Thực trạng sảnxuất chè ở những hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp phát triển chè shan tuyết tại xã bằng phúc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 44)

4.2.2.1. Nguồn nhân lực

Trong khâu sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động, và nguồn nhân lực chính để duy trì việc sản xuất chè tại địa phƣơng là lao động chính trong gia đình, tất cả các quy trình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ đƣợc ngƣời dân tận dụng sức lao động gia đình là chính. Vì vậy nguồn nhân lực ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển sản xuất chè của ngƣời dân.

Bảng 4.5. Tình hình nhân lực sản xuất chè các hộ điều tra năm 2014 Chỉ tiêu Thôn Số hộ Tuổi TB của chủ hộ Nhân khẩu Lao động chính Lao động nam (ngƣời) Lao động nữ (ngƣời) Nà Hồng 10 44,1 41 29 15 14 Nà Bay 9 45,8 41 29 14 15 Bản Chang 11 37,9 49 33 17 16 Nà Pài 9 36,4 41 28 15 13 Bản Khiếu 11 37,6 50 34 17 17 Khuổi Cƣởm 10 41,5 47 29 15 14 Bình Quân 60 40,5 4,5 3,0 1,55 1,45

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Kết quả tổng hợp cho thấy, trong 60 hộ điều tra độ tuổi bình quân chủ hộ của hộ là 40,5 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm sản xuất nhất định.Các chủ hộ điều tra đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc sản xuất và kinh doanh chè trong mỗi hộ gia đình.

Bình quân số nhân khẩu của mỗi hộ là 4,5 ngƣời/hộ. Trong đó, bình quân lao động chính có 3,0 lao động/hộ với tỷ lệ lao động nam là 1,55 lao động nam/hộ và tỷ lệ lao động nữ là 1,45 lao động nữ/hộ. Nhƣ vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của hộ điều tra tƣơng đối ổn định và cân bằng giới trong sản xuất hộ.

4.2.2.2. Nguồn đất sản xuất của hộ

Đất đai là một tƣ liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp,đặc biệt là khuvực thuầnnông nhƣ xã Bằng Phúc. Đất trồng chè của xã chủ yếu lá đất đồi núi trọc hoặc đất lâm nghiệp kém hiệu nên chuyển đổi mục đích sử dụng vì vậy diện tích đất trồng chè đƣợc tính vào

diện tích đất đồi và đất lâm nghiệp của gia đình. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ gia đình thể hiện thong qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.6. Diện tích đất trồng chè của các hộ điều tra năm 2014 Thôn Tổng diện tích đất (1000 m2) Tổng diện tích chè Nà Hồng 333 85,7 Nà Bay 314 94,7 Bản Chang 413 98,7 Nà Pài 287 84,0 Bản Khiếu 412 113,5 Khuổi Cƣởm 314 102,2 Tổng 2073 578,8 Tỷ lệ % 100 27,9 Bình Quân 9,7

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Từ bảng 4.6 cho thấy, qua số liệu điều tra tổng diện tích đất trồng chè của các hộ điều tra là 57,88 ha tức chiếm 27,9 tổng diện tích đất đồi và đất lâm nghiệp của các hộ điều tra. Trung bình diện tích trồng chè của mỗi hộ trồng 9.650 (m2

) điều này cho thấy quy mô trồng chè của các hộ tƣơng đối lớn.

4.2.2.3. Phương tiện sản xuất chè của hộ

Phƣơng tiện phục vụ sảnxuất là một yếu tố không nhỏ quyết định đến năng suất và chất lƣợng của chè, vì vậy việc đầu tƣ vào nâng cấp các dây chuyền máy móc chế biến chè là rất quan trọng.

Thực tế hiện nay sản phẩm chè trên địa bàn xã một phần đƣợc chế biến thủ công theo hộ hoặc bán chè chè tƣơi cho các hộ chế biến khác. Sau khi chế biến đa phần các hộ tự đóng gói thủ công, duy nhất có hợp tác xã Thiên Phúc

có bao bì sản phẩm và máy hút chân không.

Các hộ trồng chè sau khi thu hoạch sẽ tiến hành chế biến tại nhà với công cụ là máy sao và máy vò mini. Để thấy rõ hơn về trang bị công cụ chế biến chè ở địa bàn xã ta đi nghiên cứu bảng sau:

Bảng 4.7. Tình hình trang bị công cụ chế biến chè của hộ trồng chè

Tên thôn Số hộ Máy sao chè Máy vò

Nà Hồng 10 10 6 Nà Bay 9 9 7 Bản Chang 11 10 7 Nà Pài 9 8 5 Bản Khiếu 11 10 9 Khuổi Cƣởm 10 9 4 Tổng 60 56 38

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Từ bảng trên cho thấy ngƣời dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chế biến chè nhằm nâng cao chất lƣợng chè. Trong đó có:

+ Máy sao chè 56/60 đạt 93,3%. + Máy vò chè 38/60 đạt 63,3%.

Do ở địa phƣơng chƣa có công ty chế biến chè nên ngƣời dân tự trang bị các công cụ chế biến chè.

4.2.3 Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng chè

4.2.3.1 Đánh giá doanh thu tiêu thụ chè qua 3 năm 2012 - 2014

Chúng ta đã biết doanh thu là một chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để tính hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để thuận tiện cho việc tính kết quả và hiệu quả đƣợc dễ dàng, thuận tiện tôi đã tiến hành quy đổi sản lƣợng chè búp tƣơi

theo tỷ lệ 5kg chè búp tƣơi đƣợc 1 kg chè búp khô. Doanh thu đƣợc tính theo công thức:

* Tổng giá trị sản xuất (GO)

Tổnggiá trị sản xuất (GO) đƣợc xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm chè đƣợc sản xuất ra (thƣờng là một năm) trên một đơn vị diện tích.

Công thức: 1 * n n GO Qi Pi   

Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất

Qi: Khối lƣợng sản phẩm loại i Pi: Đơn giá sản phẩm loại i

Để thấy rõ kết quả hoạt động của các hộ trồng chè trong qua 3 năm ta đi nghiên cứu bảng sau:

Bảng 4.8. Doanh thu bình quân của các hộ trồng chè trong 3 năm 2013 - 2014 ĐVT 1000đ Chỉ tiêu Năm NSBQ KG/1000 m2 Giá Diện tích (1000 m2) Doanh thu 2012 39,38 95 9,65 36223,65 2013 41,1 100 9,65 39751,33 2014 43,5 120 9,65 50019,0 Bình Quân 41,33 105 9,65 41997,96

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Từ bảng 4.8 cho thấy diện tích trồng chè trong 3 năm từ 2012 – 2014 không thay đổi diện tích bình quân của các hộ là 9.650 m2, tuy nhiên về năng suất lại gia tăng đáng kể qua các năm cụ thể năng suất bình quân năm 2012 là 39,38 kg/1000 m2 đến năm 2014 là 43,5 kg/1000 m2 tăng lên 4,12 kg/1000 m2.

Gía thành cũng đƣợc tăng lên qua các năm do nhu cầu về chè Shan Tuyết lớn và chất lƣợng chè qua các năm cung đƣợc gia tăng cụ thể qua các năm từ 2012 – 2014 lần lƣợt là 95.000đ, 100.000đ và 120.000đ.

Năng suất chè chè tăng và giá thành tăng đã đem lại doanh thu lớn cho các hộ trồng chè từ 36 triệu năm 2012 đến năm 2014 đã tăng lên 50 triệu bình quân trong 3 năm đạt trên 41 triệu đồng.

4.2.3.2. Chi phí bình quân của các hộ trồng chè * Chi phí trung gian (IC)

Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thƣờng xuyên và dịch vụ sản xuất. Trong quá trình sản xuất chè chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nhƣ: Thuê lao động, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, bảo vệ thực vật, cung cấp nƣớc. Bằng các khoản chi phí ban đầu cộng lại.

Bảng 4.9. Chi phí bình quân của các hộ trồng chè.

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Giá thành (1000đ) Thành tiền (1000đ)

Làm cỏ Ngày công 9,62 120 1154,4

Cuốc hố, bón phân

Ngày công

4,32 120 518,4

Bảo vệ Ngày công 2 120 240

Phòng trừ sâu bệnh

Ngày công

1,3 120 156

Đốn chè Ngày công 4,3 120 516

Hái chè Ngày công 20 120 1419,6

Chế biến Ngày công 7,63 120 915,6

Phân NPK kg 552,5 4 2210

Phân chuồng kg 1075 1 1057

Tổng 8268,4

Qua bảng 4.9 cho thấy chi phí lao bình quân của các hộ trồng chè là 8,2 triệu. Chi phí nhƣ vậy là tƣơng đối thấp so với các địa phƣơng trồng chè khác trong cả nƣớc do chè Shan Tuyết đƣợc trồng với khoảng cách 2 x 2 m2 số lƣợng cây trên một ha là 2500 cây nên việc chăm sóc cũng tốn ít công lao động hơn số lƣợng phân bón cũng ít. Các hộ trồng chè không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc chè nên cũng giảm bớt đƣợc chi phí.

- Chi phí thấp phù hợp với nhu cầu và khả năng của các hộ trồng chè hạn chế nguồn vốn đầu tƣ của hộ thế nhƣng việc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hạn chế để chăm sóc nên năng suất chè thấp khoảng 13 tạ/ha và chất lƣợng chè cũng không tốt. Vì vậy các hộ trồng chè cần phải có các biện pháp chăm sóc hợp lý để tăng năng suất và chất lƣợng chè Shan Tuyết.

4.2.3.3.Lợi nhuận của các hộ trồng chè

Mục tiêu hàng đầu của bất kỳ ngƣời sản xuất nào đều là hiệu quả kinh tế. Trên một diện tích ngƣời ta phải suy nghĩ kỹ để tìm ra loại cây trồng nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất phù hợp với khả năng của gia đình mình. Trƣớc đây khi chƣa trồng chè Shan Tuyết đất đồi của ngƣời dân chủ yếu là trồng ngô sắn và phần lớn là đất trồng đồi trọc. Để biết đƣợc hiệu quả kinh tế của cây chè Shan Tuyết nhƣ thế nào? Nó mang lại hiệu quả cao hay không thì cần phải tính toán đƣợc các khoản chi phí mà họ bỏ ra, doanh thu đƣợc từ cây chè để tính ra đƣợc lợi nhuận:

*Giá trị tăng (VA)

Là phần giá trị tăng thêm của quá trình sản suất kinh doanh.VA đƣợc thể hiện bằng công thức :

VA = GO – IC

GO: Tổng giá trị sản xuất IC: chi phí trung gian

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế bình quân của các hộ trồng chè trong 1năm ĐVT: 1000đ Chỉ Tiêu thôn DT(ha) GO IC VA Nà Hồng 0,86 43812,0 7047,0 36765,0 Nà Bay 1.05 55090,7 8627,0 46463,7 Bản Chang 0,89 47504,7 8336,1 39168,6 Nà Pài 0,93 49386,7 8973,7 40413,0 Bản Khiếu 1,32 49516,4 8550,6 40956,8 Khuổi Cƣởm 1,02 55411,2 8079,0 47332,2 Bình quân 1,01 50120,3 8268,4 41849,9

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Nhận xét:

-Từ bảng 4.12 cho thấy doanh thu (GO) của các hộ trồng chè đạt trung bình là 50,1 triệu /năm. Đây là khoản doanh thu lớn đối với những hộ thuần nông đặc biết là đối với ngƣời dân xã Bằng Phúc phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

- Doanh thu lớn và chi phí thâp, nên lợi nhuận từ trồng chè của hộ là khá cao bình quân mỗi hộ đạt đƣợc lợi nhuận 41,8 triệu, từ lợi nhuân cho thấy cây chè là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nếu phát huy đƣợc hết lợi thế về diện tích lớn thì thu nhập từ cây chè Shan Tuyết tại địa phƣơng còn cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp phát triển chè shan tuyết tại xã bằng phúc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)