Kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi chất lượng nước do công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ-giai đoạn I của dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Trang 39)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

2.3.2 Kinh tế Xã hội

Từ năm 1990 đến 2006, Việt Nam đã đạt sự tăng trưởng GPD vượt bậc với 7.4%/năm, đứng thứ 8 trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Sự khủng hoảng kinh tế quốc tế năm 2008 đã tác động đến Việt Nam (6.1% trong năm 2008).

Tiến trình của Việt Nam để trở thành nền kinh tế thị trường vẫn đang trong bước chuyển đổi. Doanh nghiệp nhà nước (SOEs) vẫn chiếm một phần đáng kể của nền kinh tế. Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước hay “cổ phần hóa’ đã chậm lại trong những năm gần đây và chiếm 39% của cả GDP và sản lượng công nghiệp và 35% hàng xuất khẩu phi dầu mỏ. Triển vọng kinh tế trung và dài hạn của Việt Nam vẫn còn tốt, với một lực lượng lao động cần cù,

làm giảm gánh nặng nợ bên ngoài, tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và tiềm năng tăng trưởng đáng kể.

Tình hình này khác nhau tùy thuộc vào địa phương. Các đô thị có một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của đất nước trong khi các tỉnh nông thôn không đóng một vai trò quan trọng.

Do kết quả của đầu tư trong nước vững mạnh, cùng với hàng nhập khẩu ngày càng tăng của các sản phẩm sử dụng như là đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu, thâm hụt thương mại đạt 6-8% GDP trong những năm gần đây, mặc dù hoạt động xuất khẩu của Việt Nam mạnh.

Thành phố HCM là thành phố chính đối với nền kinh tế của Việt Nam, vì

TpHCM đóng góp hơn 20% tổng GDP của Việt Nam cụ thể là GDP của TP.HCM

là 290.390 tỷ đồng trong năm 2008 trong đó :

+ 52,7% từ các dịch vụ,

+ 46% từ ngành công nghiệp và xây dựng, + 1,3% từ lâm nghiệp, Nông nghiệp và thuỷ sản

Tỷ lệ việc làm ở Việt Nam khoảng 4,7% trong năm 2009. Khoảng 12% dân số là dưới mức nghèo khổ trong năm 2009.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chính ở Việt Nam là Phosphate, than, mangan, bauxit, cromat, mỏ dầu ngoài khơi, gỗ.

2.4 Hiện trạng các nguồn nƣớc thải :

Lượng nước thải trong Lưu vực NL-TN, theo ước tính của Công ty Thoát nước Đô thị trong nghiên cứu tiền khả thi Dự án NL-TN, vào khoảng 93.000

m3/ngày, ước tính đạt 130-180 lít/người-ngày, tùy thuộc vào tiểu lưu vực. Nước thải

sinh hoạt và dịch vụ nhỏ được ước tính là 85.600 m3/ngày, chiếm 92% tổng lượng

nước thải trong lưu vực trong đó: Có 11 bệnh viện trực thuộc Thành phố và 79 trung tâm y tế thuộc quận và phường. Hầu hết các phương tiện xử lý nước thải của

các cơ sở này đều không đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và chỉ có bộ phận lắng đọng và tự xử lý. Tổng lượng nước thải của các bệnh viện và cơ sở y tế này vào khoảng

4000 m3/ngày, hay 4,3% của tổng lượng nước thải trong lưu vực.

2.4.1 Tình hình nƣớc thải sinh hoạt trong lƣu vực NL - TN

Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ khu vực nhà bếp của các gia đình, nhà hàng, khách sạn, khu vực tắm- giặt và nước thải từ nhà vệ sinh. Nước thải được thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Nước thải từ nhà vệ sinh một số ít vào bể tự hoại, phần lớn các gia đình sống ngay trên kênh không có bể tự hoại

Chưa có sự điều tra thực tế đầy đủ về đặc điểm và lưu lượng nước thải sinh hoạt do trên lưu vực, số dân được cấp nước từ nguồn nước Thành phố và số dân sử dụng mạng lưới thoát nước Thành phố rất khác nhau. Có thể lấy ví dụ: khu vực Quận Tân Bình và Quận Gò Vấp số dân được cấp nước rất ít, phần lớn sử dụng giếng cá nhân nhưng số dân thải nước qua mạng lưới Thành phố lớn hơn số dân được cấp nước rất nhiều lần. Mặt khác, tiêu chuẩn cấp nước cũng thay đổi nhiều trên từng khu vực. Do đó, để tính toán lượng nước thải hiện nay trên lưu vực cần có sự phân tích và điều chỉnh chi tiết trên từng khu vực nhỏ. Nhưng theo số liệu thu thập được từ Công ty thoát nước Đô thị thì mỗi ngày kênh NL-TN phải tiếp nhận khoảng 85.600m3/ngày nước thải sinh hoạt và dịch vụ nhỏ

Khu vực lưu vực kênh NL-TN gồm một số phường thuộc các Quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Quận 1, Quận 3 và Quận 10. Số dân theo thống kên năm 2000 nằm trong lưu vực thoát nước của kênh có khoảng 1.250.000 người. Hệ kênh đóng vai trò là nguồn tiêu thoát nước thải sinh hoạt chính cho dân cư trong lưu vực. Nguồn nước thải từ các hộ dân cư hoặc các cơ sở dịch vụ thải ra hệ thống cống rãnh Thành phố. Việc xử lý nguồn này thông thường là bằng các hầm tự hoại của các hộ gia đình nhưng với tỷ lệ chưa cao, trong đó có nhiều hầm tự hoại mất tác dụng do việc hút hầm cầu không thường xuyên. Các loại nước thải này xả trực tiếp ra cống thoát nước chung. Rác và CTR từ các nhà gần hai bên bờ kênh dài xả rác

trực tiếp xuống kênh rạch cộng với cặn bẩn theo các cống rãnh lắng đọng phân hủy kỵ khí, lớp bùn này lâu ngày không được nạo vét gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các hộ gia đình có bể tự hoại nhưng tình trạng bảo trì kém nên thường tràn ra hệ thống thoát nước chung. Lượng nước thải sinh hoạt không được xử lý tràn ra sông góp phần gây ô nhiễm đáng kể đến nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Các khu vực nhà bất hợp pháp cũng đổ nước thải xuống kênh mà không qua bể tự hoại. Ngoài ra, toàn bộ các cơ sở y tế đều không có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, thông thường sử dụng bể tự hoại để xử lý. Tuy nhiên lượng nước này không gây ô nhiễm nghiêm trọng vì các cơ sở này ít và có quy mô nhỏ.

2.4.2 Tình hình thu gom rác trong khu vực kênh NL-TN

Với hàng ngàn hộ dân sinh sống trên kênh rạch tất yếu sẽ có một lượng rác sinh hoạt khổng lố bị vứt xuống sông rạch hàng ngày. Theo một cuộc khảo sát đầu tháng 3-2006, ước tính mỗi ngày hệ thống sông- kênh- rạch tại TP.HCM phải tiếp nhận khoảng 40 tấn rác sinh hoạt.

Cũng như hệ thống sông - kênh- rạch tại TP.HCM, rác thải từ các hộ gia đình là nguồn đáng kể gây ô nhiễm kênh NL-TN. Theo ước tính có đến 10% số dân trong lưu vực không được phục vụ thu gom rác. Dân cư sống ở các vùng dọc kênh không được đáp ứng đầy đủ, vì thế thải bỏ rác trực tiếp ra kênh NL-TN

Theo điều tra hiện trường, một lượng rác đáng kể thải ra kênh và các chi lưu. Điều này chủ yếu là do các yếu tố sau đây:

- Các hộ không có khả năng hoặc không muốn chi trả cho dịch vụ thu gom

rác.

- Thiếu ý thức về vấn đề sức khỏe và trách nhiệm đối với hệ thống thoát nước

và kênh rạch.

- Chi phí thu không tương xứng để những người đổ rác đẩy xe thật xa đến các hộ này.

- Thói quen thải bỏ rác của các hộ gia đình cư trú dọc kênh.

Lượng chất thải rắn chủ yếu tại khu vực kênh NL-TN là lượng chất thải sinh hoạt. Khối lượng chất thải rắn này khó được thống kê chính xác mà chỉ xác định được lượng rác sinh hoạt được thu gom do Công ty Môi trường Đô thị thực hiện

Hiện nay, tại lưu vực kênh NL-TN công tác thu gom rác vẫn chưa triệt để, các loại CTR sau khi được thu gom bằng phương tiện thu gom như thùng rác, xe ba gác, hoặc xe ép rác thường làm rơi vãi rác trên đường, gây mất vẻ mỹ quan, ô nhiễm môi trường. Một số nơi, vẫn còn xảy ra tình trạng lấy cắp các thiết bị thu gom rác như: thùng chứa rác, bánh xe, nắp đậy thùng rác… Tình trạng thu gom một số khu vực còn chậm trễ, không đúng lịch trình gây ra mùi hôi thối từ các điểm hẹn lấy rác, các thùng chứa rác. Công tác quản lý của một số chợ ven lưu vực kênh NL-TN chưa tốt gây ra tình trạng chất đống, đổ dồn tại bãi rác gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý rác. Điều đáng nói nữa là hầu hết các hộ dân sống ven khu vực kênh ý thức còn kém, không có sự hợp tác với dịch vụ thu gom rác Nhà nước hoặc tư nhân về vấn đề thu phí rác dẫn đến tình trạng rác bị vứt thẳng xuống kênh rạch. Hiện nay, đã có các dịch vụ công ích thu gom rác trên mặt kênh NL-TN, tuy nhiên công tác thu gom này vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu thu gom bằng tay. Phương tiện thu gom còn thô sơ, lực lượng thu gom, vét rác còn ít. Tuy vậy, lượng rác từ các hộ dân sống trên kênh xả thẳng xuống kênh vẫn không giảm

Tóm lại, công tác quản lý CTR trên lưu vực còn nhiều hạn chế mặc dù đã có các dịch vụ tư nhân cũng như công ích tham gia vào việc thu gom CTR trên lưu vực kênh nhưng lượng CTR vẫn không giảm đi là bao nhiêu mà ngược lại một số khu vực lượng CTR còn tăng lên. Lượng CTR phát sinh trên lưu vực là một nguyên nhân quan trọng làm ô nhiễm nước kênh NL-TN.

2.4.3 Tải lƣợng nhiễm bẩn từ các lƣu vực ảnh hƣởng đến chất lƣợng sông Sài Gòn:

Lưu vực NL–TN chỉ gây ảnh hưởng một phần đối với toàn bộ chất lượng nước Sông Sài Gòn. Cụ thể tải lượng nhiễm bẩn từ Lưu vực NL–TN so với tổng tải lượng của Tp HCM bằng cách (i) khảo sát nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) của các nguồn nhiễm bẩn; (ii) so sánh tải lượng BOD trong Lưu vực NL–TN với tải lượng BOD từ các lưu vực khác trong Quy hoạch Tổng thể Tp HCM; và (iii) đo tải lượng BOD

ròng ở thượng nguồn. Hình 2. 1 trình bày các lưu vực trong Tp HCM và theo bảng

2. 8 tải lượng nhiễm bẩn từ Lưu vực NL–TN chỉ chiếm khoảng 12% tổng tải lượng

nhiễm bẩn Sông Sài Gòn.

Ký hiệu Lƣu vực Diện tích

(ha) Dân số

TL-BC Tham Lương - Bến Cát 1500 190.000

NL-TN Nhiêu Lộc - Thị Nghè 3324 1.250.000

TH-BN-D-T Tàu Hủ-Bến Nghé – kênh Đôi – kênh tẻ 3065 1.500.000

TH-LG Tân Hóa - Lò Gốm 2447 540.000

SW-I, SW-II Tây Sài Gòn I, Tây Sài Gòn II 1315 100.000

SS Nam Sài Gòn 1555 80.000

SN-I Bắc Sài Gòn I 2324 170.000

SN-II Bắc Sài Gòn II 1152 63.000

SE Đông Sài Gòn 1690 70.000

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể thoát nước TpHCM – JICA, 12/1999) Hình 2. 1 Các lưu vực tại thành phố Hồ Chí Minh

SS SN-1 NL-TN SE TH-LG SW-2 TH-BN-D-T SN-2 TL-BC SW-1 SE N ha B e Ri ver Do ng Nai River Sa i gon Ri ver 2 0 2Kilometer s N E W S

Bảng 2. 8 So sánh tải lượng nhiễm bẩn dựa theo BOD Tên lƣu vực Diện tích lƣu vực (1) Dân số (1) Tải lƣợng nƣớc thải (1,2) Tải lƣợng BOD (3) Tỷ lệ

Viết tắt Tên ha ngƣời m3/ngày kg/ngày %

Lưu vực Thành phố phía Bắc Cầu Sài Gòn

TL–BC Tham Lương–Bến Cát 1.500 190.000 56.734 16.000 5 SW Tây Sài Gòn 1.315 100.000 12.000 3.200 1 SN-I Bắc Sài Gòn I 2.324 170.000 23.800 6.000 2 SN-II Bắc Sài Gòn II 1.152 63.000 8.820 2.000 1

Lưu vực Thành phố phía Nam Cầu Sài Gòn

NL–TN Nhiêu Lộc-Thị Nghè 3.324 1.200.000 118.000 35.000 12 TH-BN- ĐT Tàu Hủ-Bến Nghé-Đôi-Tẻ 3.065 1.500.000 145.000 42.000 14 TH–LG Tân Hóa–Lò Gốm 2.447 540.000 53.000 15.000 5 SS Nam Sài Gòn 1.555 80.000 9.600 2.500 1 SE Đông Sài Gòn 1.690 70.000 9.800 2.500 1 Tổng tải lƣợng BOD ƣớc tính 119.200 40

Tải lƣợng BOD thƣợng nguồn Sông Sài Gòn (4) (không tính tải lượng từ các lưu vực phía Tây Cầu Sài Gòn, TL- BC, SN-I và SN-II)

181.000 60

Tổng tải lƣợng BOD 300.200 100

Ghi chú:

1. Số liệu từ dự án Quy hoạch tổng thể thoát nước Tp HCM – JICA (12/1999)

2. Ước tính lượng nước thải phía Tây Sài Gòn và Nam Sài Gòn là 120 lít/người-

ngày, Bắc Sài Gòn (I và II) và Đông Sài Gòn là 140 lít/người-ngày.

3. Tính theo dự báo lượng nước thải và dân số.

4. Tính theo việc đo lưu lượng và hàm lượng BOD tại Cầu Sài Gòn trong một chu

kỳ thủy triều tháng 05/2000. Kết quả này đánh giá thấp tải lượng BOD ở thượng nguồn, do sự pha loãng, phát tán, và tái sục khí đã làm giảm hàm lượng BOD trong dòng sông.

2.5 Mô tả thông tin Dự án Vệ sinh Môi trƣờng thành phố Hồ Chi Minh thuộc lƣu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè

2.5.1 Chủ đầu tƣ:

Chủ đầu tư của Dự án Vệ sinh Môi trường TpHCM thuộc lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè là Sở Giao Thông Vận Tải. Đơn vị thay mặt Chủ đầu tư điều hành Dự án là Ban Quản lý Dự án Vệ sinh Môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè ) quản lý và thực hiện dự án.

2.5.2 Phạm vi và Mục tiêu của Dự án

Khu vực Dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh bao phủ gần như toàn Lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (NL – TN) của Thành phố Hồ Chí Minh

(TpHCM) được trình bày hình 2. 2 vị trí dự án ở TpHCM, có diện tích khoảng

33km2 (23,4% diện tích Thành phố) và trải dài trong 7 quận của TpHCM: bao gồm

Quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp, như được trình bày ở

hình 2. 3 Địa hình và Ranh giới Dự án Nhiêu Lộc – Thị Nghè được giới hạn bởi:

 Phía Bắc: giữa 2 đường băng sân bay Tân Sơn Nhất, Ngã năm Gò Vấp

(đường Nguyễn Văn Nghi).

 Phía Đông: các đường Nơ Trang Long, Lê Quang Định, Xô Viết Nghệ

Tĩnh, Rạch Văn Thánh.

 Phía Nam: các đường Nguyễn Thị Minh Khai, Cao Thắng, 3 Tháng 2,

Nguyễn Tri Phương, Tô Hiến Thành.

 Phía Tây: các đường Lý Thường Kiệt, Lạc Long Quân, Cách Mạng Tháng

8, Trường Chinh.

Thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) là thành phố đông dân nhất và là trung tâm

kinh tế quan trọng nhất của cả nước. TpHCM có diện tích 2.079Km2 bao gồm 19

quận nội thành với diện tích 440km2

và 5 huyện ngoại thành (Nhà bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn)

Lưu vực NL – TN nằm trong khu vực trung tâm kinh tế, văn hóa của thành phố, là nơi cư trú của khoảng 1,2 triệu dân trên tổng số 10 triệu dân sống trong TpHCM. Kênh NL – TN bị ô nhiễm trầm trọng do tiếp nhận nguồn nước thải chưa

xử lý và nước mưa đô thị từ hệ thống cống chung xả thải trực tiếp xuống kênh. hình

2. 4 trình bày tuyến kênh NL – TN.

Trước tình trạng ô nhiễm kênh NL – TN, từ năm 1982, căn cứ Nghị quyết 01/NQ-TW của Bộ Chính trị, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM) đã tiến hành nghiên cứu Đồ án–Quy hoạch tổng mặt bằng cải tạo và xây dựng Tp HCM đến năm 2005 (có định hướng lâu dài từ 30 đến 50 năm) và Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998 về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Tp HCM đến năm 2020. Mặt khác, thành phố cũng được nhận quyết định số 752/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/6/2001 về việc phê duyệt Quy hoạch Tổng thể hệ thống thoát nước Tp HCM đến năm 2020 cụ thể sau:

(i) Cải thiện từng bước ô nhiễm kênh rạch bằng giải pháp xử lý cục bộ các

chất thải; cải tạo và nâng cao năng lực thoát nước các kênh rạch để tự làm sạch.

(ii) Tăng cường giải pháp xử lý cục bộ nước thải; tại khu vực nội thành cũ xây

dựng hệ thống công trình cơ bản, xây dựng các cống bao để tách đại bộ phận nước thải đưa đến khu xử lý; tại khu nội thành mới, khu đô thị mới xây dựng hệ thống riêng thoát nước bẩn, trước mắt xây dựng hệ thống thoát nước chung, trong quá trình xây dựng đô thị phải dành đất để xây dựng hệ thống cống riêng khi có điều kiện cho phép.

(iii) Nước thải từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ công cộng phải được xử lý cục

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thay đổi chất lượng nước do công nghệ thu gom và xử lý nước thải sơ bộ-giai đoạn I của dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh thuộc lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)