Kênh rạch trong thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi chất lượng nước do công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ-giai đoạn I của dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Trang 35)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

2.2.2 Kênh rạch trong thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống kênh rạch khá phát triển. Các kênh thoát nước trong Thành phố được chia ra làm năm lưu vực với tổng chiều dài các kênh chính là 55,6 km. Các kênh phụ (dẫn nước vào kênh chính) có tổng chiều dài là 36,4 km. Các kênh chính trong Thành phố gồm có: Nhiêu Lộc–Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hủ – Bến Nghé, Đôi – Tẻ, và Tham Lương – Bến Cát. Trong

đó, lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có diện tích khoảng 33,2 km2 trải dài trong

7 quận của Tp HCM (gồm có quận 1, quận 3, quận 10, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp).

Cao độ mặt đất của Lưu vực NL – TN được thay đổi như sau: cao nhất là quận Gò Vấp, quận 1, quận 3: 6 - 9m đến thấp nhất ở ven kênh từ 1,5-2m, chiều dài kênh khoảng 9km, chiều rộng thay đổi từ là 10 ÷ 25m, độ sâu từ 2 ÷ 4m. Diện tích mặt nước khoảng 10ha với khối lượng nước về mùa cạn lúc chân triều khoảng

700.000m3. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè cũng chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều

2.2.3.Các hạng mục thoát nƣớc trong lƣu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Vùng đô thị trung tâm Tp HCM có hệ thống cống chung để thu gom nước mưa và nước thải sinh hoạt. Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống ngầm và mương hở để thu gom và thải bỏ ra kênh, rạch và cuối cùng chảy vào sông Sài Gòn

Sông và kênh trong trong thành phố được nối liền với nhau về mặt thủy lực, có đặc điểm là độ dốc thủy lực rất nhỏ và chịu tác động của thủy triều sông Sài Gòn. Thủy triều có biên độ dao động đáng kể từ 1,7 – 2,5 (tối đa 3,95m) với những thay đổi từ 20 – 30cm theo tháng âm lịch. Sông và mạng lưới kênh được chia thành 5 lưu

vực chính trong đó Nhiêu Lộc – Thị Nghè (33km2) cùng với hệ thống thoát nước

hiện hữu

Thành phố Hồ Chí Minh phân loại mạng lưới thoát nước thành 4 cấp sau:

Cấp 1: Các kênh, rạch hở tự nhiên tiếp nhận nước thải sinh hoạt và nước mưa. Kênh cấp 1 chia làm 2 loại: cấp 1a và 1b. loại kênh cấp 1a là các kênh rạch hở thoát nước tự nhiện sẽ chỉ cải tạo nhỏ. Loại kênh cấp 1b sẽ được cải tạo thành cống cấp 2

Cấp 2: các tuyến cống ngầm và kênh dùng để thu nước từ các tuyến cấp 3. Cống cấp 2 tương đối lớn, đa số được cải tạo thành cống hộp, đường kính hoặc bề

rộng cống 1m.

Cấp 3: các tuyến cống ngầm trên các trục đường phố thu nước từ các tuyến cấp 4. Nhìn chung, cống cấp 3 thường có đường kính 600-800 mm hoặc cống

vòm 400800 mm, 600800 mm.

Cấp 4: cống trong hẻm hay trên các trục đường nội bộ nối vào cống cấp 3, đường kính thường từ 400 mm trở xuống.

Mạng lưới thoát nước chính (cấp 1, 2, và 3) cho thành phố gồm 92 km kênh và rạch và 530 km cống ngầm. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (NL – TN) dài khoảng 9,0 km, chạy từ Tây Bắc tới Đông Nam và tiếp nhận nước mưa và nước thải từ 29 cửa xả chính và 9 kênh nhánh. Hệ thống thoát nước trong Lưu vực NL – TN gồm

khoảng 130 km cống ngầm do Công ty Thoát nước Đô thị quản lý và khoảng 150 km cống ngầm do các Công ty Công ích của các quận duy tu và kênh NL – TN là cũng là tuyến chính thoát nước và thu gom nước thải chưa xử lý của khoảng 1,25 triệu dân sống trong lưu vực bao gồm toàn bộ quận Phú Nhuận, quận 3, quận Tân Bình, quận 10, quận 1, quận Bình Thạnh và một phần quận Gò Vấp với diện tích khoảng 3,3 ha,. Trong đó, những kênh cấp 2, thải trực tiếp vào Nhiêu Lộc – Thị Nghè hoặc vào rạch nhánh của kênh NL – TN:

 Rạch cống Bà Xếp được cải tạo thành cống hộp 2,5x2m

 Rạch Bùng Binh được cải tạo thành cống hộp 2(2,5x2m),

 Rạch Miễu và rạch Ông Tiêu chuyển thành cống

 Rạch Miếu nổi: 1-6m, dài 640m

 Rạch Bùi Hữu Nghĩa rộng 2 – 8m, dài 620m vài trò chính của kênh này là

thoát nước cho lưu vực nhỏ n ằm giữa 2 tuyến Đinh Tiên Hoàng và Bùi Hữu Nghĩa

 Rạch cầu Bông rộng 10 – 16m dài 1480m nối liền với rạch Cầu Sơn

 Rạch cầu Sơn (rộng 8 – 10m dài 960m

 Rạch Phan Văn Hân (rộng 1 – 12m, dài 1020m) thoát nước cho tuyến đường

Xô Viết Nghệ Tĩnh và Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, hiện nay do phát triển đô thị 2 đầu rạch được cải bằng cống kín

 Rạch Văn Thánh (rộng 12 – 24m, dài 1465m) là khu vực vùng trũng thấp,

rạch chức năng điều hòa lưu lượng nước

Bao phủ lưu vực là mạng lưới cống ngầm không đồng nhất. Ở khu vực trung tâm thành phố, mật độ cống tương đối nhiều, nhưng trong những khu vực biên của lưu vực thì ít hơn. Do mật độ không đồng nhất, phần lớn dân cư sống phía Bắc lưu

vực chịu ảnh hưởng thiếu cống thoát nước. Bảng 2. 5 trình bày mật độ cống thoát

nước trong lưu vực NL – TN. Nhiều mạng lưới thoát nước được nối liền với nhau.

Điều này cho phép sử dụng tốt mạng lưới, nhưng kiểm soát từng đoạn kênh khó khăn

Bảng 2. 7 Mật độ cống trên lưu vực NL - TN ( đơn vị : m/ha) Quận 1 Quận 3 Quận 10 Phú Nhuận Tân Bình Vấp Bình Thạnh Cấp 2 28,01 32,57 13,03 7,00 5,7 1,79 2,44 Cấp 3 70,62 82,11 32,85 17,65 14,65 4,52 6,16 Tổng cộng 98,63 114,68 45,88 24,65 24,65 6,31 8,6 Diện tích (ha) 1,83 4,30 2,85 4,96 11,07 1,47 6,82

(nguồn: số liệu của Cty thoát nước đô thị,1995) Các hộ dân thải bỏ nước thải bằng nhiều cách. Ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung, có khoảng 55% hộ dân thải bỏ nước thải qua hầm tự hoại, trong đó khi số hộ còn lại thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước. Trong lưu vực NL-TN, khoảng hai phần ba số hộ dân sử dụng hầm tự hoại, khoảng một phần tư sửa dụng sử dụng giếng thấm, số còn lại thì rõ (theo số liệu của các báo cáo của Cty Thoát nước đô thị). Vì vậy, hệ thống thoát nước thải của thành phố thường là nước bẩn từ nấu nướng, giặt giũ … thải trực tiếp ra cống. Nước thải từ nhà vệ sinh được đưa xuống hầm tự hoại. Chất rắn tích lũy theo thời gian và được hút thường xuyên mặc dù việc này ít thực hiện đúng thời hạn mà chỉ hút hầm cầu khi hệ thống cống trong nhà có dấu hiệu trục trặc. Thực tế hiện tại ở thành phố là cống từ hầm hoại và giếng thấm được nối vào hệ thống thoát. Vì vậy, hệ thống thoát nước trong thành phố là hệ thống cống chung

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi chất lượng nước do công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ-giai đoạn I của dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)