Giai đoạn từ 1995 đến nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi xã hội và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 38)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.5.Giai đoạn từ 1995 đến nay

Từ năm 1995 đến nay, công cuộc đổi mới đất nước đạt nhiều thành tựu. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung đất nước ta đang phát triển nhanh chóng về mọi mặt. Đảng, Nhà nước đã có sự quan tâm sâu sắc đến mọi mặt đời sống của nhân dân, hệ thống chính sách, pháp luật đang ngày dần hoàn thiện. Chính sách mở cửa, hội nhập đã đem lại nhiều lợi ích, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; chế độ, chính sách đối vói người có công theo đó cũng được hoàn thiện hơn.

Trong giai đoạn này có một số điểm nổi bật, đánh dấu sự phát triển của pháp luật ưu đãi người có công. Ngày 29/6/2005 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 (thay thế cho Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 1994 – được sửa đổi năm 2000 và năm 2002). Pháp lệnh này đã mở rộng thêm một số đối tượng được hưởng ưu đãi (từ 7 lên đến 11 nhóm với 11 đối tượng, không chỉ bao gồm những người có công với cách mạng mà còn bao gồm cả thân nhân của họ); Trong công cuộc đổi mới đất nước, song song với việc phát triển Nhà nước ta cũng đã quan tâm đặc biệt đối với đối tượng chính sách và cũng đã tiếp tục ban hành:

34

- Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp Lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2007;

- Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đỏi, bổ sung một số điều của Pháp Lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2012;

Pháp luật ưu đãi xã hội ngoài ra còn được quy định một số pháp luật có liên quan như pháp luật về đất đai, nhà ở, thuế, giáo dục đào tạo…

So với những giai đoạn trước đây, pháp luật ưu đãi xã hội đã có sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các đối tượng được hưởng ưu đãi đã được mở rộng, mức trợ cấp được nâng cao, các chế độ ưu đãi cũng được hoàn thiện hơn, thực hiện trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm đảm bảo không chỉ đời sống vật chất mà còn cả tinh thần cho người có công.

Bên cạnh hệ thống chính sách của Nhà nước, các phong trào như “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, “chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ” đã được phát động mạnh mẽ trong toàn dân và các tổ chức xã hội. Qua các phong trào này đã huy động được một nguồn lực rất lớn để trợ giúp cho công tác ưu đãi người có công, tạo ra sự cảm thông, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội.

Tóm lại, dù ở bất kỳ thời kỳ, chế độ nào thì tiêu chí cơ bản để xác định người có công đó là những cống hiến xuất sắc của họ không chỉ trong cuộc đấu tranh bảo vệ, gìn giữ đất nước mà còn cả trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước. Những người có công, không phân biệt giới tính, độ tuổi, tôn giáo… nếu có cống hiến, hy sinh, có công lao to lớn đối với đất nước đều được ghi nhận, tôn vinh và thể hiện sự biết ơn thông qua những chính sách trợ cấp, ưu đãi về vật chất lẫn tinh thần. Pháp luật ưu đãi xã hội

35

không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Nó là sự thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Nó giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức, trách nhiệm, lòng dũng cảm và tinh thần phần đấu rèn luyện không ngừng để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Với chức năng của mình, Nhà nước ban hành Pháp luật Ưu đãi xã hội và triển khai thực hiện chúng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Nhà nước đóng vai trò vừa là người lãnh đạo, thực hiện vừa là người định hướng cho việc triển khai pháp luật, chính sách về ưu đãi xã hội, huy động tối đa nguồn lực từ cộng đồng, xã hội để giúp đảm bảo cho người có công được hưởng những quyền lợi của mình, cải thiện cuộc sống của họ, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên và tiếp tục cống hiến cho đất nước trong công cuộc đổi mới xây dựng tổ quốc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi xã hội và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 38)