Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử tại các phiên tòa lưu động

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (Trang 62)

Ngoài những vụ án được xét xử tại trụ sở, xét xử lưu động được Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đặc biệt chú trọng, quan tâm. Một biện pháp đem lại hiệu quả trực tiếp và được đánh giá cao trong phổ biến, giáo dục pháp luật mà ngành tòa án đang thực hiện. Đó là tổ chức xét xử các phiên tòa lưu

57

động. Thông qua việc xét xử lưu động tại nơi gây án hoặc nơi cư trú của bị cáo, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, răn đe các đối tượng có nguy cơ phạm pháp ở địa phương. Đặc biệt là các gia đình có con em, người thân mắc các tệ nạn xã hội sẽ hối cải và tái hòa nhập cộng đồng.

Những năm gần đây, trước tình hình các loại tội phạm gia tăng nhất là tội phạm về án hình sự việc tổ chức những phiên tòa xét xử lưu động đối với những vụ án điển hình trở nên hết sức cần thiết. Đây là biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật hiệu quả thiết thực nhất đối với người dân trên địa bàn. Qua 5 năm từ 2009- 2013, theo số liệu thống kê về xét xử lưu động của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng phục vụ công tác giáo dục cho quần chúng nhân dân trên địa bàn Thành phố cụ thể: Năm 2009: xét xử 115 vụ; Năm 2010: xét xử 94 vụ; Năm 2011: xét xử 117 vụ; Năm 2012: xét xử 154 vụ; Năm 2013:xét xử 143 vụ.

Trong số các vụ án được đưa ra xét xử lưu động chiếm một tỷ lệ lớn là những vụ án về ma túy để tuyên truyền hưởng ứng “tháng hành động phòng, chống ma túy” và “ngày toàn dân phòng chống ma túy 26/6” hàng năm. Đẩy mạnh việc lựa chọn các vụ án về ma túy để đưa ra xét xử lưu động nhằm tuyên truyền, giáo dục về tác hại của tệ nạn ma túy, nhất là tác hại của các loại ma túy tổng hợp và các chất gây nghiện khác đã và đang xuất hiện tại Thành phố. Thông qua các phiên tòa xét xử lưu động về ma túy của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã giáo dục pháp luật, tác động đến từng đối tượng, nhất là đối tượng có nguy cơ cao nghiện ma túy, đến cơ quan, đơn vị, trường học, khu phố, tổ dân phố và đến tận hộ gia đình; góp phần nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, của mỗi cá nhân, gia đình về công tác phòng, chống ma túy và tác hại của tệ nạn ma túy để tự phòng, chống và từng bước đẩy lùi, xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội.

58

đích giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm, đáp ứng đòi hỏi của dư luận xã hội, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, của ngành, của đất nước, còn một số loại án được lựa chọn đưa ra tổ chức xét xử lưu động là các vụ án về tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, chống người thi hành công vụ… Đây cũng là những loại án trong nhiều năm qua xảy ra thường xuyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng gây mất trật tự trị an, bức xúc trong quần chúng nhân dân, tạo dư luận xấu trong xã hội.

Các phiên tòa xét xử lưu động không những được tổ chức tại trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn mà còn được tổ chức xét xử tại khu dân cư, khu hành chính hay các thôn làng đã thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân. Qua đó phát huy hiệu quả giáo dục và phòng ngừa tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. Mỗi lần tổ chức xét xử như vậy là một lần giáo dục nhân dân hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, động viên họ đứng lên bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật.

Kết quả đạt được cho thấy, sau khi kết thúc phiên tòa xét xử lưu động, nhìn chung quần chúng nhân dân đều đồng tình với bản án mà Tòa án đã tuyên. Đồng thời thông qua người thật, việc thật, người dân hiểu rõ hơn các quy phạm pháp luật cũng như ý nghĩa của việc chấp hành pháp luật trong đời sống hàng ngày. Điều này khẳng định việc lồng ghép giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động của ngành Tòa án thành phố Hải Phòng có tác dụng và hiệu quả rất lớn.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (Trang 62)