Giai đoạn từ 1986 đến 1994

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi xã hội và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 37)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.4.Giai đoạn từ 1986 đến 1994

Đây là giai đoạn có ý nghĩa đối với sự phát triển của chế độ ưu đãi xã hội nước ta. Trong bối cảnh lịch sử đất nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, chế độ ưu đãi đối với người có công đã có những thay đổi rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ưu đãi xã hội theo cơ chế mới. Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật về chế độ ưu đãi, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng quyết định đến mọi đời sống của người có công thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Đáng chú ý là nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng bổ sung, xóa bỏ sự khác biệt trong các qui định ưu đãi do lịch sử để lại. Cùng với sự chuyển đổi này, việc điều chỉnh bằng pháp luật các mối quan hệ xã hội cũng được thay đổi cho phù hợp với cơ chế mới. Pháp luật ưu đãi người có công theo đó cũng được thay đổi, bổ sung cho hợp lý hơn (Quyết định số 79/HĐBT ngày 05/7/1989, Quyết định số 8/HĐBT ngày 05/01/1990, Nghị định số 27/CP ngày 23/04/1993…).

Do đặc điểm của thời kỳ quá độ, nền kinh tế xã hội nước ta đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ, gây nên những sự xáo trộn trong xã hội, đời sống của nhân dân và người có công gặp không ít khó khăn. Những quy định về ưu đãi đối với người có công cũng chỉ mang tính chắp vá, giải quyết những vấn đề trước mắt, từng bước khắc phục những điểm bất hợp lý của pháp luật ưu đãi người có công.

Những năm cuối của giai đoạn này, đất nước đã dần ổn định, nền kinh tế đã có sự phát triển, những mâu thuẫn xã hội của nền kinh tế thị trường trở nên mạnh mẽ, đòi hỏi Nhà nước phải có sự quan tâm hơn nữa đến chính sách người có công. Nổi bật nhất là vào ngày 29/8/1994 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 02 văn bản rất quan trọng đối với chính sách người có công,

33

đó là Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng; và Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Tiếp theo đó Nhà nước đã ban hành một số Nghị định, Thông tư… để hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh trên cũng như hoàn thiện hơn những quy định về ưu đãi người có công. Hai quy định này đã đánh dấu cho sự phát triển, tiến bộ của pháp luật ưu đãi người có công trong hệ thống các chính sách, pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi xã hội và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng (Trang 37)