Thần thoại đã sản sinh trên cơ sở những yêu cầu của thực tiễn lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội của ngƣời xƣa khi mà đại bộ phận những hiện tƣợng trong thế giới có liên quan trực tiếp với đời sống vẫn còn ở ngoài tầm hiểu biết của họ. Trình độ của loài ngƣời chƣa cho phép hiểu đƣợc các hiện tƣợng ấy, trong khi nhu cầu của cuộc sống lại buộc phải giải thích chúng. Bắt buộc phải giải thích những vấn đề vƣợt lên trên khả năng trí tuệ của mình, ngƣời nguyên thuỷ đã đi đến những nhận thức sai lệch, những quan niệm huyễn hoặc về thực tại.
Sự ra đời của thần thoại Việt Nam cũng tuân theo quy luật đó.
Điều quan trọng cần đƣợc đặc biệt chú ý khi xét tƣ duy của ngƣời nguyên thủy Việt Nam, là phải đặt lại các tộc ngƣời ở đây trong điều kiện địa lý môi trƣờng Đông Nam Á. Cả khu vực này nằm trên bờ biển, có nhiều sông ngòi, đồng bằng, văn hóa ở đây là văn hóa biển, sông ngòi, nông nghiệp, khác với phƣơng bắc là khu vực của văn hóa du mục. Trên nền văn hóa ấy, các
nƣớc thuộc khu vực này đều có những nét tƣơng đồng không phải riêng cho một dân tộc hay một nƣớc nào cả.
Nền văn hóa Việt Nam cổ xƣa xây dựng và phát triển cách đây hơn 4000 năm, vào cuối thời kỳ đá mới. Khi ấy, xã hội Lạc Việt chỉ mới bắt đầu phân hóa, về căn bản còn sống dƣới chế độ thị tộc, với nền dân chủ nguyên thủy mà nền sở hữu công cộng của làng xã là cơ bản.
Dải đất trên đó ngƣời Lạc Việt đã định cƣ thuộc vùng nhiệt đới, trù phú, phì nhiêu, nhƣng cũng rất khắc nghiệt về khí hậu, thiên tai, thủy họa. Đó là địa bàn lý tƣởng cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nƣớc, một ngành sản xuất đòi hỏi lao động cần cù, tinh thần nhẫn nại, sự hợp tác của cả cộng đồng và những tri thức kỹ thuật phức hợp.
Một môi trƣờng thiên nhiên đa hình đa thức, đa dạng do tác động của tự nhiên nhƣ vậy là cuốn sách lớn đầu tiên trong đó ông cha ta, tự tay mình phải vén bức màn bí mật của tạo hóa, từ đó trang bị cho mình một tƣ duy khoa học trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chính ông cha ta phải chăm lo về phần thực nghiệm - với nghề trồng lúa nƣớc, để đặt nền móng cho văn minh nông nghiệp.
Tuy nhiên, phải có một tổ chức xã hội thì tác động của con ngƣời đối với tự nhiên và tác động trở lại của tự nhiên đối với con ngƣời mới có tính chất sáng tạo. Tổ chức xã hội đó bao gồm trƣớc hết và chủ yếu những mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời trong xã hội. Những mối quan hệ này không phải là quan hệ về mặt sở hữu giữa chủ nô và nô lệ, giữa lãnh chúa và nông nô, nô tỳ, mà phải là mối quan hệ giữa những thành viên bình đẳng trong một cộng đồng, quan hệ hợp tác, tƣơng thân tƣơng trợ, “chị ngã em nâng”, “máu chảy ruột mềm”, “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, đoàn kết, nhân nghĩa thủy chung, hài hòa trung hậu.
Dân tộc Việt Nam, cũng nhƣ nhiều dân tộc khác, sự phát triển lịch sử trải qua những giai đoạn nhƣ sau:
Đầu tiên là thời đại Đồ Đá Cũ, tiếp dần vào giai đoạn 2 của thời đại Đồ Đá Cũ (tức thời đại Đồ Đá Giữa), rồi đến thời kỳ Đồ Đá Mới. Thời kỳ này có những bƣớc tiến rất dài trong đời sống ngƣời Việt nguyên thuỷ. Đặc biệt quan trọng là bàn tay ngƣời đã trở nên khéo léo hơn, linh hoạt hơn qua quá trình lao động, chế tạo và sử dụng công cụ lao động, từ đó việc ăn thịt chín đã cung cấp nhiều chất bổ cho nhu cầu phát triển của cơ thể, cho sự phát triển của bộ óc. Điều này đã góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển năng lực tƣ duy của con ngƣời. ở giai đoạn này, sinh hoạt văn hoá của con ngƣời đã đƣợc nâng cao, tuy vậy về mặt sinh hoạt tinh thần thì chƣa thấy dấu vết gì chứng tỏ rằng khi đó thần thoại đã xuất hiện. Chỉ đến khi thực tiễn xã hội đòi hỏi phải giải thích tự nhiên để tiến hành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp; đòi hỏi phải tìm hiểu xã hội và giải thích địa vị, vai trò của tập đoàn xã hội trong sản xuất; cũng nhƣ khi năng lực trừu tƣợng hoá của tƣ duy con ngƣời đã đạt đến mức có thể tạo ra đƣợc những cốt truyện để thuyết minh, những tình tiết có mạch lạc và có hệ thống, tức thời đại Đồ Đồng bắt đầu thì thần thoại mới xuất hiện.
Thời đại Đồ Đá kéo dài từ mấy triệu năm đến mấy ngàn năm cách ngày nay đã đánh dấu bƣớc chuyển từ hái lƣợm, săn bắn sang chăn nuôi, trồng trọt. Qua những tƣ liệu khảo cổ ta thấy ngƣời Việt cổ bƣớc đầu đã có ý niệm về sự cân xứng, đã có tƣ duy phân loại (ở văn hoá Sơn Vi), có lòng tin ở thế giới bên kia, mà ở đó ngƣời chết vẫn tiếp tục lao động (công cụ lao động ở bên cạnh ngƣời chết ở văn hoá Sơn Vi). Cƣ dân Hoà Bình đã biết chọn nơi cƣ trú, biết dùng lƣu hoàng để vẽ lên ngƣời, biết đến nhịp điệu, dùng ký hiệu để ghi. Theo GS. Hà Văn Tấn, đây là quá trình hình thành hoạt động đếm và phạm trù số lƣợng, từ đó ra đời các số đếm tách khỏi vật đếm (trừu tƣợng hoá khỏi vật cụ thể). Cuối thời đồ đá mới (3000 năm trƣớc Công nguyên) với nghề trồng lúa nƣớc, ngƣời Việt đã có ý niệm về đƣờng tròn, chuyển động quay, có ý thức về nhịp điệu, cân xứng, đã có quan niệm về thời gian, vũ trụ (trên đồ gốm ở Bắc Sơn đã có mặt trời hình tròn, có hình chữ S, nửa số 8). Họ tôn thờ
sức mạnh tự nhiên nhƣ mƣa, gió, đặc biệt là mặt trời đã trở thành thần linh của họ.
Cách đây khoảng 4000 năm, ngƣời Việt đã bƣớc vào giai đoạn đồng thau (hợp kim đồng thiếc) - thời kỳ tiền Đông Sơn. Đến thời kỳ Đông Sơn, kỹ thuật đồng thau phát triển cao với sự ra đời của những trống đồng.
Nếu văn hoá tiền Đông Sơn có niên đại từ 2000 năm trƣớc Công nguyên đến 700 năm trƣớc Công nguyên ở các lƣu vực sông Hồng thì văn hoá Đông Sơn từ 700 năm trƣớc Công nguyên đến 100 năm trƣớc Công nguyên với việc hình thành quốc gia Văn Lang của các Vua Hùng. Thời kỳ Đông Sơn là thời kỳ hình thành cái lõi đầu tiên của dân tộc. Thời kỳ này ngƣời Việt đã có sự quan sát thế giới bên ngoài khá tinh tế, từ đó tái tạo, biểu hiện khá chân thực, khéo léo (qua tƣợng bò, gà,... làm bằng đất nung). Nhìn đồ trang sức cân xứng, tinh xảo, nhẵn, đẹp khiến nay chúng ta cũng phải ngạc nhiên. Ngƣời Đông Sơn đã biết làm chủ nhịp điệu, tuân theo tính đối xứng chặt chẽ và biết đến nhiều dạng đối xứng khác nhau. Điều này thể hiện tƣ duy trừu tƣợng khá cao ở họ. Qua trống đồng ta thấy đã có suy nghĩ, nhận xét, tính toán về hình học (đã biết chia hình tròn làm sáu phần bằng nhau, đã biết liên hệ giữa bán kính và đƣờng tròn). Nhƣ vậy bƣớc đầu họ đã có nhận thức hình học và tƣ duy chính xác.
Trên một số đồ gốm (kể cả gốm Phùng Nguyên) các trang trí hoa văn biểu hiện mô hình vũ trụ gồm ba thế giới: trời, ngƣời và dƣới đất, trong đó có sự biến chuyển của mùa màng, đời sống thực vật là liên tục, khôn cùng, thể hiện qua những đƣờng xoắn nối liền nhau, lặp đi lặp lại. ở đây đã xuất hiện phong cách tƣợng trƣng với những ký hiệu quy ƣớc - bƣớc phát triển mới của tƣ duy trừu tƣợng.
Qua các trống đồng ta thấy ngƣời Đông Sơn đã có một tri thức khá cao về luyện kim, chế tạo đồ đồng, đồ sắt. Khi tái hiện thế giới hiện thực họ đã không chú ý đến chi tiết của đối tƣợng đƣợc miêu tả, mà chỉ chú ý đến những
đặc điểm cơ bản, và thể hiện chúng bằng những đƣờng nét ƣớc lệ, cách điệu nhƣng rất sinh động (Xem thêm [54], [55], [56], [57]).
Nhà khảo cổ học Pháp Madeleine Colani cho rằng ngôi sao nhiều cánh giữa mặt trống đồng là hình mặt trời, con ngƣời, chim, hƣơu trên mặt trống đều xoay quanh mặt trời theo chiều ngƣợc kim đồng hồ, trùng với chiều của quả đất xoay quanh mặt trời. Vành ngoài cùng của trống đồng Ngọc Lũ chứa 336 vòng tròn nhỏ ứng với chu kỳ một năm mặt trăng quay quanh mặt trời. Qua trống đồng rất có thể cƣ dân Đông Sơn đã có lịch pháp riêng cần thiết cho nông nghiệp và hàng hải. Theo Bùi Huy Hồng, thời Hùng Vƣơng đêm có 5 giờ, ngày có 5 giờ. Mỗi giờ lại chia làm 10 khoảng [58].
Những chiếc thuyền trên tang trống có thể là nghi lễ đƣa tiễn hồn ngƣời chết, có thể là lễ hội cầu mùa - một lễ nghi chủ yếu của cƣ dân nông nghiệp. Rất có thể những nghi lễ nông nghiệp khác nhƣ hát đối, tục đua thuyền, tục thả diều có từ thời này.
Thời kỳ Đông Sơn, theo GS. Hà Văn Tấn, đã hình thành tƣ duy lƣỡng hợp (lƣỡng phân) giữa khô và ƣớt, lửa và nƣớc, Nhật và Nguyệt, chim và rắn, thấp và cao, v.v. Theo Porée-Maspéro, văn hoá, phong tục, thần thoại, trống đồng,... ở đây đều biểu hiện tính lƣỡng hợp, giao tranh, giao hoà giữa các yếu tố đối lập.
Quan niệm về thế giới nổi bật nhất là truyện Bánh chưng bánh dầy. Ngƣời Việt cổ cho rằng trời thì tròn còn đất thì vuông. Tròn là sáng tạo, vuông là vạn vật. Bởi vậy, bình dân có câu: "Mẹ tròn con vuông", hay "Trăm năm tính cuộc vuông tròn" là vậy.
Ở đây lịch sử đƣợc đánh dấu bằng một bƣớc ngoặt quan trọng: giai đoạn con ngƣời tiến hành sản xuất với ý nghĩa thật sự của nó để không phải tìm kiếm những thức ăn vật dụng có sẵn trong tự nhiên mà để sáng tạo ra những của cải mới cho xã hội, cho con ngƣời, về vật chất cũng nhƣ tinh thần.
Công cụ bằng đồng xuất hiện đã đẩy mạnh nền sản xuất xã hội đồng thời cũng mở rộng phạm vi tác động vào tự nhiên của con ngƣời.
Nếu quá trình phát triển của sự vật là quá trình không ngừng đẻ ra mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, thì đối với sự phát triển lớn lao so với trƣớc đây của công cụ sản xuất và nền sản xuất xã hội lúc này, tổ tiên ngƣời Việt chúng ta đã phải đƣơng đầu với những mâu thuẫn nhiều hơn trƣớc, phức tạp hơn trƣớc và khác trƣớc về chất. Ví dụ việc tiến từ đánh cá ở hồ ao, ở ven sông đến đánh cá ở sông lớn, ở biển đã đặt ra nhiều mâu thuẫn: Làm thế nào có thuyền lớn để ra khơi đánh cá? Làm thế nào để có đƣợc lƣới? Làm thế nào để lợi dụng sức gió? Dựa vào đâu để biết lúc nào có gió to bão lớn để hoãn tàu ra khơi? Tại sao lại bị thuồng luồng, thuỷ quái tấn công? Tất cả chúng do nguyên nhân ở đâu? Do ai quyết định?... Song mâu thuẫn lớn hơn cả và nhiều hơn cả vẫn là những mâu thuẫn đặt ra trong sản xuất nông nghiệp. Việc tiến từ nông nghiệp nƣơng rẫy đến nông nghiệp đồng bằng là quá trình đấu tranh gian khổ với những lực lƣợng tự nhiên. Chính vì hàng ngày hàng giờ ngƣời nguyên thuỷ phải va chạm và tác động đến các hiện tƣợng trong tự nhiên, nên họ thấy bức thiết phải quan sát, tìm hiểu và giải thích tự nhiên phù hợp với trình độ nhận thức của mình. Nhƣ tại sao lại có gió mƣa, sấm sét? Tại sao khi thì nắng gay gắt làm cây cối khô héo, khi lại mƣa tràn trề làm ngập lụt? Tại sao nƣớc sông, nƣớc biển lại dâng lên, hạ xuống? Muốn tránh đƣợc nƣớc lũ phá hoại mùa màng thì phải làm gì? Những hiện tƣợng đó do ai gây ra?... Thế là với sự phát triển của sức sản xuất xã hội, ngƣời Việt cổ đại bức thiết phải giải quyết nhiều khó khăn mâu thuẫn mới đang đặt ra.
Mặt khác nhƣ chúng ta đã biết, xã hội Việt Nam thời đại Đồ Đồng đã chứng kiến sự phát triển của sức sản xuất trong mọi ngành kinh tế: nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp, ngƣ nghiệp. Sự phát triển đó tất nhiên dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ sản xuất của xã hội, trong cơ cấu của xã hội. Sự xuất hiện của phân công lao động kéo theo nó là mối liên hệ chặt chẽ
và phụ thuộc vào nhau giữa ngƣời này với ngƣời khác, nơi này với nơi khác. Thêm nữa, sức sản xuất phát triển đã khiến cho lao động của con ngƣời có khả năng sản xuất đƣợc nhiều hơn số lƣơng thực tối thiểu mà họ cần thiết để sinh sống. Do đó xã hội có sản phẩm dƣ thừa và nhƣ vậy là có khả năng xuất hiện hiện tƣợng chiếm đoạt những sản phẩm đó cho cá nhân. Vậy là xã hội đang có quá trình chuyển từ chế độ Công hữu nguyên thuỷ sang tƣ hữu. Thực tiễn xã hội đặt ra rất nhiều những câu hỏi bức thiết.
Ngay từ khi chƣa chính thức hợp thành một quốc gia, các tộc ngƣời trên dải đất này đã có chung ý thức cộng đồng hòa hợp, làm cho họ dễ dàng gắn bó lại với nhau, dần dần làm cho những yếu tố tiền đề này trở thành hiện thực hơn, quy tụ hơn. Có thể nhận ra trong muôn nghìn hình tƣợng, mô típ dân gian của Việt, Tày, Thái, Chăm và gần 50 thành phần dân tộc khác có một số điểm quy đồng: Trƣớc hết là sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên cây cỏ, ngoại vật trên môi trƣờng sống của các cộng đồng. Kho tàng thần thoại có rất nhiều câu chuyện không những nhằm giải thích vì sao có ngọn núi này, con sông nọ, mà còn giải thích cả nguyên nhân tại sao có con vật ấy, sự kiện này,…
Thực tiễn sản xuất và đấu tranh xã hội đã đặt ra yêu cầu đối với tƣ duy ngƣời Việt cổ phải nhận thức thế giới. Nhờ đó, trình độ tri thức của con ngƣời lúc này đã tƣơng đối phát triển, trình độ phân tích và tổng hợp, trừu tƣợng và khái quát đã đạt đến mức độ có thể giải thích thế giới và bƣớc đầu biết cải tạo thế giới, mặc dầu rằng nó hãy còn rất sơ khai. Có sản xuất, có sự tác động và cải tạo thế giới tất sẽ có nhu cầu nhận thức và giải thích thế giới. Lúc này, trong quá trình hoạt động lao động của ngƣời nguyên thuỷ, song song với sự phát triển của bàn tay, bộ óc cũng phát triển dần. Trƣớc tiên là xuất hiện những ý thức về những điều kiện của hoạt động thực tiễn riêng lẻ, rồi sau đó, trên cơ sở ấy mới có sự hiểu biết những quy luật của tự nhiên chi phối những hoạt động có ích ấy.
Với những lý do trên, tất cả những yêu cầu đấu tranh sản xuất và đấu tranh xã hội chính là cơ sở, đồng thời là điều kiện quyết định sự ra đời và phát triển của thần thoại. Và cũng chính vào lúc mà xã hội tiến đến giai đoạn Đồ Đồng là lúc tổ tiên chúng ta có đầy đủ điều kiện chủ quan và khách quan để sáng tác thần thoại.