5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
2.1.3.2 Chế độ thủy triều:
Thủy triều ở Tp HCM theo chế độ bán nhật triều, có 2 đỉnh triều (một cao một thấp) và 2 chân triều (một cao một thấp). Khác biệt giữa mực nước triều cường và mực nước triều ròng thay đổi trong khoảng 2,7 - 3,3 m ở gần Tp HCM và 2,5 - 4,0 m tại các cửa sông. Do cao trình thấp (dưới 2,5 m), hầu hết các sông và kênh ở Tp HCM đều bị ảnh hưởng của thủy triều. Một chu kỳ thủy triều đầy đủ kéo dài trung bình 12 - 15 ngày, gồm 5 - 7 ngày triều cường và 3 - 5 ngày triều ròng. Thời gian triều lên thường vào khoảng 15 - 20 giờ, trong khi đó thời gian triều xuống chỉ vào khoảng 4 - 8 giờ.
Có ba chu kỳ thủy triều mỗi năm
Chu kỳ triều cao tháng 9 đến tháng 12
Chu kỳ triều thấp tháng 4 đến tháng 8
Trên sông Sài Gòn, ảnh hưởng của thủy triều kéo dài lên đến đập Dầu Tiếng. tốc độ của triều lên rất nhanh, bình trung 20 – 25km/giờ. Tại cầu Thị Nghè 1 gần vàm sông Sài Gòn, đỉnh triều cao nhất 1,3m thường xảy ra trong tháng 12 đến tháng 1, mực thấp nhất khoảng – 15m xảy ra vào tháng 7 và 8
Mức độ ảnh hưởng của thủy triều phụ thuộc vào địa hình lòng sông, kênh, rạch (độ sâu, chiều rộng, quá trình truyền triều) đối với cửa sông. Ở đây cần lưu ý là tốc độ chảy ra phần lớn đều lớn hơn tốc độ chảy vào, chỉ có một vài nơi tốc độ chảy ra bằng tốc độ chảy vào đặc biệt là thời giannước chảy ra bằng thời gian nước chảy vao. Cho nênở một số kênh rạch thì khối lượng nước bẩn chưa chảy ra khỏi cửa kênh thì đã bị nước đẩy trở vào làm cho tình hình ô nhiễm càng trầm trọng thêm (vì tính chất bán nhật triều- hai lần nước lớn và hai lần nước ròng). Thời gian quá ngắn chỉ 6 giờ nên lượng nước không kịp chảy ra ngoài sông chính và trên kênh rạch còn tồn tại vùng giáp nước. Chính vì vậy nơi đây thường bị ô nhiễm rất nặng. Ảnh hưởng của thủy triều lên khá xatrên 2 sông: sông Đồng Nai lên đến Trị An cách biển 150km; sông Sài Gòn lên đến Dầu Tiếng cách biển 180km. Cùng với thủy triều là sự xâm nhập mặn, vào mùa mưa ảnh hưởng của thủy triều đối với độ mặn trên sông thấp nhưng về mùa khô, do lưu lượng sông giảm nhiều, ảnh hưởng rất lớn
2.2 Các hệ thống thoát nƣớc của Thành phố Hồ Chí Minh
Ở bên trong và xung quanh Tp HCM, có 3 sông lớn: sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ. Sông Sài Gòn và Đồng Nai hợp với nhau thành Sông Nhà Bè ở hạ nguồn; đây cũng là sông nhận nước từ sông Vàm Cỏ.
2.2.1 Sông Sài Gòn:
Sông Sài Gòn dài 220 km, bắt đầu ở cao độ 200 m chảy theo hướng Đông Nam đến hợp lưu với Sông Đồng Nai ở Cát Lái. Sông Sài Gòn có lưu lượng là 2200
m3/s tại Thủ Dầu Một. Diện tích lưu vực Sông Sài Gòn là 5400 km2, gồm Tp HCM
Sông Sài Gòn là con sông lớn nhất chảy qua Thành phố với chiều rộng 225 - 370m, độ sâu khoảng 20m. Phần sông chảy qua Tp HCM dài khoảng 23 km. Chế độ thủy văn của Sông Sài Gòn bị ảnh hưởng bởi thủy triều.
Một công trình thủy lợi lớn – đập Dầu Tiếng – đã được xây trên Sông Sài Gòn và vận hành từ năm 1984 để phục vụ tưới tiêu. Lượng nước từ đập Dầu Tiếng đổ
vào Sông Sài Gòn là 10 - 20 m3/s trong mùa khô và 15 - 40 m3/s trong mùa mưa.
Sông Sài Gòn có 3 nhánh chính: (i) Sông Thị Tính chảy vào Sông Sài Gòn tại Thủ
Dầu Một, (ii) Rạch Tra tại Thuận An, và (iii) Sông Bến Lức tại phường Khánh
Hội, Quận 4.
2.2.2 Kênh rạch trong thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống kênh rạch khá phát triển. Các kênh thoát nước trong Thành phố được chia ra làm năm lưu vực với tổng chiều dài các kênh chính là 55,6 km. Các kênh phụ (dẫn nước vào kênh chính) có tổng chiều dài là 36,4 km. Các kênh chính trong Thành phố gồm có: Nhiêu Lộc–Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hủ – Bến Nghé, Đôi – Tẻ, và Tham Lương – Bến Cát. Trong
đó, lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có diện tích khoảng 33,2 km2 trải dài trong
7 quận của Tp HCM (gồm có quận 1, quận 3, quận 10, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp).
Cao độ mặt đất của Lưu vực NL – TN được thay đổi như sau: cao nhất là quận Gò Vấp, quận 1, quận 3: 6 - 9m đến thấp nhất ở ven kênh từ 1,5-2m, chiều dài kênh khoảng 9km, chiều rộng thay đổi từ là 10 ÷ 25m, độ sâu từ 2 ÷ 4m. Diện tích mặt nước khoảng 10ha với khối lượng nước về mùa cạn lúc chân triều khoảng
700.000m3. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè cũng chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều
2.2.3.Các hạng mục thoát nƣớc trong lƣu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Vùng đô thị trung tâm Tp HCM có hệ thống cống chung để thu gom nước mưa và nước thải sinh hoạt. Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống ngầm và mương hở để thu gom và thải bỏ ra kênh, rạch và cuối cùng chảy vào sông Sài Gòn
Sông và kênh trong trong thành phố được nối liền với nhau về mặt thủy lực, có đặc điểm là độ dốc thủy lực rất nhỏ và chịu tác động của thủy triều sông Sài Gòn. Thủy triều có biên độ dao động đáng kể từ 1,7 – 2,5 (tối đa 3,95m) với những thay đổi từ 20 – 30cm theo tháng âm lịch. Sông và mạng lưới kênh được chia thành 5 lưu
vực chính trong đó Nhiêu Lộc – Thị Nghè (33km2) cùng với hệ thống thoát nước
hiện hữu
Thành phố Hồ Chí Minh phân loại mạng lưới thoát nước thành 4 cấp sau:
Cấp 1: Các kênh, rạch hở tự nhiên tiếp nhận nước thải sinh hoạt và nước mưa. Kênh cấp 1 chia làm 2 loại: cấp 1a và 1b. loại kênh cấp 1a là các kênh rạch hở thoát nước tự nhiện sẽ chỉ cải tạo nhỏ. Loại kênh cấp 1b sẽ được cải tạo thành cống cấp 2
Cấp 2: các tuyến cống ngầm và kênh dùng để thu nước từ các tuyến cấp 3. Cống cấp 2 tương đối lớn, đa số được cải tạo thành cống hộp, đường kính hoặc bề
rộng cống 1m.
Cấp 3: các tuyến cống ngầm trên các trục đường phố thu nước từ các tuyến cấp 4. Nhìn chung, cống cấp 3 thường có đường kính 600-800 mm hoặc cống
vòm 400800 mm, 600800 mm.
Cấp 4: cống trong hẻm hay trên các trục đường nội bộ nối vào cống cấp 3, đường kính thường từ 400 mm trở xuống.
Mạng lưới thoát nước chính (cấp 1, 2, và 3) cho thành phố gồm 92 km kênh và rạch và 530 km cống ngầm. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (NL – TN) dài khoảng 9,0 km, chạy từ Tây Bắc tới Đông Nam và tiếp nhận nước mưa và nước thải từ 29 cửa xả chính và 9 kênh nhánh. Hệ thống thoát nước trong Lưu vực NL – TN gồm
khoảng 130 km cống ngầm do Công ty Thoát nước Đô thị quản lý và khoảng 150 km cống ngầm do các Công ty Công ích của các quận duy tu và kênh NL – TN là cũng là tuyến chính thoát nước và thu gom nước thải chưa xử lý của khoảng 1,25 triệu dân sống trong lưu vực bao gồm toàn bộ quận Phú Nhuận, quận 3, quận Tân Bình, quận 10, quận 1, quận Bình Thạnh và một phần quận Gò Vấp với diện tích khoảng 3,3 ha,. Trong đó, những kênh cấp 2, thải trực tiếp vào Nhiêu Lộc – Thị Nghè hoặc vào rạch nhánh của kênh NL – TN:
Rạch cống Bà Xếp được cải tạo thành cống hộp 2,5x2m
Rạch Bùng Binh được cải tạo thành cống hộp 2(2,5x2m),
Rạch Miễu và rạch Ông Tiêu chuyển thành cống
Rạch Miếu nổi: 1-6m, dài 640m
Rạch Bùi Hữu Nghĩa rộng 2 – 8m, dài 620m vài trò chính của kênh này là
thoát nước cho lưu vực nhỏ n ằm giữa 2 tuyến Đinh Tiên Hoàng và Bùi Hữu Nghĩa
Rạch cầu Bông rộng 10 – 16m dài 1480m nối liền với rạch Cầu Sơn
Rạch cầu Sơn (rộng 8 – 10m dài 960m
Rạch Phan Văn Hân (rộng 1 – 12m, dài 1020m) thoát nước cho tuyến đường
Xô Viết Nghệ Tĩnh và Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, hiện nay do phát triển đô thị 2 đầu rạch được cải bằng cống kín
Rạch Văn Thánh (rộng 12 – 24m, dài 1465m) là khu vực vùng trũng thấp,
rạch chức năng điều hòa lưu lượng nước
Bao phủ lưu vực là mạng lưới cống ngầm không đồng nhất. Ở khu vực trung tâm thành phố, mật độ cống tương đối nhiều, nhưng trong những khu vực biên của lưu vực thì ít hơn. Do mật độ không đồng nhất, phần lớn dân cư sống phía Bắc lưu
vực chịu ảnh hưởng thiếu cống thoát nước. Bảng 2. 5 trình bày mật độ cống thoát
nước trong lưu vực NL – TN. Nhiều mạng lưới thoát nước được nối liền với nhau.
Điều này cho phép sử dụng tốt mạng lưới, nhưng kiểm soát từng đoạn kênh khó khăn
Bảng 2. 7 Mật độ cống trên lưu vực NL - TN ( đơn vị : m/ha) Quận 1 Quận 3 Quận 10 Phú Nhuận Tân Bình Gò Vấp Bình Thạnh Cấp 2 28,01 32,57 13,03 7,00 5,7 1,79 2,44 Cấp 3 70,62 82,11 32,85 17,65 14,65 4,52 6,16 Tổng cộng 98,63 114,68 45,88 24,65 24,65 6,31 8,6 Diện tích (ha) 1,83 4,30 2,85 4,96 11,07 1,47 6,82
(nguồn: số liệu của Cty thoát nước đô thị,1995) Các hộ dân thải bỏ nước thải bằng nhiều cách. Ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung, có khoảng 55% hộ dân thải bỏ nước thải qua hầm tự hoại, trong đó khi số hộ còn lại thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước. Trong lưu vực NL-TN, khoảng hai phần ba số hộ dân sử dụng hầm tự hoại, khoảng một phần tư sửa dụng sử dụng giếng thấm, số còn lại thì rõ (theo số liệu của các báo cáo của Cty Thoát nước đô thị). Vì vậy, hệ thống thoát nước thải của thành phố thường là nước bẩn từ nấu nướng, giặt giũ … thải trực tiếp ra cống. Nước thải từ nhà vệ sinh được đưa xuống hầm tự hoại. Chất rắn tích lũy theo thời gian và được hút thường xuyên mặc dù việc này ít thực hiện đúng thời hạn mà chỉ hút hầm cầu khi hệ thống cống trong nhà có dấu hiệu trục trặc. Thực tế hiện tại ở thành phố là cống từ hầm hoại và giếng thấm được nối vào hệ thống thoát. Vì vậy, hệ thống thoát nước trong thành phố là hệ thống cống chung
2.3 Tình hình dân số và kinh tế xã hội. 2.3.1 Dân số 2.3.1 Dân số
Theo số liệu thống kê, trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè (NL – TN) có 1,25 triệu nhân khẩu cư trú (không kể số khách vãng lai và cư trú bất hợp pháp), chiếm 30,7% dân số nội thành.
Mật độ dân số toàn khu vực chiếm bình quân là 361 người/ha, được phân bố không đồng đều trên các Quận và Phường trong lưu vực NL – TN. Tập trung đông dân cư nhất là các khu nhà ở thấp tầng thuộc Quận 3, Quận 10, Quận Tân Bình, Quận Phú Nhuận với mật độ lên đến 500-1000người/ha (cao nhất là phường 12- Quận Phú Nhuận với mật độ 1.016người/ha); ở mức thấp với mật độ từ 90 - 200người/ha (thấp nhất là phường 8 - quận Phú Nhuận với 91người/ha) là các khu vực biệt thự trung tâm Quận 3 và các khu quân sự đang chuyển đổi thành khu dân cư hoặc các khu bán nông thôn thuộc Quận Tân Bình; mức trung bình là các khu
còn lại của lưu vựcvới mật độ khoảng 200 - 500người/ha. (Nguồn: Viện Quy hoạch
xây dựng và thiết kế Đô thị)
2.3.2 Kinh tế - Xã hội
Từ năm 1990 đến 2006, Việt Nam đã đạt sự tăng trưởng GPD vượt bậc với 7.4%/năm, đứng thứ 8 trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Sự khủng hoảng kinh tế quốc tế năm 2008 đã tác động đến Việt Nam (6.1% trong năm 2008).
Tiến trình của Việt Nam để trở thành nền kinh tế thị trường vẫn đang trong bước chuyển đổi. Doanh nghiệp nhà nước (SOEs) vẫn chiếm một phần đáng kể của nền kinh tế. Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước hay “cổ phần hóa’ đã chậm lại trong những năm gần đây và chiếm 39% của cả GDP và sản lượng công nghiệp và 35% hàng xuất khẩu phi dầu mỏ. Triển vọng kinh tế trung và dài hạn của Việt Nam vẫn còn tốt, với một lực lượng lao động cần cù,
làm giảm gánh nặng nợ bên ngoài, tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và tiềm năng tăng trưởng đáng kể.
Tình hình này khác nhau tùy thuộc vào địa phương. Các đô thị có một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của đất nước trong khi các tỉnh nông thôn không đóng một vai trò quan trọng.
Do kết quả của đầu tư trong nước vững mạnh, cùng với hàng nhập khẩu ngày càng tăng của các sản phẩm sử dụng như là đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu, thâm hụt thương mại đạt 6-8% GDP trong những năm gần đây, mặc dù hoạt động xuất khẩu của Việt Nam mạnh.
Thành phố HCM là thành phố chính đối với nền kinh tế của Việt Nam, vì
TpHCM đóng góp hơn 20% tổng GDP của Việt Nam cụ thể là GDP của TP.HCM
là 290.390 tỷ đồng trong năm 2008 trong đó :
+ 52,7% từ các dịch vụ,
+ 46% từ ngành công nghiệp và xây dựng, + 1,3% từ lâm nghiệp, Nông nghiệp và thuỷ sản
Tỷ lệ việc làm ở Việt Nam khoảng 4,7% trong năm 2009. Khoảng 12% dân số là dưới mức nghèo khổ trong năm 2009.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chính ở Việt Nam là Phosphate, than, mangan, bauxit, cromat, mỏ dầu ngoài khơi, gỗ.
2.4 Hiện trạng các nguồn nƣớc thải :
Lượng nước thải trong Lưu vực NL-TN, theo ước tính của Công ty Thoát nước Đô thị trong nghiên cứu tiền khả thi Dự án NL-TN, vào khoảng 93.000
m3/ngày, ước tính đạt 130-180 lít/người-ngày, tùy thuộc vào tiểu lưu vực. Nước thải
sinh hoạt và dịch vụ nhỏ được ước tính là 85.600 m3/ngày, chiếm 92% tổng lượng
nước thải trong lưu vực trong đó: Có 11 bệnh viện trực thuộc Thành phố và 79 trung tâm y tế thuộc quận và phường. Hầu hết các phương tiện xử lý nước thải của
các cơ sở này đều không đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và chỉ có bộ phận lắng đọng và tự xử lý. Tổng lượng nước thải của các bệnh viện và cơ sở y tế này vào khoảng
4000 m3/ngày, hay 4,3% của tổng lượng nước thải trong lưu vực.
2.4.1 Tình hình nƣớc thải sinh hoạt trong lƣu vực NL - TN
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ khu vực nhà bếp của các gia đình, nhà hàng, khách sạn, khu vực tắm- giặt và nước thải từ nhà vệ sinh. Nước thải được thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Nước thải từ nhà vệ sinh một số ít vào bể tự hoại, phần lớn các gia đình sống ngay trên kênh không có bể tự hoại
Chưa có sự điều tra thực tế đầy đủ về đặc điểm và lưu lượng nước thải sinh hoạt do trên lưu vực, số dân được cấp nước từ nguồn nước Thành phố và số dân sử dụng mạng lưới thoát nước Thành phố rất khác nhau. Có thể lấy ví dụ: khu vực Quận Tân Bình và Quận Gò Vấp số dân được cấp nước rất ít, phần lớn sử dụng giếng cá nhân nhưng số dân thải nước qua mạng lưới Thành phố lớn hơn số dân được cấp nước rất nhiều lần. Mặt khác, tiêu chuẩn cấp nước cũng thay đổi nhiều trên từng khu vực. Do đó, để tính toán lượng nước thải hiện nay trên lưu vực cần có sự phân tích và điều chỉnh chi tiết trên từng khu vực nhỏ. Nhưng theo số liệu thu thập được từ Công ty thoát nước Đô thị thì mỗi ngày kênh NL-TN phải tiếp nhận khoảng 85.600m3/ngày nước thải sinh hoạt và dịch vụ nhỏ
Khu vực lưu vực kênh NL-TN gồm một số phường thuộc các Quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Quận 1, Quận 3 và Quận 10. Số dân theo thống kên năm 2000 nằm trong lưu vực thoát nước của kênh có khoảng 1.250.000 người. Hệ kênh đóng vai trò là nguồn tiêu thoát nước thải sinh hoạt chính cho dân cư trong lưu vực. Nguồn nước thải từ các hộ dân cư hoặc các cơ sở dịch vụ thải ra hệ thống