Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm tại nguồn

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi chất lượng nước do công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ-giai đoạn I của dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Trang 103)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

4.2.1 Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm tại nguồn

Sản xuất sạch (SXS)

Theo định nghĩa của UNEP: ”SXS là quá trình ứng dụng liên tục một chiến lược tổng hợp phòng ngừa về môi trường trong các quy trình công nghệ, các sản phẩm, các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường”.

Để có thể ứng dụng SXS vào các loại hình công nghiệp phải hiểu rõ khái niệm và nguyên lý. Khái niệm về SXS có nhiều cách diễn giải khác nhau như:

 Tạo ra các sản phẩm và phụ phẩm không gây hại đến môi trường.

 Có tính hợp lý về mặt sinh thái.

 Mức xả/ phát tán bằng zero.

Đối với các quy trình sản xuất, SXS bao gồm quá trình bảo toàn các nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm về lượng cũng như độc tính của tất cả các khí thải và chất thải trước khi thoát ra khỏi quy trình sản xuất. Đối với các sản phẩm, chiến lược tập trung vào giảm thiểu các tác động cùng với toàn bộ vòng đời của sản phẩm, tính từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu xử lý cuối cùng khi loại bỏ sản phẩm đó. Các yếu tố quan trọng trong chiến lược SXS được thể hiện trong sơ đồ như sau:

Điều đáng chú ý là SXS chắc chắn không ứng dụng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống có tính truyền thống để xử lý các chất thải về các quy định giới hạn cho phép. Đặc biệt SXS không quan tâm tới các kỹ thuật xử lý chất thải. Tuy nhiên việc vận hành có hiệu quả 1 trạm xử lý bên ngoài quy trình công nghệ cũng rất phù hợp trong phạm vi khái niệm SXS.

Các kỹ thuật SXS có thể ứng dụng cho một số loại hình công nghiệp:

 Giảm nguồn thải

 Tái chế

 Cải tiến sản phẩm

Tùy từng loại hình công nghiệp mà áp dụng biện pháp kỹ thuật cho phù hợp và hiệu quả. Những yếu tố có lợi cho các nhà doanh nghiệp khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật SXS cho các nhà máy, xí nghiệp:

 Bảo toàn nguyên liệu, nước và năng lượng.

 Có khả năng tốt hơn với các nguồn tài chính

 Nhu cầu thị trường và các cơ hội mới

 Thông tin đại chúng và hình ảnh cộng đồng

 Môi trường làm việc tốt hơn

Sản xuất sạch hơn (SXSH)

Đối với các nhà máy đang hoạt động thì SXSH là một cách tiếp cận mới và có tính xây dựng đối với các sản phẩm và quy trình sản xuất đồng thời là một sự áp dụng liên tục các chiến lược, chính sách và công nghệ giảm chất thải và phát thải khí. SXSH sử dụng các phương án tuần hoàn khi các kỹ thuật phòng ngừa được áp dụng triệt để và xem xét việc xử lý phần còn dư thừa khi các chất thải được tuần hoàn tới mức tối đa. Đối với tuần hoàn ngoài dây chuyền sản xuất và các công nghệ xử lý cuối đường ống trước khi áp dụng triệt để tiếp cận phòng ngừa không phải là SXSH.

Việc áp dụng SXSH có một số ý nghĩa quan trọng:

 Tiết kiệm chi phí thông qua giảm lãng phí nguyên liệu thô và năng lượng.

 Cải thiện hiệu suất vận hành của nhà máy.

 Tạo ra sản phẩm có chất lượng và ổn định.

 Có thể thu hồi vật liệu

 Có khả năng cải thiện môi trường làm việc

 Nhà máy có vị trí tốt hơn khi làm việc với chính quyền

 Cải thiện hình ảnh các xí nghiệp

 Tiết kiệm chi phí cho xử lý chất thải cuối đường ống

 Có khả năng thu hồi vốn

Điều quan trọng đầu tiên của việc thực hiện SXSH là làm thay đổi thái độ của các doanh nghiệp đối với việc tham gia BVMT bằng cách giảm thiểu các nguồn thải gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Thành phần và lưu lượng nước thải, khí thải

và rác thải công nghiệp được giảm tới mức tối đa trước khi ra hệ thống xử lý với mục đích:

 Giảm chi phí cho việc xây dựng hệ thống xử lý cuối đưỡng ống.

 Tăng cường hiệu quả xử lý các hệ thống xử lý nước đối với các nhà máy

đã có hệ thống xử lý nhưng chất lượng nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thải

Tóm lại: Việc thực hiện SXS và SXSH có nhiều lợi ích về mặt kinh tế, giảm thiểu được các chất thải và khả năng phát tán của chúng trong môi trường và giảm các rủi ro cho con người. Điều quan trọng hơn là áp dụng SXSH có liên quan với những thay đổi trong cách suy nghĩ và thái độ của con người về sản xuất và môi trường, chính vì vậy việc áp dụng SXSH đối với các nhà máy, xí nghiệp trong lưu vực NL- TN là cần thiết và ảnh hưởng tới thái độ của các doanh nghiệp đối với vấn đề môi trường nước sông Sài Gòn. Tuy nhiên, biện pháp giảm thải ô nhiễm tại nguồn vẫn còn một số khuyết điểm:

 Kinh phí bỏ ra đầu tư hệ thống xử lý là khá lớn;

 Thủ tục vay vốn ngân hàng còn chậm;

 Mặt bằng của các cơ sở thường nhỏ, không đủ để lắp đặt hệ thống xử lý,

chi phí thuê mặt bằng và đường ống dẫn cao

4.2.2 Thu gom và xử lý nƣớc thải

Để bảo vệ và cải thiện chất lượng nước sông Sài Gòn, việc thu gom và xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm là không thể tránh được.

Xử lý sơ bộ nƣớc thải từ hộ gia đình

Biện pháp xử lý sơ bộ nước thải cho các hộ gia đình thường sử dụng hệ thống bể tự hoại ba ngăn có hệ thống tiêu thải cục bộ. Phương pháp này rất thích hợp với điều kiện hiện nay của lưu vực NL – TN, nước thải chỉ được thu gom và xử lý sơ bộ để pha loãng với sông Sài Gòn, trong khi thành phố đang chuẩn bị xúc tiến đầu tư để xây dựng nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Nước thải qua bể tự hoại ba ngăn trước mắt có thể xả vào cống thoát nước chung được thu gom đưa về trạm bơm và được đi qua thiết bị lước rác trước khi xả thải tạm ra sông Sài Gòn. Về lâu dài, khi điều kiện cho phép cần phải thu gom về các hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn ra môi trường.

Xử lý nƣớc thải từ cụm dân cƣ

Đối với cụm dân cư, có thể nghiên cứu triển khai những trạm xử lý nước thải sinh hoạt dựa trên kỹ thuật “bể phản ứng sinh học có nền hỗn hợp” với ưu điểm nổi bật là vật liệu đơn giản, tốn ít mặt bằng (Kỹ thuật này đã được các chyên gia hãng HEACON (Bỉ) trình bày nhiều lần tại TP.HCM). Những hệ thống xử lý này bao gồm: hệ thống thu gom, hệ thống xả nước thải ra sông và trạm xử lý.

Xử lý nƣớc thải bệnh viện.

Các nguồn nước thải từ hoạt động của bệnh viện bao gồm:

- Lượng nước thải tế y từ bệnh viện bao gồm nước thải sinh hoạt của cán bộ

công nhân viên, của bệnh nhân và người thăm nuôi.

- Nước khám thải do các hoạt động khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân và từ

- quá trình pha chế thuốc.

- Nước thải do quá trình vệ sinh như súc rửa dụng cụ, vệ sinh sàn, giặt tẩy đồ

- đạc cho bệnh nhân.

Ngoài các chất gây ô nhiễm hữu cơ như nước thải sinh hoạt bình thường, nước thải bệnh viện còn có một số lượng lớn các vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh (các nguồn phát sinh chủ yếu là các khoa lây nhiễm, từ chất thải của phòng thí nghiệm, bệnh phẩm, hoạt động giải phẩu). Do đó, xử lý nước thải bệnh viện phải bao gồm hai mục đích chính là:

- Giảm nồng độ ô nhiễm các chất hữu cơ (BOD, COD, SS) xuống phù hợp với

- tiêu chuẩn thải vào nguồn loại B.

- Khử trùng nước thải trước khi thải ra môi trường để ngăn chặn khả năng lan

2.2.3 Xây dựng kế hoạch giám sát chất lƣợng nƣớc định kỳ :

Trong giai đoạn I - dự án vệ sinh môi trường thành phố HCM thuộc lưu vực NL – TN mới chỉ thu gom nước thải trong lưu vực và xử lý sơ bộ qua thiết bị lược rác ở trạm bơm, trước bơm xả thải ra môi trường cũng có lập kế hoạch giám sát môi trường cụ thể như sau:

- Đối với buồng nước thải vào trạm bơm: Nước thải đi vào trạm bơm sẽ được

quan trắc mỗi năm hai lần để thẩm định khối lượng và chất lượng nước thải thu gom từ kênh NL - TN. Nên thực hiện việc quan trắc ba giờ một lần trong toàn bộ chu kỳ triều cùng lúc khảo sát chất lượng nước sông và kênh. Lưu lượng trạm bơm và chất lượng nước được ước tính dựa trên nhật ký vận hành và các phương tiện đo lưu lượng. Những thông số sau đây được quan trắc: lưu lượng, BOD, DO, khuẩn fecal

coliform, chất rắn lơ lửng, ammoniac và độ pH.

- Đối với nguồn nước tiếp nhận (khu vực miệng xả ngầm): Sông Sài Gòn

được quan trắc mỗi năm hai lần. Các địa điểm quan trắc bao gồm một điểm kiểm soát thượng nguồn, một điểm ở vàm kênh NL-TN, một điểm ở bờ sông nơi gần miệng xả nhất và một điểm ở hạ nguồn. Nên khảo sát chất lượng nước ba giờ một lần trong toàn bộ chu kỳ triều. Cần phối hợp quan trắc trong quá trình đo lưu lượng sông Sài Gòn. Việc quan trắc nên được thực hiện cùng lúc với việc khảo sát nước kênh và nước thải. Các thông số quan trắc gồm có: lưu lượng, BOD, khuẩn fecal

coliform, chất rắn lơ lửng và độ pH.

- Cần tổ chức tổng kiểm định chất lượng nước kênh NL-TN và sông Sài Gòn

trong 4 năm sau khi bắt đầu vận hành miệng xả, sau đó là năm 10 và 15

Ngoài ra, trong thời gian tới, chính quyền thành phố HCM cần công bố phân cấp vùng xả thải và cấp phép xả thải ra môi trường. Theo đó, đoạn sông nào có nguồn nước phục vụ cho cấp nước hoặc thì cơ sở sản xuất ven lưu vực sẽ được cấp phép xả thải loại A, khu vực nào có nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp, công nghiệp và nuôi trồng thì cơ sở sản xuất sẽ được cấp phép xả thải loại B. Đồng thời, thành phố sẽ có những biện pháp chế tài xử phạt những doanh nghiệp xả thải không tuân theo quy định trong phân vùng xả thải này.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

1. Hiện trạng chất lượng nước mặt kênh NL - TN đến thời điểm này đang chuyển biến rõ rệt bởi kết quả phân tích chỉ tiêu lý hóa hầu như đều nằm trong giới hạn quy chuẩn chất lượng nước QCVN 08 – 2008/BTNMT (cột B2), do công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ - giai đoạn I của Dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực NL – TN, được đưa vào vận hành làm chất lượng nước thay đổi theo chiều hướng tốt dần “kênh NL – TN được hồi sinh sau nhiều năm bị ô nhiễm nghiêm trọng” bằng cách thu gom tách dòng nước mưa chảy ra kênh và nước thải sinh hoạt được thu gom đưa về trạm bơm tạm thời xả thải nước ra sông Sài Gòn, đã mang lại những hiệu quả to lớn trong công tác cải thiện môi trường nước mặt kênh và chỉnh trang đô thị tại kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè. Cụ thể:

(i) Chất lượng nước kênh NL – TN đã được cải thiện, tạo ra sự thông thoáng

dòng kênh, thoát nước thải càng nhanh và càng nhiều càng tốt ra khỏi lưu vực để cuối cùng sẽ được xử lý.

(ii) Vì nước thải chưa xử lý được tách dòng nên nước kênh trong kênh chỉ còn

chứa nước mưa được thau rửa bởi dòng triều sông Sài Gòn chảy, tạo môi trường sinh thái trong kênh sẽ phục hồi do việc tái hợp các nhóm sinh vật đáy. Đây chính là mạng lưới sinh vật cấp thấp cung cấp thức ăn cho các loài thủy sinh vật. Cùng lúc đó, lượng ôxy hòa tan trong nước kênh sẽ tăng lên và chế độ thủy triều được cải thiện cho phép nước sông Sài Gòn chảy mạnh vào kênh NL - TN, những loài thủy sinh vật bậc cao (chủ yếu là cá) có thể lại xuất hiện trong kênh. Tuy nhiên, quá trình phục hồi tự nhiên này cần phải có thời gian và đồng thời cũng cần biện pháp quản lý bảo vệ môi trường của mọi người.

2. Mục đính của công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ - giai đoạn I của dự vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh (lưu vực NL – TN) là làm sạch kênh NL – TN đã bị ô nhiễm nghiêm trọng bằng cách tạm thời xả thời ra sông Sài Gòn.

Mô hình diển biến hàm lượng chỉ tiêu lý hóa cho thấy tác động của nước thải NL – TN đối với sông Sài Gòn ở mức chấp nhận được vì chất lượng nước mặt sông Sài Gòn còn trong giới hạn quy chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08 – 2008/BTNMT, cột B2 đến thời điểm này.

3. Trạm bơm cũng có những tác động tích cực về một số khía cạnh đối với chất lượng nước sông Sài Gòn. Trạm bơm sẽ lược rác trong nước thải của lưu vực. Thiết kế của trạm bơm sẽ cho phép gạn lọc váng, chất nhờn, và dầu tụ trên mặt ở trạm bơm. Ngoài ra, khi có trường hợp khẩn cấp, trạm bơm có thể thu gom chất độc hoặc hóa chất nguy hại tràn ra trong một sự cố nào đó.

4. Việc gắn thiết bị lược rác của trạm bơm trước khi xả thải ra miệng xả ngầm tạm thời cũng có thể xem là bước chuẩn bị thứ nhất tiến đến việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cấp hai trong tương lai.

5.2 Kiến nghị

Từ những những luận kết về sự thay đổi chất lượng nước do công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ - giai đoạn của dự án, cần thực hiện:

1. Những nguồn nhiễm bẩn nằm ở thượng nguồn của kênh NL – TN vượt tiêu chuẩn nước mặt QCVN 08/2008-BTNMT cột B2. Miệng xả ngầm có thể gây ra cùng một tác động đối hàm lượng ô nhiễm cho dù ở mức độ ô nhiễm trong nước có tăng lên. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi chất lượng nước sông Sài Gòn bị xuống cấp hơn nữa do tăng thêm tải lượng chất nhiễm bẩn từ các vùng thượng nguồn thì cần phải xây dựng nước máy xử lý cấp hai để xử lý nước thải từ lưu vực NL – TN. Vì vậy, cần được đánh giá trên cơ sở quy hoạch chất lượng nước mặt trên toàn lưu vực, từ đó xác định được những nguồn chủ yếu gây ra nhiễm bẩn và ưu tiên cho phương án giảm thiểu ô nhiễm ít tốn kém nhất.

2. Để có chất lượng môi trường kênh NL – TN sạch đẹp và thông thoáng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân và các cơ quan quản lý có liên quan dưới sự

(i) Thực hiện thanh tra môi trường và đề ra các nguyên tắc về tài chính như thuế “sinh thái”, cơ chế “đóng thuế tài trợ” tạo nguồn vốn hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế thực hiện chương trình chống ô nhiễm.

(ii) Áp dụng thu phí môi trường đối với các cơ sở sảnxuất kinh doanh trên địa

bàn kênh, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

(iii) Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn lưu vực NL -

TN áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn.

(iv) Ý thức vệ sinh công cộng, cung cách sinh hoạt trong đô thị của người dân

còn kém, do đó đề nghị Nhà nước tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường và ban hành các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc làm nhiễm bẩn trở lại dòng kênh, tránh tình trạng hệ thống hoạt động không hiệu quả do tác động bởi các yếu tố này.

3. Các ban ngành thành phố cần phối hợp và xây dựng chương trình hành động giám sát chất lượng nước tại trạm bơm và khu vực xung quanh miệng xả

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi chất lượng nước do công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ-giai đoạn I của dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)