49].

31

ưu đãi bộc lộ bất hợp lý, trong đó có một số điểm bất hợp lý như : đối với thương binh thì mức khởi điểm để hưởng trợ cấp thương tật còn thấp, khoảng cách giữa các hạng thương tật quá chênh lệch ; đối với gia đình liệt sĩ thì không có trợ cấp hàng tháng [44,tr.283]. Ưu đãi là mất sức lao động 15%, không phù hợp với điều kiện lao động chung và thiếu công bằng trong thực hiện cính sách. Cách chia hạng thương tật để hưởng trợ cấp còn quá chênh lệch (5 hạng thương tật ứng với tỉ lệ mất sức lao động 100%; 70%; 40%; 25%; 15%). Đối với gia đình liệt sỹ chưa có quy định trợ cấp hàng tháng nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là cha – mẹ liệt sĩ già yếu, mất sức lao động, con liệt sĩ mồ côi không nơi nương tựa. Tuy Nhà nước có quy định xét trợ cấp khó khăn cho các gia đình liệt sĩ nói trên nhưng chưa kịp thời (phải do cấp tỉnh quyết định), hơn nữa mức trợ cấp lại quá thấp.

Do tính chất cuộc chiến tranh bước vào giai đoạn gay go, ác liệt, việc ưu đãi đối với người có công càng được đề cao hơn. Các văn bản pháp luật ưu đãi được bổ sung, hoàn thiện một bước để phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Tóm lại, pháp luật ưu đãi người có công thời kỳ này đã phát triển tương đối toàn diện các nội dung ưu đãi cả vật chất và tinh thần đối với người có công, góp phần to lớn vào việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội, củng cố và tăng cường tiềm lực kháng chiến.

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi xã hội và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 35)