Hình thức giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử tại Tòa án

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (Trang 29)

Trong thực tế, các hình thức giáo dục pháp luật rất đa dạng, phong phú và sáng tạo. Bên cạnh các phương pháp truyền thống, hiện nay trong thực tiễn có các phương pháp giáo dục pháp luật như:

- Giáo dục pháp luật trực tiếp (tuyên truyền miệng)

- Biên soạn, phát hành các loại tài liệu giáo dục pháp luật - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật

- Giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt của câu lạc bộ pháp luật - Giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng - Xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật

- Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.

- Giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hóa, văn nghệ, lễ hội (đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống)

- Giáo dục pháp luật thông qua Internet

- Giáo dục pháp luật thông qua hòa giải cơ sở

Ngoài ra còn các hình thức giáo dục pháp luật khác như “Ngày pháp luật”, Giải đáp pháp luật qua điện thoại, Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo... đang được nhân rộng. Phổ Biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của Tòa án [53].

24

Tại Điều 11, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luâ ̣t được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012 quy định chi tiết các hình thức giáo dục pháp luật bao gồm:

1. Họp báo, thông cáo báo chí.

2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luâ ̣t.

5. Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể , câu la ̣c bô ̣, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả [35, Điều 11].

Có thể thấy, mỗi hình thức giáo dục pháp luật được áp dụng trong thực tế đều có những ưu điểm riêng. Chính vì vậy, việc lựa chọn hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh, chủ thể và đối tượng nhất định sẽ mang lại hiệu quả giáo dục pháp luật cao như mong muốn.

25

Giáo dục pháp trong hoạt động xét xử của Tòa án được thực hiện thông qua các hình thức: Thông qua việc giải thích pháp luật cho các đương sự tại các phiên hòa giải; Thông qua các phiên tòa xét xử nhất là phiên tòa lưu động, thông qua việc chấp hành nghiêm chỉnh bản án của Tòa án, qua hoạt động kiến nghị của Tòa án về những vi phạm của các cơ quan liên quan, thông qua việc giải quyết đầy đủ, đúng đắn và kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân trong hoạt động xét xử… Bên cạnh đó giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử còn được thực hiện gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền hình, báo viết, báo mạng Internet… đưa tin về hoạt động xét xử.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (Trang 29)