5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
3.2.4.2 Đánh giá tác động lên sông Sài Gòn tại vị trí cách miệng xả ngầm 50m
Theo như tính toán trên thì hiện tại sông Sài Gòn phải tiếp nhâ ̣n thêm mô ̣t
lươ ̣ng nước thải có lưu lượng khoảng 350.000 m3
/ngày có chứa tải lươ ̣ng các chất ô
nhiễm là 65.534 kg TSS, 29.401 kg BOD, 69.431 kg COD.
Nước thải vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ra một số tác động như sau:
(i) Tăng độ đục của dòng nước do tăng hàm lượng các chất rắn lơ lửng làm giảm
khả năng nhận ánh sáng, giảm hiệu suất quang hợp và giảm độ ôxy hòa tan trong nước mặt. Hiện tượng cặn lắng hữu cơ kèm theo quá trình hô hấp của vi sinh trong
lớp bùn gây thiếu ôxy và tạo nên các khí độc hại như H2S, CH4….
(ii) Tăng tải lượng ô nhiễm hữu cơ (đặc trưng bởi các thông số BOD5, COD),
tăng quá trình oxy hoá các chất hữu cơ và vô cơ, giảm hàm lượng ôxy hoà tan trong nước;
(iii) Tăng tải lượng các chất dinh dưỡng trong nước (đặc trưng bởi các thông số
Nitơ tổng, Phospho tổng) dẫn đến tăng trưởng thực vật quá mức;
(iiii) Làm giảm khả năng chiụ tải và khả năng tự làm sạch của sông.
3.2.4.3 Đánh giá sức chịu tải của sông Sài Gòn tại vị trí tiếp nhận nƣớc thải
Khả năng chịu tải của sông Sài Gòn được đánh giá như sau: có giá trị giới hạn
Bảng 3. 7 Giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nước sông Sài Gòn
Thông số BOD COD TSS
Giá trị giới hạn Ctc (mg/l) 25 50 100
Ghi chú: Giá trị giới hạn Ctc xác định theo QCVN 08:2008/BTNMT, Cột B2.
Tải lƣợng ô nhiễm tối đa tại vị trí cách miệng xả ngầm 50m
Tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận đối với các chất ô
nhiễm được tính toán theo công thức sau:
Ltd = (Qs + Qt) x Ctc x 86,4 (1)
Trong đó:
- Ltd: Tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm;
- Qs: Lưu lượng dòng chảy sông Sài Gòn đo vào ngày 04/06/2013 tại vị
trí cách miệng xả ngầm 50m được trình bày bảng 3. 8
Bảng 3. 8 Lưu lượng dòng chảy lúc triều xuống và triều lên tại vị trí cách miệng xả ngầm 50m
Lƣu lƣợng dòng chảy Dòng triều
QsTX = 2.012,545 (m3/s) Triều xuống
QsTL = 2.811,576 (m3/s) Triều lên
(nguồn, ENTEC, 2013)
- Qt: Lưu lượng nước thải, Qt = 350.000 m3/h = 4,1 (m3/s)
- 86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)x(mg/l) sang
(kg/ngày).
Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa thải ra sông Sài Gòn được trình bày trong
Bảng 3. 9 Tải lượng ô nhiễm tối đa sông Sài Gòn có thể tiếp nhận đối với các chất ô nhiễm
Thông số BOD COD TSS
Ctc (mg/l) 25 50 100
QsTX + Qt (m3/s) 2016,65 2016,65 2016,65
QsTL + Qt (m3/s) 2815,68 2815,68 2815,68
LtdTX(kg/ngày) 4.355.964 8.711.928 17.423.856
LtdTL(kg/ngày) 6.081.868,8 12.163.737,6 24.327.475,2
Tải lƣợng chất ô nhiễm có sẵn tại vị trí cách miệng xả ngầm 50m
Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận được tính toán theo công thức:
LnTX,TL = QsTX,TL x CsTX,TL x 86,4 (2)
Trong đó:
- LnTX,TL: Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận lúc triều xuống và triều lên tại vị trí cách miệng xả 50m;
- QsTX,TL: Lưu lượng dòng chảy sông Sài Gòn lúc triều xuống và triều lên
- CsTX,TL: Giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nước trước khi tiếp nhận nước thải lúc triều xuống và triều lên;
- 86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)x(mg/l) sang
(kg/ngày).
Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận được
trình bày trong bảng 3 – 10
Bảng 3. 10 Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong sông Sài Gòn
Thông số BOD COD TSS
CsTX (mg/l) 16,8 34,7 47,3
CsTL (mg/l) 11,7 25,1 38,1
QsTX (m3/s) 2.012,55 2.012,55 2.012,55
Thông số BOD COD TSS
CsTX (mg/l) 16,8 34,7 47,3
CsTL (mg/l) 11,7 25,1 38,1
LnTX (kg/ngày) 2.921.256,58 3.464.496,43 8.224.728,34
LnTL (kg/ngày) 2.842.169,99 6.097.304,85 9.255.271,51
Ghi chú: Cs là giá trị trung bình của các kết quả phân tích chất lượng nư ớc sông Sài
Gòn tại vị trí cách miệng xả 50m (NM3) tháng 6/2013.
Tải lƣợng các chất ô nhiễm từ nguồn xả
Tải lượng các chất ô nhiễm từ nguồn xả đưa vào sông Sài Gòn được tính toán theo công thức:
Lt = Qt x Ct x 86,4 (3)
Trong đó:
- LtTX,TL: Tải lượng ô nhiễm trong nguồn thải lúc triều xuống và triều lên
- Qt: Lưu lượng nước thải, Qt= 4,1 m3/s;
- CtTX,TL: Giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nước thải lúc triều xuống và triều lên
- 86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)x(mg/l) sang
(kg/ngày).
Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn xả đưa vào sông Sài Gòn được
trình bày trong bảng 3. 11
Bảng 3. 11 Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn xả đưa vào sông Sài Gòn
Thông số BOD COD TSS
Qt (m3/s) 4,1 4,1 4,1
CtTX (mg/l) 83 196 206
CtTL (mg/l) 75 133 124
LtTX (kg/ngày) 29.401,92 69.431,04 72.973,44 LtTL (kg/ngày) 26.568 47.113,92 43.925,76
Ghi chú: Ct : Nồng độ chất ô nhiễm trong nước th ải từ trạm bơm trước khi thải ra sông Sài Gòn được đo đạc từ ngày 06 →08/06/2013) (nguồn Tư vấn CDM)
3.2.4.4 Khả năng tiếp nhận tải lƣợng ô nhiễm củ a sông Sài Gòn tại vị trí cách miệng xả ngầm 50m
Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của sông Sài Gòn được tính toán theo công thức sau:
Ltn = (Ltd – Ln - Lt) x Fs (4)
Trong đó:
- Ltn: Khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô nhiễm của sông Sài Gòn
(kg/ngày);
- Ltd: Tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm
(kg/ngày);
- Ln: Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận (kg/ngày);
- Lt: Tải lượng ô nhiễm trong nguồn thải (kg/ngày);
- Fs: hệ số an toàn, Fs = 0,3 – 0,7, chọn Fs = 0,5.
Khả năng tiếp nhận của sông Sài Gòn sau khi tiếp nhận nước thải từ trạm bơm được
trình bày trong bảng 3. 12 và bảng 3. 13
Bảng 3. 12 Khả năng tiếp nhận của sông Sài Gòn sau khi tiếp nhận nước thải lúc triều xuống
Diển giải Thông
số BOD COD TSS
Tải lượng ô nhiễm của
nguồn nước LtdTX 4.355.964 8.711.928 17.423.856
Tải lượng ô nhiễm có
sẵn LnTX 2.921.256,58 3.464.496,43 8.224.728,34
Tải lượng ô nhiễm
trong nguồn thải LtTX 29.401,92 69.431,04 72.973,44
Khả năng tiếp nhận
của sông Sài Gòn LtnTX 702.652,75 2.589.000,27 4.563.077,11 Kết luận Còn khả năng tiếp nhận Còn khả năng tiếp nhận Còn khả năng tiếp nhận
Bảng 3. 13 Khả năng tiếp nhận của sông Sài Gòn sau khi tiếp nhận nước thải lúc triều lên
Diển giải Thông
số BOD COD TSS
Tải lượng ô nhiễm của
nguồn nước LtdTL 6.081.868,8 12.163.737,6 24.327.475,2
Tải lượng ô nhiễm có
sẵn LnTL 2.842.169,99 6.097.304,85 9.255.271,51
Tải lượng ô nhiễm
trong nguồn thải LtTL 26.568 47.113,92 43.925,76
Khả năng tiếp nhận
của sông Sài Gòn LtnTL 1.606.565,41 3.009.659,42 7.514.138,97
Kết luận Còn khả năng tiếp nhận Còn khả năng tiếp nhận Còn khả năng tiếp nhận
Nhận xét: có thể khẳng định là nếu có mọi điều kiện thuận lợi, thu gom nước thải để xử lý triệt để cùng lúc xả thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn loại A vẫn là phương án tốt nhất. Nhưng nếu điều này không thực hiện được, có thể nhìn vào thực tế là: hiện tại, nước thải chưa qua xử lý vẫn đang liên tục xả thải ra sông Sài Gòn. Với tải lượng nhiễm bẩn từ Lưu vực NL - TN chỉ chiếm 12% tổng tải lượng nhiễm bẩn của các kênh rạch trên địa bàn thành phố đổ vào sông Sài Gòn. Theo đó, việc xử lý nước thải lưu vực NL - TN chỉ có thể giải quyết khoảng 10% lượng nhiễm bẩn đổ vào Sông Sài Gòn.
Mục đích của giai đoạn I của dự án vệ môi trường thành phố thuộc lực vực NL – TN là làm sạch kênh NL – TN đã bị ô nhiễm nghiêm trọng bằng cách thu gom tạm thời xả nước thải ra sông Sài Gòn. Theo tính toán trên, cho thấy tác động của nước thải NL – TN đối với sông Sài Gòn ở mức chấp nhận được, vì sông Sài Gòn còn khả năng tiếp nhận và tự làm sạch tự nhiên của sông.
Với mực độ ô nhiễm hiện hữu của sông Sài Gòn trong năm 2002, việc xử lý cấp 2 chỉ đem lại lợi ích nhỏ. Do đó, thực hiện giai đoạn I của dự án vệ sinh môi trường là việc gắn khung lược rác ở trạm bơm trước khi xả nước thải ra miệng xả
ngầm tạm thời là bước thích hợp thứ nhất để tiến đến việc xây dựng một hệ thống xây dựng xử lý nước thải cấp 2 hoàn chỉnh trong tương lai.
Trạm bơm có những tác động tích cực về một số khía cạnh chất lượng nước sông Sài Gòn. Trạm bơm sẽ lược rác rưởi trong nước thải của lưu vực. Ngoài ra, khi có trường hợp khẩn cấp, trạm bơm có thể thu gom chất độc hoặc hóa chất nguy hại tràn ra trong một sự cố nào đó
CHƢƠNG 4: XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƢỢNG NƢỚC KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ VÀ SÔNG SÀI GÒN
Môi trường nhân văn hiện nay nói chung đang được cả nước quan tâm và trong lưu vực nghiên cứu nói riêng. Trong đó,con người được coi là vị trí trung tâm, bên cạnh đó là các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển cao. Với sự phát triễn kinh tế, xã hội như thế, cần đáp ứng nhu cầu về mặt môi sinh cho con người, trong đó có nhu cầu về tài nguyên môi trường. Tài nguyên và môi trường tự nhiên rất cần thiết cho con người, là nơi để sinh hoạt và phát triển kinh tế, xây dựng nên cộng đồng xã hội. Tài nguyên và môi trường được khai thác và sử dụng, nhưng cần phải được bảo vệ để có thể phát triển bền vững, điều chúng ta luôn luôn nhớ và cần nhớ rằng “Tài nguyên và Môi trường thiên nhiên không chỉ là sở hữu riêng cho thế hệ này mà còn là sở hữu của thế hệ mai sau”. Do đó, môi trường tự nhiên của một khu vực nói chung và lưu vực nghiên cứu nói riêng cần phải được bảo vệ bằng
những hành động cụ thể thông qua những giải pháp sau:
4.1 Xây dựng các giải pháp bảo vệ chất lƣợng nƣớc kênh NL – TN 4.1.1 Công cụ quản lý bảo vệ môi trƣờng kênh NL – TN
Chất lượng môi trường nước trên kênh NL – TN đang từng ngày thay đổi điều kiện, tình trạng cảnh quan và môi trường trong lưu vực do dự án mang lại. Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước kênh NL – TN sẽ không cải thiện và cũng như hiệu quả của Dự án đối với cộng đồng và môi trường sẽ không trở nên đáng kể nếu như các công trình được xây dựng không thực hiện được chức năng của chúng một cách hiệu quả hoặc không được sử dụng theo đúng mục đích đã đề ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khả năng hoạt động không hiệu quả của Dự án, nhưng theo các nghiên cứu của Chiến lược Quản lý Môi trường tp. HCM cho thấy, hơn ¾ trong tổng các vấn đề về môi trường có nguyên nhân là do con người gây ra.
Vấn đề có thể coi là nguyên nhân dẫn đến hoạt động kém hiệu quả của Dự án, ví dụ như:
- Tình trạng xả rác xuống lòng kênh bất hợp pháp;
- Tình trạng phóng uế bừa bãi tại nơi công cộng vẫn xảy ra một cách phổ biến;
- Tình trạng quét dọn vệ sinh đường phố gây ô nhiễm;
- Tình trạng đấu nối bất hợp pháp vào hệ thống cống, v.v…
Ba vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường: người tham gia hoặc cộng sự, người hưởng lợi từ các dự án cải thiện môi trường và người trực tiếp gây ô nhiễm tạo nên tầm quan trọng cho Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
Để thực hiện điều này, Ủy Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo UBND các quận có tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đi qua, cần thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường như sau:
(i) Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức
giữ gìn vệ sinh chung;
(ii) Xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè, đổ rác, xà bần, nước thải… không
đúng nơi quy định;
(iii) Cấm câu cá và thả lưới bắt cá dưới mọi hình thức
Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh cũng đã yêu cầu Công ty Môi trường Đô thị Thành phố thường xuyên tổ chức hoạt động vớt rác trên kênh. Tuy nhiên, qua thực tế thì rác thải sinh thải tuy có giảm, nhưng vẫn còn trên kênh. Do công tác giám sát và xử phạt chế tài vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Rác thải sinh hoạt trên kênh gây mất mỹ quan đô thị, làm ô nhiễm chất lượng nước và gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của trạm bơm.
Vì thế, để ngăn chặn tình trạng tái ô nhiễm trên kênh cần sự quyết tâm của lãnh đạo thành phố, các ban, ngành và sự đồng thuận, tham gia tự giác của cộng đồng xã hội và đồng thời, cần nâng cao hiệu quả công tác giám sát và xử phạt
nghiêm ngặt (mang tính răn đe) các hành vi vi phạm thải xả gây ô nhiễm môi trường bằng công cụ điều chỉnh các hành vi xã hội này là văn bản pháp lý.
Với giải pháp này, thành phố có thể vận dụng Nghị định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Nghi định 117/2009/NĐ-CP) và Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để soạn một quy định xử phạt đặc thù đối với hành vi xả rác xuống kênh, rạch. Trong đó, quy định rõ mức độ, hình thức, thẩm quyền và thủ tục xử phạt, bổ sung chức năng vệ sinh môi trường và phát huy vai trò của lực lượng quản lý trật tự đô thị các quận. Công tác này có thể “lấy thu bù chi” để bù đắp phần nào cho chi phí thu gom rác trên kênh. Bên cạnh đó cần nghiêm cấm đánh bắt cá bằng lưới, câu chùm, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến số lượng các loài thủy sinh mới xuất hiện tại kênh.
Sau kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tp HCM đang có nhiều dự án cải tạo môi trường hệ thống các kênh lớn: Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên, kênh Lò Gốm… Vì vậy ngay từ bây giờ, việc hoạch định các giải pháp và chính sách quản lý có hiệu quả sẽ là công cụ quan trọng áp dụng cho công tác quản lý môi trường trong thời gian tới.
4.1.2 Áp dụng mô hình hóa quản lý chất lƣợng nƣớc trong từng chi lƣu thuộc lƣu vực
Mô hình hóa mô phỏng các hệ thống của từng chi lưu là phương pháp toán học- tin học ngày càng cần thiết trong việc quản lý tổng hợp môi trường nước nói chung và nước kênh NL-TN nói riêng. Khi áp dụng phương pháp mô hình hóa sẽ có những ưu điểm sau:
Dự báo được định lượng các tác động đến môi trường do các phương án
phát triển, đặc biệt là tác động đến chất lượng môi trường nước (ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng hóa…). Lan truyền chất ô nhiễm, xâm nhập mặn, các tác động về mặt thủy văn, biến đổi thủy sinh.
Đánh giá hiệu quả việc bảo vệ môi trường của các phương pháp kỹ thuật
Hiện nay, trên thế giới có 6 nhóm mô hình được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong quản lý tổng hợp môi trường trong từng chi lưu. Chính vì vậy, các mô hình này cũng cần được áp dụng cho quản lý môi trường cho các chi lưu thuộc lưu vực kênh NL-TN.
Các mô hình chảy tràn trong khu vực
Các mô hình bồi lắng phù sa
Các mô hình vận chuyển dòng chất rắn
Các mô hình dòng chảy áp lực
Các mô hình quá trình thống kê
Các mô hình quản lý chất lượng nước, mô hình lan truyền chất ô nhiễm,
thay đổi DO, BOD. COD, nhiệt độ, dinh dưỡng, độ mặn
4.2 Xây dựng giải pháp bảo vệ môi trƣờng lƣu vực sông Sài Gòn:
Để cải thiện, bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn – Đồng Nai, các địa phương trên lưu vực cần thực hiện kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ như là: phối hợp rà soát,