Thực trạng phát triển chung của toàn xã

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp phát triển chè shan tuyết tại xã bằng phúc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 39)

4.2.1.1.Đặc điểm giống chè Shan Tuyết

Cây chè Shan Tuyết to lớn thân nhuộm màu trắng mốc, uốn lƣợn nhiều cành buộc ngƣời hái phải trèo lên mới thu hoạch đƣơc. Thừa hƣởng khí hậu núi cao quanh năm mát mẻ, nhiều ngày có mây mù nên chè ở đây búp to, phủ 1 lớp lông tơ mịn nhƣ nhung, trắng nhƣ tuyết. Các gốc trà có thâm niên hơn 100 tuổi, thân to, có cây đƣờng kính lên đến hàng mét, lá và búp trà to khác hẳn với các loại trà khác. Búp trà có màu trắng xám, nhìn giống nhƣ có một

lớp phấn hoặc lông nhƣ bông tuyết nên ngƣời dân gọi là trà tuyết – giống trà shan lƣu niên hội tụ cả ba yếu tố hƣơng thơm, vị đậm, nƣớc xanh. [14]

Các đồi chè Shan Tuyết cổ thụ của xã đã có thời gian sinh trƣởng trên 40 năm tuổi nhƣng vẫn cho năng suất ổn định và cho chất lƣợng tốt. Qua đi điều tra các hộ trồng chè và xã viên HTX Thiên Phúc nguồn giống chè trồng mới đều đƣợc giâm cành từ các cây chè cổ thụ có phẩm chất tốt từ đó giữ đƣợc chất lƣơng tốt.

4.2.1.2. Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng

* Về diện tích

Do sự ƣu đãi của thiên nhiên, đất đai…, cùng với sự hỗ trợ từ các dự án trồng chè đến năm 2014 diện tích toàn xã lên 503,2 ha che Shan Tuyết. Trong đó có 20 ha chè cổ thụ và 480.3 ha chè trồng mới. Đến nay đa số các nƣơng chè đã cho thu hoạch nhƣng vẫn còn nhiều diện tích cho thu hoạch thấp . Diện tích trong 3 năm từ 2012 – 2014, giữ ổn định không tăng thêm do các năm trƣớc ngƣời dân thực hiện dự án 661 trồng với diện tích lớn đa số trên 5.000 m2 nên đến giai đoạn này chỉ tập chung vào chăm sóc các nƣơng chè đã trồng và thu hái, vì vậy không có chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản.

* Về năng suất, sản lượng

Đối với tình hình sản xuất kinh doanh chè ngoài yếu tố diện tích còn yếu tố nữa để tính hiệu quả sản xuất chè, đó là yếu tố năng suất, nó thể hiện ở trình độ thâm canh, đầu tƣ chăm sóc của ngƣời dân. Để nắm rõ năng suất, sản lƣợng chè qua các năm của xã Bằng Phúc ta đi nghiên cứu bảng sau:

Bảng 4.4. Tình hình diện tích, năng suất, sản lƣợng chè kinh doanh của xã Bằng Phúc trong 3 năm 2012– 2014 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 BQC Diện tích ha 503,2 503,2 503,2 100,0 100,0 100,0 Năng suất (tƣơi) tạ/ha 55,0 63,0 65,0 114,6 103,2 108,9 Sản lƣợng (tƣơi) tấn 2767,6 3170,2 3270,8 114,6 103,2 108,9 (Nguồn: UBND xã Bằng Phúc)

Từ bảng 4.4 ta thấy diện tích trong 3 năm 2012 – 2014 là 503,2 ha năng suất năm 2011 là 5,5 tấn/ha năm, 2012 là 6,3 tấn/ha, năm 2014 là 6,5 tấn/ha. Diện tích không tăng là do diện tích trồng chè đã đƣợc ổn định các diện tích chè đã bƣớc vào giai đoạn kinh doanh, không có hộ trồng mới.

Đối với năng suất: Năm 2012 đạt 55 tạ/ha (chè búp tƣơi), đến năm 2013 tăng lên 63 tạ/ha tức là tăng lên 14,6 %. Nhƣng đến năm 2014 do thời tiết khắc nghiệt, giá chè giảm nên mức đầu tƣ giảm dẫn đến năng suất chè tăng ít 65 tạ/ha tƣơng ứng tăng 3,2 %

Về sản lƣợng chè: Năm 2012 sản lƣợng chè của toàn xã là 2767,6 tấn, đến năm 2013 là 3170.2 tấn. Nhƣ vậy năm 2013 so với năm 2012 tăng 942,6 tấn tƣơng ứng 34,05 %. Sang đến năm 2014 tăng chậm lại còn 3270,8 tấn tức là tăng 100,6 tấn tƣơng ứng là tăng 3,63 % Bình quân qua 3 năm sản lƣợng tăng lên 3,68 %.

Ta có thể thấy cây chè trên địa bàn xã Bằng Phúc vẫn có khả năng suất cao và sản lƣợng cao hơn nữa nếu biết cách đầu tƣ thâm canh hợp lý cho cây chè, cộng với điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi sẽ cho ra sản phẩm chè có chất lƣợng ngon và phát huy đƣợc tính đặc sản của nó đối với ngƣời tiêu dùng.

4.2.1.3. Kênh tiêu thụ chè ở xã Bằng Phúc năm 2014

Đầu ra cho sản phẩm là vấn đề đƣợc ngƣời sản xuất quan tâm hàng đầu. Vì vậy, tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng quyết định đến thu nhập của ngƣời sản xuất và ảnh hƣởng lớn đến khả năng phát triển về diện tích chè của địa phƣơng.

Để tìm hiểu rõ hơn về cơ cấu, phƣơng thức tiêu thụ chè của xã ta đi xem xét kênh tiêu thụ sau:

(1)

(2)

Kênh tiêu thụ sản phẩm chè của xã Bằng Phúc năm 2014

Kênh 1:

Đây là kênh bán trực tiếp sản phẩm của ngƣời dân, hầu hết các diện tích chè ở đây là diện tích chè của gia đình, sau khi hái chè về họ chế biến bằng cách cho vào các máy sao và máy vò mini. Cuối cùng sản phẩm sản xuất ra đƣợc bán cho thị trƣờng địa phƣơng, cho tƣ thƣơng, rồi cuối cùng là đến tay ngƣời tiêu dùng. Đây là kênh tiêu thụ chính ở địa phƣơng.

Chè khô Hộ nông dân Thị trƣờng đia phƣơng Ngƣời tiêu dùng Xã viên Chè tƣơi HTX Chè khô Đóng gói Thị trƣờng địa phƣơng Thị trƣờng trong nƣớc

Kênh 2:

Đây là hình thức tiêu thụ đảm bảo thị trƣờng tiêu thụ đối với ngƣời sản xuất. tuy nhiên do nguồn vốn ít , không đƣợc đầu tƣ về cơ sở máy móc kỹ thuật, các xã viên đóng góp vốn rất hạn chế nên sản lƣợng chè còn thấp, chất lƣơng chƣa cao. Số hộ tham gia HTX còn ít.

4.2.1.4 Thực trạng về chế biến chè

Hiện nay đa số các hộ trồng chè đều tƣ chế biến chè sau khi thu hái . Để thấy rõ đƣợc các quy trình làm ra sản phẩm chè khô ta đi vào sơ đồ sau:

Sơ đồ qui trình sản xuất chè xanh:

Từ sơ đồ dây chuyền sản xuất chè xanh nhƣ trên có thể thấy đƣợc để sản xuất đƣợc ra nguyên liệu chè khô thì phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó mỗi công đoạn lại yêu cầu chỉ số kỹ thuật riêng. Ví dụ nhƣ công đoạn diệt men ban đầu (hay còn gọi là công đoạn cố định chè tƣơi) là công đoạn rất quan trọng, ảnh hƣởng quyết định đến chất lƣợng chè, mục đích của giai đoạn này là làm mềm, dai lá chè, chuẩn bị cho quá trình vò. Sau giai đoạn

Búp chè tƣơi Diệt men

Sàng Sấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sao lăn

Lƣu hƣơng Bảo quản,đóng hộp

này thì các khâu tiếp theo phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật về thời gian, nhiệt độ, có nhƣ vậy thì sản phẩm làm ra mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lƣợng chè đặt ra.

Qua điều tra mới thấy hiện nay các hộ trồng chè đều dùng lò sao chè thủ công và dùng củi để đun tao ra nhiệt lƣợng khi sao chè nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về nhiệt độ trong khi sao. Điều này dẫn đến chất lƣơng chè thấp không đồng đều . Hơn nữa, việc quản lý chất lƣợng sản phẩm cũng chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

* Những tồn tại và cần khắc phục trong chế biến chè ở xã Bằng Phúc

- Khâu chế biến của các hộ nông dân chƣa đƣợc tập huấn kỹ về kỹ thuật sơ chế chè xanh.

- Các máy sao sấy chế biến ở các hộ gia đình chƣa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chƣa có các tiêu chuẩn kích cỡ về rãnh xoắn, chế độ nhiệt, vật liệu chế tạo không thống nhất, chƣa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh nên chất lƣợng chè không đồng đều giữa các lần sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp phát triển chè shan tuyết tại xã bằng phúc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 39)