Nội dung cơ bản của thần thoại Việt Nam

Một phần của tài liệu Những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam (Trang 36)

Mỗi dân tộc thời cổ đều có một kho thần thoại riêng và trân trọng đối với thần thoại của mình . Ở những dân tộc sớm có điều kiện phát triển thì nền văn hóa của họ cũng đƣợc xây dựng sớm hơn những dân tộc chậm phát triển, chữ viết đƣợc hình thành đã là phƣơng tiện giúp các dân tộc ghi lại đƣợc sớm và có hệ thống những thần thoại truyền tụng đƣơng thời. Ngƣợc lại, ở các dân tộc chậm tiến, thần thoại của họ trong một quá trình lâu dài đƣợc lƣu truyền bằng miệng. Nhiều nguyên nhân nhƣ chế độ xã hội thay đổi, thần thoại bị biến tƣớng hoặc do văn hóa bên ngoài xâm nhập, thần thoại bị pha trộn, hay do không có chữ viết thần thoại không đƣợc ghi lại nên chỉ còn từng mảnh rời rạc, thiếu hụt,… Đến nay do hoàn cảnh lịch sử, thần thoại Việt Nam đã bị mất mát khá nhiều, nhƣng số truyện đƣợc sƣu tầm ghi chép cũng có tới hàng trăm đơn vị. Kết cấu phần lớn đều ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít chặt chẽ. Nó phản ánh xã hội, tƣ tƣởng, tâm hồn và thể hiện đƣợc những vấn đề cơ bản của nhiều dân tộc anh em sống trên mảnh đất Việt Nam.

Về nội dung, theo cách phân chia truyền thống có thể phân tích nội dung thần thoại Việt Nam theo bốn nhóm chính nhƣ sau:

Thứ nhất là nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.

Trong bộ phận thần thoại nói về sự hình thành vũ trụ và các hiện tƣợng tƣơng tự, những vị thần đƣợc tƣởng tƣợng ra với những nét chấm phá ban đầu qua những hình tƣợng vừa cụ thể, vừa sống động, hồn nhiên, vừa vƣơn tới dạng thái khái quát của tƣ duy triết học thủa ban đầu của loài ngƣời.

Thần thoại Việt (Kinh) có truyện Thần Trụ Trời phản ánh khá rõ quan niệm của ngƣời Việt cổ về nguồn gốc và quá trình hình thành đó. Truyện kể rằng: “Ban đầu vũ trụ là một cõi hỗn độn, mờ mịt tối tăm lạnh lẽo. Từ cõi hỗn độn ấy mà thần Trụ Trời đã xuất hiện, ông lấy đầu đội trời lên cao và dùng chân đạp đất xuống thấp. Đất, trời đã phân cách nhƣng chƣa xa nhau, ông lại đào đất đá xây trụ chống trời lên cao mãi. Khi trời đã thật cao, đất đã thật rộng ông mới phá cột trụ trời đi “Trời tròn nhƣ bát úp, đất phẳng nhƣ cái mâm vuông”. (Quan niệm trời tròn đất vuông còn đƣợc thể hiện ở truyện kể Bánh chưng bánh dày của ngƣời Việt). “Những nơi thần đào đất xây trụ thì mặt đất lõm xuống thành đầm hồ, sông, biển. Những nơi đất đá văng ra khi cột trụ bị phá thì mặt đất nhấp nhô thành núi thành gò, chỗ ráp quanh giữa trời và đất đƣợc gọi là chân trời” [3, tr.67-69].

Coi vũ trụ do vị thần tạo ra, và vị thần ấy cũng phải vất vả đào đắp giống nhƣ con ngƣời lao động vậy, chính ở thần thoại này, con ngƣời đã nêu lên đƣợc vấn đề lao động sáng tạo và cải tạo vũ trụ.

Tiếp theo thần thoại Thần Trụ Trời, ngƣời Việt còn kể đến nhiều vị thần khai sáng, xây dựng vũ trụ nhƣ trong bài ca Ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đếm cát, ông Đào sông, ông Xây rú… Và trong thế giới thần thoại của ngƣời Việt đã coi vũ trụ có ba cõi chính: trời, đất và nƣớc do ba vị thần cai quản: Ông Trời vừa cai quản cõi trời vừa cai quản cả thế giới vũ trụ, thần Đất cai quản cõi đất, thần Nƣớc trông coi cõi nƣớc… Ở mỗi cõi còn có nhiều vị thần khác, mỗi vị thần phụ trách một công việc nhất định.

Trong thần thoại Việt, các vị thần ở cõi trời phần nhiều tƣơng ứng với các hiện tƣợng tự nhiên có nhiều tác động đến đời sống con ngƣời mà ngƣời Việt cổ đã quan sát đƣợc nhƣ thần Gió, thần Mƣa, thần Sấm sét, thần Mặt trăng. Các truyện đều rất đơn giản, mộc mạc.

Theo thần thoại, trên cõi trời, ông Trời là chúa tể (sau đƣợc gọi là Vua, Ngọc Hoàng) đƣợc nói nhiều đến trong những thần thoại: Cóc kiện trời, Sáng tạo ra loài người,… Trời là ngƣời quản lý, điều hành, Vua của muôn loài. Trong thần thoại, trời hành động theo quy luật của tự nhiên và xã hội. Trời có quyền uy nhƣng cũng bình đẳng, vô tƣ với các thần khác, với loài ngƣời và các loài vật. Các vị thần ở trên trời có ba vị đƣợc nói nhiều hơn cả là ông Trời, và nữ thần Mặt trời, Mặt trăng. Thần thoại Việt kể rằng: “Vũ trụ ban đầu lãnh lẽo tối tăm. Trời đã cho xuất hiện chín mặt trời, mƣời mặt trăng, thi nhau chiếu sáng và thiêu đốt mặt đất. Có nhân vật thằng Quải đã dùng nỏ bắn các mặt trời, mặt trăng khiến trời đất lại tối. Ngƣời phải cho gà trốn đi gọi lại một mặt trời và một mặt trăng. Mặt trăng nóng nảy bay sà xuống gần mặt đất làm cho con ngƣời nóng không chịu đƣợc. Thằng Quải phải lấy tro bếp ném lên mặt của mặt trăng, từ đó mặt trăng không sà xuống thấp nữa và trở nên mát dịu [3, tr.75-77].

Có thần thoại còn kể về hiện tƣợng trăng tròn trăng khuyết là do sự ngoảnh mặt của trăng.

Ngoài ra thần thoại còn kể về ngày tháng năm dài, ngày tháng năm ngắn. Đó là ngày tháng 10 thì ngắn, ngày tháng 5 thì dài. Là vì mặt trời thì làm ra ngày, thƣờng ngồi trên kiệu có các cô gái khiêng, họ thƣờng mải chơi vừa đi vừa dừng nên làm cho ngày dài ra vào khoảng thời gian tháng 5, mùa hè. Còn vào tháng 10 mùa đông, kiệu đƣợc các bà già khiêng, chăm chỉ, đi nhanh nên làm cho ngày ngắn.

Về hệ thống thần ở cõi đất, thần thoại Việt kể gồm có: thần Đất (có nơi gọi là ông Địa), Thổ Công, thần Núi, thần Lửa (bà Hỏa),…

Về hệ thống thần ở cõi nƣớc gồm có: thần Nƣớc (còn gọi là Long Vƣơng), vua Thủy Tề, thần Sông (Hà Bá), Ba Ba, Thuồng Luồng, Cá voi…

Ở từng vùng, ở các địa phƣơng, thần thoại cũng kể về các vị thần cai quản riêng, đƣợc thờ ở các đền miếu thờ thần nhƣ Thủy Thần, Sơn Thần…

So với thần thoại Việt, thần thoại của các dân tộc anh em cũng rất phong phú với những biểu hiện tƣơng ứng về các chủ đề, motip và hình tƣợng… Cũng có thể phân chia hệ thống thần thoại các dân tộc với các nội dung: Thần thoại kể về việc sinh ra trời, đất, cây cỏ, núi sông; Loại thần thoại kể về việc sinh con ngƣời, sinh ra các dân tộc; Loại thần thoại kể về các anh hùng văn hóa chinh phục tự nhiên, chinh phục xã hội,…

Kể về chủ đề nguồn gốc vũ trụ và thế giới tự nhiên, ngƣời Thái có sử thi ẳm ẹt luông, ngƣời Lô Lô có Bài ca trời đất, ngƣời H’Mông có thần thoại

Khúa Kê… Trong đó có kể đến nhiều vị thần khai sáng xây dựng vũ trụ ở ngƣời Lô Lô là ông bà Két Dơ, ngƣời Thái là Xô Công Phạ, ngƣời Chăm thì kể rằng trời đất là do thần Trời (thần Cha), thần Đất (thần Mẹ) sáng tạo ra. Trong thần thoại sử thi Đẻ đất đẻ nước của ngƣời Mƣờng là ông Chu Tha và bà Chu Thiên… Tên gọi các vị thần sáng tạo ra vũ trụ và thiên nhiên ở các dân tộc kể trên tuy có khác nhau, nhƣng các vị thần ấy có cái chung: Họ là những cặp vợ chồng khai sáng vũ trụ; trời đất đã đƣợc sinh ra từ sự hôn phối của hai ông bà có tầm vóc kỳ vĩ này. Rõ ràng các tác giả của các thiên thần thoại cổ của các dân tộc ấy đã lấy sự sáng tạo ra con ngƣời làm khuôn mẫu, thiên nhiên đã đƣợc nhân hóa.

Còn ở một số dân tộc khác, thần thoại của họ lại kể về một vị thần duy nhất sáng tạo ra thiên nhiên. Theo quan niệm của các dân tộc này thiên nhiên và vạn vật trong trời đất đến con ngƣời, cây cỏ đều từ một nguồn gốc mà ra: ở thần thoại ngƣời Dao là Chang Lô Cô, là Bàn Cổ (hoặc Nhiên vƣơng). Thần Bàn cổ của ngƣời Dao có tầm cỡ bao quát cả vũ trụ và con ngƣời: Đầu thần là trời, chân thần là đất, mắt bên trái của thần là mặt trời, mắt bên phải của thần

là mặt trăng… Ở thần thoại ngƣời Ê Đê có thần Ai Điê sáng tạo ra vũ trụ cũng có vóc dáng kỳ vĩ: đầu tròn của thần là bầu trời; trán thần nhăn là mây bay lƣợn, lƣng thần trở thành không khí, hai cánh tay thần là hai cây trụ phân chia trời đất thành hai cõi tách riêng ra…

Thứ hai là nhóm thần thoại kể về nguồn gốc các loài vật, cây cối, núi sông.

Tiếp theo các thần thoại kể về các vị thần làm công việc sáng tạo ra trời đất, hệ thống thần thoại của các dân tộc Việt Nam còn có hàng loạt các thần thoại khác kể về nguồn gốc loài vật, cây cối, núi sông…

Trong thần thoại Việt đó là các thần thoại nhƣ: Ngọc Hoàng tu bổ các giống vật kể về việc Ngọc Hoàng, vị thần tối cao của vũ trụ làm công việc tiếp theo với công việc sáng tạo vũ trụ là hoàn chỉnh, tu bổ nên các giống vật cho thế giới dƣới mặt đất, tạo ra sự sống. Truyện Thần Lúa kể về những cây lúa có hạt cực lớn, tự bò về nhà… Truyện Cây thuốc thần, Chú Cuội cung trăng… là những thần thoại nói tới ƣớc mơ sống sung túc, lao động không vất vả, về cuộc sống chống lại đƣợc bệnh tật và con ngƣời đƣợc trở nên bất tử nhờ các giống lúa, giống cây thần diệu…

Cũng nhƣ ngƣời Kinh, thần thoại của các dân tộc cũng kể về hàng loạt các giống vật, cây cối núi sông, gò đống không phải tự nhiên mà có mà do các vị thần hợp sức sáng tạo ra hoặc do một sự kỳ vĩ của vũ trụ mà xuất hiện… Ngƣời Thái ở Tây Bắc kể về ông Chẩu răng dệt pú là ngƣời đắp nên núi cao, ông Chẩu răng dệt phẳng là ngƣời đào nên khe sâu, ông Chẩu chục chẩu chao là ngƣời san gò đống, đắp hồ ao, tạo nên ruộng nƣơng. Còn ngƣời Xrê, ngƣời Mạ ở Lâm Đồng thì thần thoại của họ đã kể rằng thần Bung (hoặc thần Khung) là vị thần sáng tạo ra trời đất. Và tiếp theo đó là rất nhiều các vị thần khác nhƣ thần Tang, thần Lút, thần Kon Xur, Blang Kyan… đã sáng tạo nên cây cỏ nhƣ tranh, tre, chuối, dứa… và các muông thú nhƣ con kiến, con voi, con hổ,…

Từ trong bộ phận thần thoại nói về sự hình thành vũ trụ, về thiên nhiên, núi sông, cây cỏ với những vị thần sáng tạo có tầm vóc lớn lao kỳ vĩ, ta dần dần thấy xuất hiện cả bóng dáng con ngƣời với sự tƣởng tƣợng, với những nét chấm phá ngày càng ngày càng rõ nét, ngày càng đậm đà. Để sau đó thần thoại các dân tộc Việt sẽ cho thấy rằng con ngƣời sẽ là chủ của thiên nhiên, cả thế giới vũ trụ lớn lao tới các cây cỏ, loài vật, núi sông, đồng ruộng, đất nƣớc…

Thứ ba là nhóm thần thoại về nguồn gốc loài người.

Phản ánh ý thức con ngƣời tách biệt ra khỏi thiên nhiên, là bộ phận thần thoại hình dung ra con ngƣời có nguồn gốc từ đâu, do ai mà sinh ra. Con ngƣời khiếp sợ trƣớc thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, nhƣng con ngƣời cũng đã nhận thức đƣợc mình là một bộ phận của thiên nhiên và hơn nữa còn muốn khẳng định mình là bộ phận tinh túy nhất của thiên nhiên.

Các dân tộc Việt Nam có rất nhiều thần thoại giải thích nguồn gốc của loài ngƣời: ở ngƣời Kinh (Việt) tiêu biểu nhất là câu chuyện về Lạc Long Quân (giống Rồng) và Âu Cơ (giống Tiên) với một bọc trăm trứng nở ra trăm con trai, con gái. Thần thoại Bố Rồng Mẹ Tiên phản ánh nội dung về nguồn gốc sinh ra loài ngƣời và mang ý nghĩa phản ánh về việc phân chia địa vực.

Thần thoại của ngƣời Mƣờng thì có truyện Trứng Điếng kể chuyện đôi chim thần là chim Tùng chim Tót (có nơi gọi là chim Tráng chim Trò) đẻ ra trứng và từ trứng nở ra ngƣời (đƣợc kể trong sử thi Đẻ đất đẻ nước). Hoặc nhƣ truyện Chim ông Tôn của ngƣời Thái trong sử thi Ẳm ẹt luông

Thần thoại của ngƣời Thái còn lƣu truyền rộng rãi truyện về Quả bầu nở ra hàng vạn ngƣời con với nhiều giống ngƣời. Loại truyện Quả bầu này có trong kho tàng dân gian Đông Nam Á và nó đã đƣợc dân tộc hóa tùy theo sự sáng tạo của từng dân tộc . Ở truyện Quả bầu của ngƣời Thái ở Tây Bắc thì kể rằng dãy bầu mọc bên bờ sông Nậm Rốn đã đẻ ra ngƣời Thái và ngƣời Xá, truyện Quả bầu ở Tây Nguyên thì kể rằng nó đã đẻ ra ngƣời Vân Kiều, ngƣời

Bru, ngƣời Khua, ngoài ra còn có cả ngƣời Xrô, ngƣời Cùi ở bên Tây Trƣờng Sơn của nƣớc Lào nữa.

Thần thoại của một số dân tộc Tây Nguyên cũng khẳng định sự sinh ra của loài ngƣời, của các dân tộc Việt Nam đều từ một gốc. Thần thoại Bana kể lại rằng các dân tộc anh em (bao gồm ngƣời Bân, ngƣời Êđê, ngƣời Giarai, ngƣời Mông, ngƣời Xiêng, và ngƣời Kinh) đều từ ông tổ Bokxogor sinh ra…

Về nguyên nhân các dân tộc phân tán đi nhiều nơi sinh sống làm nên những địa vực cƣ trú mới, thần thoại Việt Mƣờng giải thích là do bố mẹ chia con đem một số lên rừng, một số khác xuống biển nhƣ thần thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ, sử thi Đẻ đất đẻ nước. Còn ở thần thoại các dân tộc khác nhƣ thần thoại Bana thì lại kể nguyên nhân là do tai họa tại trời gây ra. Nhƣ truyện

BokXogor kể rằng con cháu ông Xogor dựng nhà rông lên quá cao đã làm trời tức giận, trời bèn gây ra mƣa to gió lớn, cây cối đổ ngổn ngang, trời còn làm cho anh em không nghe, không hiểu đƣợc tiếng nhau. Họ bèn ôm nhau khóc lóc rồi chia tay nhau. Từ đấy anh em mỗi ngƣời một ngả, ra ở những chỗ khác nhau và dần dần trở thành các dân tộc anh em ngày nay…

Nhƣ vậy, thần thoại về nguồn gốc loài ngƣời, nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam gặp nhau và giống nhau ở điểm cơ bản (có cùng một gốc) và chỉ khác nhau ở cách kể chi tiết, các tình tiết (cách quan niệm, suy đoán về nguyên nhân phân tán) chủ đề lớn đó đƣợc thể hiện qua hệ thống hình tƣợng có những mối quan hệ gần gũi, đồng thời lại có những nét khác biệt: hoặc là quả bầu, hoặc là bọc trăm trứng, hoặc là bọc trăm con, hoặc là ông tổ chung… Từ cái nền đó, thần thoại Việt đã khắc họa đƣợc cốt lõi đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam thời xa xƣa.

Nhóm thứ tư là nhóm thần thoại kể về sự chinh phục thiên nhiên, các anh hùng sáng tạo văn hóa.

Nằm trong hệ thống kho tàng thần thoại các dân tộc Việt Nam còn có nhóm thần thoại mang nội dung phản ánh những kỳ tích của con ngƣời trong

quá trình chinh phục thiên nhiên, sáng tạo văn hóa… tạo nên những nhân vật anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa.

Việc chinh phục thiên nhiên, khai phá núi sông tiêu diệt những lực lƣợng thần linh ma quái thủa ban đầu đƣợc con ngƣời thời cổ kể lại, khắc họa những hình tƣợng đó bằng kích thƣớc to lớn, khác thƣờng. Thần thoại Bố rồng mẹ tiên, Lạc Long Quân - Âu cơ, trong hệ thống truyện Họ Hồng Bàng của ngƣời kể về vua Rồng với những chiến công tiêu diệt Ngƣ tinh, Mộc tinh, Hồ tinh… là những câu chuyện mang đậm tinh thần đấu tranh chống thiên nhiên của ngƣời Việt cổ. Ở đây, ngƣời anh hùng Lạc Long Quân có sức khỏe hơn ngƣời đã ra tận biển Đông để chiến đấu, tiêu diệt con cá lớn đã thành tinh (Ngƣ tinh) chuyên ăn thịt dân thƣờng và làm đắm thuyền bè qua lại. Lạc Long Quân còn vào sâu trong đất liền giết con cáo chín đuôi đã thành tinh quấy phá một vùng (Hồ tinh) và Long Quân còn dùng mƣu mẹo để giết đƣợc con tinh ở trên cây (Mộc tinh). Bằng các chiến công đó, Long Quân trừ đƣợc một tai họa cho loài ngƣời. Cũng từ đó, hễ ở đâu ngƣời Việt gặp nguy hiểm lại cất tiếng gọi: “Bố ơi

Một phần của tài liệu Những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam (Trang 36)