Giá trị lịch sử của những yếu tố triết học trong thần thoại Việt

Một phần của tài liệu Những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam (Trang 98)

Ngƣời Việt xƣa đã có một kho tàng thần thoại đồ sộ. Những thần thoại đó đã lƣu giữ những ý nghĩa nhất định về phƣơng diện sử học, xã hội, nghệ thuật và tƣ tƣởng triết học.

Mặc dù thần thoại Việt Nam đời cổ do không đƣợc ghi chép nên chỉ còn lại từng mảnh và bị trộn lẫn với thần thoại Trung Quốc trong quá trình lƣu truyền qua cả hơn 1.000 năm Bắc thuộc, thậm chí còn bị vay mƣợn nhiều tƣ tƣởng nhân sinh quan, thế giới quan của văn hóa Hán, nhƣng qua việc bóc tách các lớp tƣ tƣởng trầm tích trong thần thoại còn lại đến ngày nay, chúng ta vẫn có thể tìm kiếm đƣợc phần nào các mảnh tƣ tƣởng của ngƣời Việt cổ có những giá trị triết học nhất định.

Trong nền văn hóa cổ truyền quý báu độc đáo của dân tộc, chúng ta hãy tìm hiểu xem yếu tố triết học trong thần thoại có giá trị nhƣ thế nào? Trƣớc hết yếu tố triết học trong thần thoại bao giờ cũng có trƣớc và là cái gốc, là mầm mống của các tƣ tƣởng triết học sau này của mỗi dân tộc. Vì phản ánh trực tiếp đời sống sản xuất và xã hội của quần chúng lao động trong một giai đoạn lịch sử đầu tiên, lại đƣợc tập thể nhân dân qua nhiều thế hệ gọt rũa, gìn giữ và lƣu truyền, nên thần thoại mang tính dân tộc cao. Cả hệ thống thần thoại các dân tộc Việt Nam đã đi từ nguyên sơ đến chỗ phát triển cao hơn với dung lƣợng rộng lớn hơn trong các áng mo, các sử thi - khan với các hình

thức diễn xƣớng dân gian, và qua quá trình giao lƣu, tiếp biến, thần thoại đã cùng với các thể loại khác của văn học dân gian làm nên kho tàng văn hoá quý giá của cả dân tộc Việt Nam.

Không chỉ có thế, ngƣời Việt xƣa qua hình tƣợng thần thoại và những yếu tố triết học gửi gắm trong đó, đã thể hiện ra những nét cơ bản làm tiền đề cho tâm lý dân tộc, làm cốt lõi cho tâm hồn chân chính Việt Nam phổ biến và bền vững mãi về sau. Đó là:

- Ý thức sâu sắc về tổ tiên, giống nòi và đất nƣớc;

- Lòng yêu tha thiết quê hƣơng, xứ sở và tình cảm cộng đồng, nhân hậu; - Tính kiên trì lạc quan và ham say lao động, sáng tạo văn hóa và nghệ thuật;

- Sự hài hòa với thiên nhiên mà mình đã cải tạo và tâm hồn giản dị, trong sáng, nhƣng cũng rất lãng mạn hào hùng;

- Tinh thần dũng cảm, bất khuất trƣớc mọi khó khăn, trƣớc mọi kẻ thù và lòng tôn sùng anh hùng tập thể.

Những giá trị ấy góp phần liên tục bồi đắp nên truyền thống tinh thần tốt đẹp của dân tộc, mà văn học cổ điển xƣa đã tiếp thụ nâng cao và văn học nay còn kế thừa phát huy. Lòng yêu nƣớc, thƣơng dân và nhân ái, tinh thần dũng cảm lạc quan, tri thức thực tiễn, nếp cảm nghĩ trong sáng hồn nhiên… là những mặt chủ yếu của tính cách con ngƣời Việt Nam. Những cái đó cũng có sự vận động của nó, cần đƣợc miêu tả ra theo hƣớng lịch sử. Nó là bản chất của con ngƣời Việt Nam, nhƣng thể hiện dƣới nhiều dạng vẻ khác nhau, qua các thời kỳ, từ ông Dóng thần kỳ cho đến ngƣời kiếm củi mài dao chém giặc Pháp, từ Man nƣơng cho đến Thị Kính, từ vẻ chất phác hồn nhiên trong ca vè cổ cho đến giọng ngọt ngào thiết tha trong bài ca Quan họ.

Sự tiếp nối tƣ tƣởng triết học ở thần thoại và tiếp tục trong các thể loại khác của văn học dân gian làm sáng rõ thêm sức sống bền vững và sự vận

động phong phú của tính cách, tâm hồn Việt Nam, đã thấm sâu vào huyết mạch của lịch sử văn học dân gian, lịch sử dân tộc.

Triết học trong thần thoại cũng chính là bản nguyên tinh thần dân tộc, là cội nguồn triết học của dân tộc.

Thần thoại Việt Nam đã là nguồn tƣ liệu quý giá cho tất cả các ngành khoa học xã hội ngày nay. Thần thoại tuy không phải là tài liệu sử học thực sự nhƣng vì nó đã phản ánh ít nhiều tình trạng sinh hoạt xã hội loài ngƣời trong lịch sử, vì vậy các sử gia phong kiến Việt Nam xƣa trong khi viết sử đã tham khảo nhiều ở thần thoại. Việc đặt thần thoại lên đầu quyển sử, làm thành một phần Ngoại kỷ nhƣ Ngô Sĩ Liên tuy là nói lên một điều là thần thoại đã có cống hiến trong chừng mực nào đó cho lịch sử, là cái bóng của những sự việc lịch sử đời xƣa.

Hơn thế, lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc đã chứng minh rằng suốt trƣờng kỳ lịch sử, nhân dân lao động nƣớc ta đã thực sự là những chủ nhân, những ngƣời có công to lớn trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên hà khắc và với kẻ thù xâm lƣợc tàn bạo. Và chính những hình tƣợng thần thoại, cùng những yếu tố triết học gửi gắm trong đó đã là một minh chứng cho vai trò của quần chúng nhân dân trong việc sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.

Xuất phát từ nguyên lý cơ bản chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng: hoạt động sản xuất của cải vật chất của quần chúng nhân dân trƣớc tiên là nhân dân lao động, là cơ sở cho sự tồn tại phát triển của xã hội. Cùng với sự phát triển của sản xuất quần chúng lao động đã tích luỹ kinh nghiệm, cải tiến công cụ sản xuất, thúc đẩy làm cho xã hội không ngừng tiến lên. Quần chúng nhân dân với tƣ cách là lực lƣợng sản xuất cơ bản, nhân dân lao động quyết định sự biến đổi của lịch sử, bởi vì xét đến cùng lực lƣợng sản xuất quy định sự xuất hiện, bảo đảm tồn tại của một chế độ xã hội. Con ngƣời bắt đầu sản xuất thì cũng bắt đầu sáng tạo ra giá trị văn hoá, tinh thần và tạo điều kiện cho nền

văn hoá đó phát triển và tiến bộ không ngừng. Mặt khác, các giá trị văn hoá tinh thần chỉ có thể trƣờng tồn khi đƣợc đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến.

Đồng thời với sự vận động tiến triển nội tại của thần thoại trong văn hóa Nam Á , thì chúng ta thấy thần thoại cũng chứa đựng những yếu tố của văn hóa từ bên ngoài đƣa vào. Thần thoại Rồng của ngƣời Lạc Việt bị lớp văn hóa, phong kiến Hán áp vào. Nhƣng dù ảnh hƣởng nặng nề nào thần thoại Việt, với lớp trầm tích mầm mống yếu tố triết học trong nó, vẫn là phản ánh cách tƣ duy của ngƣời Việt, vẫn lóe lên ánh hào quang của lòng tự hào và tự cƣờng của ngƣời Lạc Việt trƣớc họa xâm lăng.

Khẳng định những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam có một giá trị lịch sử hết sức to lớn, bởi lẽ, đó sẽ là chìa khóa giúp chúng ta trả lời câu hỏi: “Việt Nam có triết học không?” Đây cũng là sự trả lời rằng, Việt Nam có triết học. Mặc dù, ở Việt Nam không có các triết gia lỗi lạc, không có các trƣờng phái triết học tiêu biểu; vấn đề cơ bản của triết học, duy vật, duy tâm, khả tri, bất khả tri hay biện chứng và siêu hình… cũng chƣa đƣợc đặt ra một cách rõ ràng và sáng tỏ thành một hệ thống. Thật vậy, ngay từ thời kỳ Đông Sơn, nhận thức của ngƣời Việt đã đạt đến trình độ tƣ duy trừu tƣợng và thực tế, đã có sự hình thành những mầm mống của triết học. Tuy trình độ của con ngƣời ở thời kỳ này còn chƣa cao, nhƣng ngay lúc ấy ta đã thấy xuất hiện trong đầu óc con ngƣời cuộc đấu tranh giữa những yếu tố tƣ tƣởng duy vật và biện chứng (biểu hiện tƣ tƣởng lành mạnh và khả năng nhận thức, khả năng cải tạo thế giới của con ngƣời) với những khuynh hƣớng duy tâm, thần linh chủ nghĩa (biểu hiện sự bất lực của con ngƣời trƣớc sức mạnh của những lực lƣợng tự phát của tự nhiên và xã hội). Quá trình đấu tranh đó là quá trình không ngừng nâng cao trình độ nhận thức của con ngƣời, năng lực cải tạo thế giới của con ngƣời. Thần thoại nói chung và đặc biệt là những yếu tố tƣ tƣởng duy vật và biện chứng luôn phục vụ và ca tụng cuộc đấu tranh con ngƣời

trƣớc thiên nhiên, trƣớc những hiện tƣợng áp bức xã hội chứ không tuyên truyền sự bất lực của con ngƣời trƣớc mặt tự nhiên, không đƣa con ngƣời đến chỗ chịu bó tay khuất phục trƣớc khó khăn do đời sống xã hội đặt ra. Điều đó chứng minh một cách đanh thép rằng những luận điệu cho tôn giáo là nguồn gốc mọi tƣ tƣởng là hoàn toàn không có căn cứ, hoàn toàn bị phá sản bởi thực tế lịch sử. Bắt đầu từ khi nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ xây dựng quốc gia độc lập (thế kỷ X), những tƣ tƣởng triết học về xã hội, về thực tiễn giữ vai trò trung tâm và xuyên suốt cho đến sau này. Triết học Việt Nam tiếp tục đƣợc kế thừa, bổ sung, phát triển và đặc biệt đã tỏa sáng rực rỡ trong tƣ tƣởng triết học của Hồ Chí Minh.

Tất cả những điều đó đã khẳng định giá trị mọi mặt của thần thoại Việt Nam cũng nhƣ những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Thần thoại là yếu tố quan trọng của nền văn minh nhân loại. Thần thoại là gạch nối giữa lịch sử và văn chƣơng truyền khẩu. Nhân dân Việt Nam sáng tạo ra thần thoại Việt Nam, và thần thoại Việt Nam chứa đựng những yếu tố tƣ tƣởng triết học sâu sắc, thể hiện năng lực nhận thức của ngƣời Việt thời sơ khai của lịch sử.

Qua quá trình lâu dài quan sát và nhận thức thế giới để tác động vào thế giới, ngƣời Việt xƣa cũng đã ít nhiều phản ánh đƣợc thực tiễn biện chứng trong từng sự vật, hiện tƣợng, nhận thƣ́c tƣ̀ng khía cạnh , tƣ̀ng tác dụng riêng lẻ của những quy luật tồn tại sƣ̣ vật , hiện tƣợng . Đồng thời ở một chừng mực nhất định, họ đã có thể vận dụng đƣợc sự hiểu biết đó của mình vào đời sống thực tế. Tuy nhiên, bên cạnh những tƣ tƣởng duy vật và biện chứng có tính chất trực quan, do trình độ nhận thức còn thấp kém nên ngƣời xƣa không tránh khỏi những tƣ tƣởng, nhƣ̃ng lý giải mang tính chất thần linh chủ nghĩa (tin vào thần thánh, vào vận hạn).

Tìm hiểu n hƣ̃ng tƣ tƣởng triết học trong thần thoại Việt Nam để thấy rằng chúng ta có đƣợc một dòng liên tục của sự tiến triển trong tƣ tƣởng từ tập thể đến cá nhân, từ quá khứ đến hiện tại. Những thần thoại đó đóng một vai trò quan trọng trong cả hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức , bên cạnh đó cũng mang những ý nghĩa nhất định về phƣơng diện sử học, xã hội, nghệ thuật và tƣ tƣởng triết học.

Thần thoại Việt Nam và những tƣ tƣởng triết học trong đó đã là nguồn tƣ liệu quý giá cho tất cả các ngành khoa học xã hội ngày nay. Nhƣ̃ng tri thức dân gian này đƣợc ứng dụng hàng ngày hàng giờ, khắp nơi, đi qua thời đại, bổ sung đúc kết.Chỉ có nhƣ vậy , dân tộc ta mới tồn tại, mới bảo vệ đƣợc tinh thần của mình, mới tiếp thu đƣợc mọi thứ của thế giới để có thể thể hiện đƣợc một cuộc hội nhập tròn đầy.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (2001), Từ Điển Văn học Việt Nam (Từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Cảnh Bình, Nguyễn Hoa Cƣơng, Cao Việt Dũng, Tạ Quang Đông (2005), Những anh hùng Hy Lạp cổ đại, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 3. Nguyễn Đổng Chi (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí

Minh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Cừ, Phan Trọng Thƣởng (1999), Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Nghĩa Dân (2001), Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.

6. Chu Xuân Diên (1984), Từ điển Văn học, tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.356-357.

7. Chu Xuân Diên (1989), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, Trƣờng Đại học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr.39-52.

8. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề Văn hoá và Văn học dân gian, Nxb. Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh .

9. Chu Xuân Diên (2008), Nghiên cứu văn hoá dân gian: Phương pháp, lịch sử, thể loại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Tấn Đắc (1990), Về các bảng mục lục tra cứu tip và môtip của truyện kể dân gian, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.266-309.

11. Cát Điền (1995), Vai trò của văn học dân gian với sân khấu truyền thống, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.

12. Cao Huy Đỉnh (1965), “Học giả phƣơng Tây đi tìm nguồn gốc truyện dân gian”, Tạp chí Văn học, (6).

13. Cao Huy Đỉnh, Đặng Nghiêm Vạn (1971), “Về quá trình phát triển của hệ thống thần thoại Việt”, Tạp chí Khảo cổ học, (8-9).

14. Cao Huy Đỉnh (2003), Tìm hiểu thần thoại Ấn độ (Tác phẩm đ ƣợc tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

15. Giáo sƣ Cao Huy Đỉnh, Phông lưu trữ tài liệu cá nhân Giáo sư , nhà nghiên cứu Văn học dân gian Cao Huy Đỉnh – Trung tâm Lƣu trƣ̃ quốc gia III - Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc .

16. Hà Minh Đức (1982). Vai trò ngày càng tăng cường của Văn học Nghệ thuật trong tình hình hiện nay, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

17. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18. Maxim Gorki (1970), Bàn về văn học, Nxb. Văn học, Hà Nội.

19. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Từ Điển Văn học bộ môn, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

20. Kiều Thu Hoạch (chủ biên, 2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 4+5: Truyền thuyết), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

21. Tô Duy Hợp (2007), Giá trị của triết lý dân gian. (Trong “Viện nghiên cứu văn hoá dân gian - Thông báo văn hoá dân gian), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (1999), Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

23. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1972), Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp , Hà Nội.

24. Đinh Gia Khánh (1983), “Văn hóa dân gian hay Folkore là gì?”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (1, 2).

25. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu Văn hoá dân gian, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26. Vũ Ngọc Khánh (1999), Tiếp cận kho tàng Foklore Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Khỏa (2004), Thần thoại Hy Lạp, Nxb. Văn học, Hà Nội. 28. Nguyễn Xuân Kính (1995), Các tác gia nghiên cứu Văn hoá dân gian,

Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

29. Nguyễn Xuân Kính, Phan Lan Hƣơng (biên soạn, 2002), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

30. Thanh Lăng (1954), Văn học khởi thảo - văn chương bình dân, Phong trào văn hóa xuất bản, Hà Nội.

31. Lĩnh nam chích quái (Đinh Gia Khánh - Nguyễn Ngọc San dịch, 1960), Nxb. Văn hóa, Hà Nội.

32. Đặng Văn Lung (2003), Lịch sử và văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội.

33. Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng Văn Trụ (1997), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

34. Các Mác và Ăngghen (1971), Tuyển tập, tập II, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 35. Mác - Ăngghen - Lênin (1977), Bàn về Văn học và nghệ thuật, Nxb. Sự

thật, Hà Nội.

36. C. Mác - Ph. Ăngghen (1984), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Tuyển tập, tập VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

37. Trần Thanh Mại (1955), Quan điểm Duy vật máy móc và Duy vật Biện chứng trong cách nhìn nhận một truyện cổ tích, Nxb. Sông Lô.

38. E.M. Mêlêtinxki, Nhân vật trong truyện cổ tích hoang đường. Xuất xứ

Một phần của tài liệu Những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)