Những yếu tố triết học về thế giới

Một phần của tài liệu Những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam (Trang 46)

Các nhà Văn học - sử nghiên cứu thời nguyên thuỷ tuyệt nhiên không nhắc đến những dấu hiệu hiển nhiên của lối tƣ duy duy vật đã nảy sinh một cách tất yếu do sự thúc đẩy của những quá trình lao động và của toàn thể những hiện tƣợng sinh hoạt xã hội của ngƣời cổ đại. Những dấu hiệu đó đã lƣu truyền cho đến ngày nay dƣới nhiều hình thức, trong đó có thần thoại.

Ý thức ngay từ đầu đã là một sản phẩm xã hội, và nó vẫn còn mãi là một sản phẩm xã hội chừng nào mà loài ngƣời nói chung còn tồn tại. Dĩ nhiên, ý thức trƣớc tiên chỉ là ý thức về hoàn cảnh gần gũi nhất có thể cảm giác đƣợc, và là ý thức về mối liên hệ có giới hạn với những ngƣời khác và vật khác ở bên ngoài con ngƣời nhận thức đƣợc điều đó; đồng thời, đó cũng là ý thức về tự nhiên, lúc đầu nó đứng trƣớc con ngƣời nhƣ một sức mạnh hoàn toàn xa lạ, một sức mạnh vạn năng, không thể nào công phá đƣợc, đối với sức mạnh đó, thái độ của con ngƣời hoàn toàn nhƣ loài động vật, và sức mạnh đó làm cho con ngƣời cũng nhƣ loài vật phải khuất phục; cho nên nó là một ý thức hoàn toàn động vật đối với tự nhiên (tôn thờ tự nhiên). Ngƣời ta thấy ngay rằng sự tôn thờ tự nhiên ấy, hay là nhƣng mối quan hệ nhất định đó đối với tự nhiên đều do hình thái xã hội quyết định và ngƣợc lại. ở đây, cũng nhƣ bất cứ nơi nào khác, sự giống hệt nhƣ nhau giữa con ngƣời và tự nhiên cũng thể hiện dƣới hình thức này là sự đối xử có giới hạn của con ngƣời đứng trƣớc tự nhiên quyết định sự đối xử của họ đối với nhau, cũng nhƣ là sự đối xử có giới hạn của họ đối với nhau lại quyết định những mối quan hệ của họ với tự

thôi, và mặt khác, vì ý thức về sự cần thiết phải giao dịch với những ngƣời xung quanh làm cho con ngƣời có ý thức rằng, chung quy thì mình đang sống trong xã hội.

Yêu cầu thực tiễn của sản xuất và trình độ nhận thức, trình độ trừu tƣợng hóa và khái quát hóa của con ngƣời cuối xã hội nguyên thủy đạt tới mức độ tƣơng đối phát triển qua quá trình lâu dài quan sát sự vật, hiện tƣợng, đã giúp tổ tiên ta có thể trả lời vấn đề đặt ra và ngày càng mạnh mẽ và cấp thiết lúc này là phải nhận xét, giải thích hiện tƣợng tự nhiên để phục vụ cho đời sống hoạt động sản xuất của mình.

Tƣ tƣởng nhân loại dù ở trình độ sơ khai cũng là phƣơng tiện hành động hiệu nghiệm, giúp cho ngƣời ta tiên liệu và sáng tạo công cụ kỹ thuật. Vào giai đoạn cuối xã hội nguyên thủy, sự xuất hiện của nghề nông, chăn nuôi, thủ công nghiệp cùng với việc săn bắn và đánh cá phát triển đã mở rộng khả năng tác động vào tự nhiên của con ngƣời. Mà muốn tác động vào tự nhiên, con ngƣời không thể không tìm hiểu và giải thích nó. Nếu cho rằng con ngƣời ở giai đoạn này hoàn toàn ngu dốt, tối tăm và bất lực thì sẽ không thể trả lời đƣợc câu hỏi vì sao tổ tiên ta lại có thể mở rộng phạm vi tác động của mình vào tự nhiên nhƣ thế, tại sao lại có thể chế tạo đƣợc những công cụ tƣơng đối phức tạp nhƣ: lƣỡi cày, lƣỡi cuốc, mũi tên, dao găm, trống đồng... Chính do phần nào nắm đƣợc thực chất của tự nhiên cùng tính chất, thuộc tính của những biểu hiện muôn màu muôn vẻ của nó cho nên tổ tiên ta mới có thể khắc phục đƣợc khó khăn, đẩy mạnh sản xuất hơn nữa. Nhờ phần nào hiểu biết tự nhiên, nắm đƣợc một số đặc điểm của các hiện tƣợng nên con ngƣời có thể sống rải rác ở nhiều nơi nhƣ miền núi, đồng bằng, miền ven sông, ven biển, có thể thích nghi đƣợc với khí hậu đổi thay, với những điều kiện sinh hoạt mới.

Việc canh tác và nhất là việc ra khơi đánh cá có liên quan rất mật thiết đến việc dự đoán thời tiết. Gió nhỏ hay gió to, gió Đông hay gió Nam, đều có

ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của con ngƣời. Thực tiễn đã đặt vấn đề phải giải thích hiện tƣợng trên. Truyện Thần Gió kể rằng: “Thần Gió hình dạng kỳ quái, không đầu, có quạt thần. Thần làm gió to hay nhỏ, lâu hay chóng là tuỳ theo lệnh của Ngọc Hoàng. Khi thần Gió hoạt động phối hợp với thần Mƣa và thần Sét là những lúc đáng sợ nhất. Thần có đứa con rất nghịch. Một hôm thần đi vắng, đứa con ở nhà thổi quạt làm gió thổi chơi, làm văng bát gạo của một ngƣời đi vay gạo nấu cháo cho vợ bị ốm nặng xuống ao.

Ngƣời này khóc lóc thảm thiết và kiện đến Thiên đình. Ngọc Hoàng bèn phạt con thần Gió xuống trần chăn trâu cho ngƣời mất gạo. Sau lại bắt hoá thành cây ngãi báo tin gió cho thiên hạ biết bằng cách cuốn lá cuốn bông lại. Ngƣời ta còn dùng lá ngãi chữa cảm gió cho trâu vì cho rằng con thần Gió đã có kinh nghiệm về bệnh trâu trong thời gian giữ trâu cho ngƣời mất gạo” [3, tr.93-94].

Đằng sau cái vẻ bề ngoài có tính chất thần linh chủ nghĩa là một nội dung chứa nhiều tƣ tƣởng lành mạnh, hiện thực và qua đó chúng ta có thể rút ra đƣợc nhiều yếu tố tƣ tƣởng duy vật chất phác của ngƣời xƣa.

Thật vậy, không đi tìm nguyên nhân của thời tiết ở ý chí của tinh thần, ngƣời xƣa đã giải thích dựa vào sự quan sát phản ứng của sinh vật đối với sự thay đổi thời tiết. Ví dụ, ngƣời ta thấy rằng trƣớc khi gió to thì cây ngãi thƣờng cuốn bông cuốn lá lại, trƣớc những trận mƣa lớn ngƣời ta thƣờng thấy cóc nghiến răng.

Khi nguồn sống của xã hội dựa vào chăn nuôi thì việc chăm sóc súc vật, chữa bệnh cho súc vật cũng là vấn đề quan trọng. Kinh nghiệm nhiều năm trong việc giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn do thực tiễn đề ra đã giúp ngƣời ta tìm đƣợc những thứ lá chữa bệnh cho trâu khi trâu ốm. Có đƣợc kinh nghiệm thực tế đó tất nhiên con ngƣời khó tin rằng trâu ốm là do thần gây nên. Việc chữa đƣợc bệnh cho trâu ở đây chính là kết quả của việc biết chăm nom gia súc: “Ngƣời ta còn dùng lá ngãi chữa bệnh cho trâu vì cho rằng

con thần Gió đã có kinh nghiệm về bệnh trâu trong thời gian giữ trâu” [3, tr.93-94].

Nhờ những hiểu biết trên mà con ngƣời có thể tránh đƣợc nhiều tác hại do tự nhiên gây ra đối với đời sống cũng nhƣ đối với sản xuất, có thể lợi dụng chúng phục vụ cho lợi ích của mình. Ví dụ, nếu biết đƣợc rằng mƣa thƣờng có kèm theo gió và sấm sét thì tất nhiên ngƣời ta phải nghĩ đến chuyện làm nhà vững chắc để vừa có thể che mƣa vừa có thể đỡ gió, tránh sét. Nếu biết sắp có gió to bão lớn, ngƣời ta có thể hoãn những buổi ra khơi đánh cá để tránh nguy hiểm. Nếu biết sắp có mƣa lớn, ngƣời ta sẽ chuẩn bị phƣơng tiện giữ nƣớc để cấy lúa. Nếu biết sắp có gió rét ở phía Bắc tràn về ngƣời ta sẽ chuẩn bị phƣơng tiện chống rét cho ngƣời và cho súc vật để tránh đƣợc tình trạng “Bà già chết rét tháng ba”.

Để tạo điều kiện cho sản xuất đƣợc tiến hành thuận lợi và để phần nào khắc phục đƣợc khó khăn do tự nhiên gây ra, tổ tiên chúng ta đã thấy cần phải biết rõ tính chất của mƣa. Vì mƣa có tác dụng quyết định đến việc đƣợc mùa hay mất mùa và mƣa nhiều hay ít đều có quan hệ thiết thực đến đời sống mỗi ngƣời. Tính chất ấy là: Mƣa nói chung tốt, song không đều, nơi thì mƣa nhiều quá, nơi lại ít quá hoặc ở ngay một nơi cũng có lúc mƣa nhiều, mƣa ít, do đó thƣờng hay gây nên hạn hán hay úng thủy. Nhận thức đƣợc điều đó, ngƣời nguyên thủy sẽ có những biện pháp tích cực để đề phòng: đào mƣơng lấy nƣớc, đào ao chứa nƣớc...

Mặc dầu không giải thích đƣợc rằng mƣa là do nƣớc ở hồ, ao, sông, biển, bốc hơi lên cao gặp lạnh đọng lại, khi nặng rơi xuống thành mƣa, nhƣng ở đây ngƣời xƣa đã thấy đƣợc rằng mƣa không phải do Trời hóa phép ra, cũng không phải là “nƣớc mắt của ả Chức chàng Ngƣu” mà chính là nƣớc đi từ sông biển rồi lại trở về sông biển: “Thần Mƣa thƣờng xuống hạ giới hút nƣớc sông nƣớc biển rồi phun nƣớc cho thế gian” (Truyện Thần Mưa) [3, tr.95].

Có thể rằng lúc này ngƣời ta đã quan sát thấy những trận lốc cuốn mây lại thành một cột lớn hút nƣớc ở một khúc sông nào đấy lên trời, nên họ đã hình dung đó là thần Mƣa xuống hút nƣớc và thần có hình rồng. Song, thực ra cơn lốc còn có thể cuốn cả những thứ khác nhƣ nhà cửa, cây cối, trâu bò, thậm chí cả ngƣời ra bể nữa. Qua nhiều lần quan sát, ngƣời nguyên thủy đã thấy đƣợc rằng nƣớc chỉ có thể từ trên cao chảy xuống thấp chứ không thể từ dƣới thấp chảy lên cao. Nhìn những thác nƣớc, con suối, dòng sông... ngƣời ta đều thấy nhƣ vậy, dầu ở đâu và bất cứ lúc nào cũng thế. Rồi từ chỗ biết đắp bờ ngăn cho nƣớc khỏi tràn vào ruộng, dần dần ngƣời ta rút ra kinh nghiệm muốn tránh đƣợc nƣớc lũ phá hoại mùa màng, tránh đƣợc khó khăn cho mình thì phải đắp đất be bờ ở hai bên sông cho cao hơn mặt nƣớc. Đây chƣa phải là những con đê vì đê ở nƣớc ta mãi đến đời nhà Lý mới thấy xuất hiện lần đầu tiên. Song, khi nông nghiệp nguyên thủy đã tƣơng đối phát triển, con ngƣời không những biết làm nƣơng rẫy mà còn biết làm ruộng đồng bằng nữa thì chắc chắn lúc đó phải có những hình thức mầm mống, sơ khai nhất của đê, phải có cái bờ ngăn nƣớc - tƣơng tự nhƣ bờ ruộng, nhƣ những bức thành chống ngoại xâm - là tiền thân của những con đê sau này rồi.

Mặt khác “mỗi năm vào tháng Tám” thần Nƣớc mới dâng nƣớc một lần để lấy gỗ về xây dựng” (truyện Thần Nước) [3, tr.137-138], hoặc “hàng năm vào tháng Tám” Thủy Tinh mới “dâng nƣớc đánh báo thù Sơn Tinh một lần” (Sơn Tinh - Thủy Tinh). Cho nên có thể đắp bờ ngăn nƣớc trƣớc tháng Tám để phòng nƣớc lũ, còn những tháng sau mọi ngƣời vẫn có thể yên trí sản xuất. Bấy giờ nƣớc của Thuỷ Tinh có dâng cao thì “đê” của Sơn Tinh đã lại cao hơn rồi.

Nhƣ vậy chắc chắn rằng ngƣời nguyên thuỷ đã nắm đƣợc phần nào thực chất của quy luật tự nhiên “Nƣớc chảy chỗ trũng”, đã nắm đƣợc một tính chất căn bản trong nội dung của quy luật chi phối giới tự nhiên là tính chất lặp đi lặp lại của hiện tƣợng “nƣớc lũ xảy ra vào tháng Tám”. Mặc dù lúc đó con ngƣời

chƣa biết vật lý học là gì và cũng chƣa thể lý giải những hiện tƣợng vật lý đó theo quan điểm khoa học. Khi “Sơn Tinh” - con ngƣời - đã nắm chắc đƣợc tính quy luật của “Thủy Tinh” - nƣớc lũ - nhƣ vậy, thì dù cho “Thủy Tinh” có hung hãn đến thế nào chăng nữa, dù có báo thù dai dẳng thế nào chăng nữa, rút cuộc cũng đều phải rút quân về với mối thù “muôn kiếp không nguôi”.

Những hiểu biết trên tuy còn thô sơ và mới ở trình độ của những tri giác cảm tính nhƣng trong đó đã chứa đựng nhiều yếu tố hiện thực, nhiều “hạt” duy vật mộc mạc. Những hiểu biết này có tác dụng tích cực đến việc đẩy mạnh quá trình cải biến tự nhiên của con ngƣời. Vì chỉ có nắm đƣợc thực chất của sự vật dƣới những biểu hiện cụ thể của chúng, con ngƣời mới có thể tác động vào chúng, mới có thể đặt ra và hoàn thành những công việc ngày càng phức tạp hơn, khó khăn hơn. Nếu tri giác của cảm tính là sai lầm, thì con ngƣời đã không thể tìm đƣợc phƣơng hƣớng trong hoàn cảnh xung quanh thiên hình vạn trạng, không thể nào phản ứng đƣợc đối với những tác động của hoàn cảnh bên ngoài nhất định sẽ bị diệt vong trong sự va chạm với các lực lƣợng tự phát của tự nhiên.

Chứng tỏ rằng ngay trong điều kiện của giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy, trong ý thức con ngƣời đã xuất hiện những quan niệm hiện thực về thế giới, đã thấy xuất hiện cuộc đấu tranh của những xu hƣớng duy vật thể hiện năng lực sáng tạo của con ngƣời chống những xu hƣớng duy tâm thần bí phản ánh sự bất lực của con ngƣời trƣớc tự nhiên. Nếu không nhƣ vậy thì chúng ta sẽ không thể giải thích đƣợc nguyên nhân của sự phát triển tiến lên của xã hội.

Ăngghen đã chỉ ra rằng trong quá trình hoạt động lao động của con ngƣời nguyên thủy, song song với sự phát triển của bàn tay, bộ óc cũng đã phát triển dần dần từng bƣớc, ý thức đã xuất hiện - trƣớc hết là ý thức về những điều kiện của những hoạt động thực tiễn có ích riêng lẻ, rồi sau đó, trên

cơ sở ấy mới có sự hiểu biết những quy luật của tự nhiên chi phối những hoạt động có ích ấy.

Nhƣ một cái gì sống động, thần thoại không chỉ là một giải thích nhằm thoả mãn một sự tò mò khoa học, nó còn là câu chuyện làm sống lại một thực tại nguyên thuỷ. Nguồn gốc của những yếu tố tƣ tƣởng duy vật thể hiện trong thần thoại không những chỉ là do yêu cầu phải quan sát đúng hiện tƣợng tự nhiên để phục vụ sản xuất mà còn ở chỗ qua hàng trăm nghìn lần quan sát sự lặp đi lặp lại của các sự vật, ngƣời xƣa đã phần nào thấy đƣợc bản chất và sự tồn tại khách quan của thế giới. Vì chỉ có thấy đƣợc rằng thế giới là tồn tại khách quan thì lúc đó con ngƣời mới có thể lấy thế giới bên ngoài làm đối tƣợng tác động của lao động của mình, mới có phƣơng hƣớng cho hoạt động thực tiễn, mặc dầu ý thức tự giác về việc đó mới ở trình độ nhất định, và phần lớn còn phải dựa vào các kinh nghiệm trực tiếp.

Thật vậy, trong quá trình đấu tranh với tự nhiên để sống, tổ tiên chúng ta đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm, nhận thức đƣợc nâng cao, do đó càng hiểu biết thêm về thế giới. Lúc này con ngƣời đã bắt đầu có ý thức phần nào rằng thế giới là tồn tại khách quan và vốn có bản chất là vật chất - tuy còn tự phát và rất ấu trĩ. Ngƣời nguyên thủy chƣa hình dung đƣợc vũ trụ có hình thù gì, nhƣng đã có quan niệm rằng “trời đất là một đám hỗn độn” (trong thần thoại Mƣờng, Đẻ Đất Đẻ Nƣớc gọi là trạng thái “bời lời bạc lạc”), rồi sau đó thần Trụ Trời mới lấy đầu đội trời xây dựng vũ trụ. Nhƣ thế nghĩa là trƣớc khi thần xuất hiện thì trong tự nhiên đã có một cái gì rồi chứ không phải là một cõi hƣ vô. Thần Trụ Trời xuất hiện chỉ làm công việc thay đổi hình thù của thế giới mà thôi.

“Thủa ấy chƣa có vũ trụ, muôn vật và loài ngƣời. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Rồi tự nhiên xuất hiện một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể; chân thần bƣớc một bƣớc cứ nhƣ bây giờ từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia” [3, tr.67].

“Thần đứng dậy dùng đầu đội trời lên cao rồi hì hục đào đất đá đắp thành cột chống trời. Cột càng cao bao nhiêu thì trời càng đƣợc nâng cao chừng đó và càng đƣợc giăng ra nhƣ một tấm màn lớn bấy nhiêu. Từ đó trời đất phân làm hai. Đất phẳng nhƣ chiếc mâm vuông, trời ở trên tròn nhƣ cái bát úp, phần giáp giới giữa trời và đất là chân trời. Sau khi đã phân chia trời đất xong, thần bèn phá cột đi, đất đá vung ra bốn phƣơng, mỗi hòn thành một

Một phần của tài liệu Những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam (Trang 46)