Vai trò của những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam

Một phần của tài liệu Những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam (Trang 93)

Thần thoại trong đời sống ngƣời cổ sơ bao hàm, chi phối, chỉ đạo mọi sinh hoạt của con ngƣời cũng nhƣ mang lại cho họ một ý nghĩa sống. Thần thoại ở đây không phải là một thứ triết lý hiểu nhƣ một tri thức thuần tuý (biết để mà biết) mà là một đạo sống hiểu nhƣ toàn thể những nhận thức, chân lý, lễ nghi, tập tục, tôn giáo. Bƣớc đầu có thể khái quát v ai trò của những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam trên một số phƣơng diện sau :

Thứ nhất, vai trò của những yếu tố triết học trong thần thoại đối với hoạt động nhận thức.

Những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam, dù là duy vật, biện chứng, hay duy tâm thì cũng phản ánh trình độ nhận thức của ngƣời Việt xƣa về thế giới tự nhiên, xã hội và vai trò của con ngƣời trong thế giới ấy. Đó là nhân tố quan trọng có tác dụng định hƣớng con ngƣời nhận thức, hình thành thế giới quan.

Trong cuộc sống của con ngƣời và xã hội loài ngƣời, thế giới quan thần thoại đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bằng một hệ thống quan niệm về thế giới, con ngƣời tìm cách khám phá những bí mật của giới tự nhiên. Ngƣời xƣa gửi gắm qua những thần thoại của mình những nhìn nhận, những xét đoán mọi sự vật, hiện tƣợng của thế giới xung quanh và tự xem xét chính mình. Từ đó, xác định thái độ, cách thức hoạt động, sinh sống của chính mình.

Về thực chất, phần lớn các thần thoại xuất hiện để vạch ra “những nguyên nhân” của các hiện tƣợng hết sức quan trọng và hoàn toàn cụ thể. Trong thần thoại, mối quan hệ giữa các thần với nhau, về thực chất, cũng nhƣ chính sự xuất hiện của các thần, đều phải giải thích cho những hiện tƣợng và sự kiện của thế giới tự nhiên, con ngƣời và xã hội.

Thông qua hệ thống thầ n thoại , ngƣời Việt cổ đã truyền bá tri thƣ́c trong cộng đồng , chuyển giao tri thƣ́c giƣ̃a các thế hệ một cách hiệu quả .

Trong điều kiện chƣa có chƣ̃ viết , chƣa có giáo dục nhà trƣờng thì việc lƣu truyền, phổ biến các truyệ n thần thoại với nội dung phong phú, triết lý giản đơn nhƣng hấp dẫn là con đƣờng phát triển và định hƣớng nhận thƣ́c chủ đạo nhất. Trong thần thoại có nhiều yếu tố nhƣng vai trò của chúng là khác nhau . Các yếu tố triết học có vai trò đặc biệt quan trọng vì chúng không chỉ là thông tin mà còn là tri thƣ́c định hƣớng nhận thƣ́c và phƣơng pháp tƣ duy lâu dài của ngƣời Việt cổ , là cơ sở để họ tiếp tục nhận thức , cải tạo thế giới cũng nhƣ bản thân mình theo yêu cầu cuộc sống lúc bấy giờ .

Đáng chú ý là nhƣ̃ng yếu tố hoang tƣởng , duy tâm thần bí và yếu tố duy vật mộc mạc ngay tƣ̀ đầu đã xuất hiện , tồn tại đan xen và đấu tranh với nhau , có vai trò khác nhau đố i với quá trình phát triển nhận thƣ́c của ngƣời Việt . Các yếu tố hoang tƣởng , duy tâm thần bí là cơ sở để ngƣời Việt cổ tiếp thu các tôn giáo từ bên ngoài vào . Nhƣ̃ng yếu tố duy vật mộc mạc tác dụng tích cực đến việc đẩy mạnh quá trình cải biến tự nhiên, xã hội của con ngƣời. Chứng tỏ rằng ngay trong điều kiện của giai đoạn cuối của xã hội Cộng sản nguyên thủy, trong ý thức con ngƣời đã xuất hiện những quan niệm hiện thực về thế giới.

Thứ hai, vai trò của những yếu tố triết học trong thần thoại đối với hoạt động thực tiễn.

Có thể nói, yếu tố triết học trong thần thoại dạy cho con ngƣời hành động. Vì chỉ có nắm đƣợc thực chất của sự vật dƣới những biểu hiện cụ thể của chúng, con ngƣời mới có thể tác động vào chúng, mới có thể đặt ra và hoàn thành những công việc ngày càng phức tạp hơn, khó khăn hơn. Nếu tri giác của cảm tính là sai lầm, thì con ngƣời đã không thể tìm đƣợc phƣơng hƣớng trong hoàn cảnh xung quanh thiên hình vạn trạng, không thể nào phản ứng đƣợc đối với những tác động của hoàn cảnh bên ngoài nhất định sẽ bị diệt vong trong sự va chạm với các lực lƣợng tự phát của tự nhiên.

Trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, nổi bật nhất là hai sự kiện to lớn, lâu dài và tiêu biểu:

1. Chống lũ lụt hay trị thuỷ nói chung trên đất nƣớc để bảo vệ sinh mạng và mùa màng.

2. Chống địch từ ngoài tới để bảo vệ địa bàn sinh tụ chung và đời sống độc lập.

Sự kiện thứ nhất đã chuyển thành hình tƣợng Sơn Tinh diệt Thuỷ Tinh qua trí tƣởng tƣợng hào hùng và tập trung của nhân dân ta. Sự kiện thứ hai đã chuyển thành hình tƣợng Ông Gióng diệt giặc Ân cũng rất hào hứng và mỹ lệ.

Chúng ta có thể nhận thấy ở thần thoại có khá nhiều lời khuyên răn về sinh hoạt và các giáo lý dạy con ngƣời cần phải biết làm gì, nghĩ gì. Chính điều này khiến cho các câu chuyện thần thoại bền vững, có ý nghĩa hơn trong những điều kiện đã trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm của các thể chế xã hội cũng nhƣ ý thức con ngƣời thời bấy giờ.

Qua các cốt truyện, hình tƣợng thần thoại, con ngƣời lúc đó cũng dễ dàng rút ra những kinh nghiệm để bảo vệ lẫn nhau, những kinh nghiệm đó còn có vai trò lớn trong những giai đoạn lịch sử sau này. Thần thoại đã cho biết rằng nếu ỷ lại, chỉ biết dựa vào những thuận lợi sẵn có chứ không phát huy tính năng động chủ quan của mình và nhất là việc mất cảnh giác chính trị trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm gay go và phức tạp sẽ dẫn tới những tác hại nghiêm trọng không thể lƣờng đƣợc. Truyện Thần Kim Quy đã nêu lên một bài học về vấn đề này. Những kinh nghiệm đó là kết quả của quá trình tác động lâu dài, quá trình tác động vào tự nhiên, vào xã hội của loài ngƣời nguyên thuỷ. Những kinh nghiệm trong sản xuất, trong việc khắc phục và chế ngự lực lƣợng tự phát của tự nhiên phục vụ cho lợi ích của con ngƣời, cùng những bài học rút ra trong cuộc đấu tranh xã hội là nguồn gốc phát sinh ra những tƣ tƣởng lành mạnh của ngƣời xƣa. Một khi ra đời, những tƣ tƣởng này lại đẩy mạnh hơn nữa khả năng nhận thức và cải tạo thế giới khách quan của

con ngƣời đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho hoạt động thực tiễn của họ.

Qua tìm hiểu yếu tố triết học trong thần thoại Việt, thiết nghĩ cần phải lƣu ý đến một khuynh hƣớng ý thức quan trọng hàng đầu trong tƣ duy ngƣời Việt nữa. Khuynh hƣớng này là phổ quát, sâu sắc, mãnh liệt, nhƣng lại không dễ nhận ra nhƣ hai trƣờng hợp trên đây, nếu chỉ căn cứ vào hiện tƣợng mà không đào sâu vào ý nghĩa để nhận ra yếu tố căn nguyên duy lý tiềm tàng. Những con ngƣời lao động hàng ngày luôn luôn tìm cách vật lộn với thiên nhiên để cải thiện cuộc sống, rõ ràng là biết mình nhỏ bé, bất lực, nhƣng đã không bao giờ tự thủ tiêu ý chí sinh tồn. Không xác định đƣợc bằng lý luận, nhƣng họ thấy cần phải sống, phải lao động và phải mày mò tìm mọi cách để khắc phục đƣợc khó khăn, chinh phục đƣợc tự nhiên. Chỉ quan niệm đây là do bản năng sinh tồn thì hoàn toàn không thỏa đáng. Bởi lẽ, để tìm ra cách khắc phục đƣợc khó khăn và chinh phục tự nhiên, đòi hỏi phải có kinh nghiệm, phải có sức mạnh của trí tuệ, do đó cũng phải có sự hiểu biết nhất định. Có thể thấy rằng những con ngƣời lao động cổ sơ mặc nhiên thấy đƣợc tự nhiên tồn tại ngoài mình, và mình cũng là một vật tồn tại. Muốn tồn tại đƣợc phải có lao động. Những câu chuyện Mai An Tiêm trên đảo hoang, hay những câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai”, có thể ra đời về sau, nhƣng tất nhiên phải bắt nguồn từ cơ sở những yếu tố của các cộng đồng có ý thức rõ về tự thân mình, về một sinh vật là Ngƣời, cách xa các động vật để sống nên ngƣời. Với thời gian, con ngƣời ấy ý thức về sự hỗ trợ của tập thể chung quanh, niềm tin tƣởng vào sự ám trợ của những lực lƣợng siêu hình, nhất là các Mẹ, các Ông nói trên kia. Đồng thời với những yếu tố nhận thức, còn có cả những yếu tố ƣớc mơ. Ƣớc mơ này lại cũng không thoát ly nhận thức, nên vừa không tƣởng lại vừa thực tiễn. Những nhân vật khổng lồ này chỉ là hình ảnh thực của con ngƣời đƣợc mở rộng.

Có thể theo hƣớng trên đây mà phân tích thêm tiến trình nhận thức của ngƣời Việt xƣa trên chặng đƣờng núi Đọ - Đông Sơn, theo phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử tiến hóa nhân loại. Nhƣng rồi cũng có thể đi tới một nhận định chung rằng, để bƣớc vào thời kỳ hình thành dân tộc, tổ tiên chúng ta đã xây dựng đƣợc một nền tảng ý thức sâu sắc, một cơ tầng văn hóa gốc rất bền vững cách đây đã mấy nghìn năm và mang tính ổn định tƣơng đối. Không có điều kiện để xuất hiện các tƣ tƣởng triết học nổi bật, nhƣ ở Ai Cập, Babilon, Trung Hoa, ấn Độ nhƣng ý thức về cộng đồng, về cội nguồn, về sự tồn tại lại có bề dày và chiều sâu nhất định, không có sức lan tỏa do điều kiện xã hội không qua chế độ nô lệ mà có sức bền ghê gớm, và cũng phát huy lợi thế của nó trong trƣờng kỳ đấu tranh giữ nƣớc và bảo vệ bản sắc dân tộc sau này.

Với sự hình thành dân tộc, rồi sự chính thức thành lập quốc gia Việt Nam, điều không cần bàn cãi nữa là tinh thần dân tộc đã thành một hiện thực lịch sử. Không cần thiết phải trở lại với sự nghiệp chống xâm lƣợc qua các cuộc kháng chiến chống các triều đại phong kiến phƣơng Bắc để chứng minh tinh thần ấy.

Vấn đề cần đƣợc dừng lại lâu hơn là vai trò quan trọng của yếu tố triết học trong thần thoại chiến thắng sự xâm nhập và hội nhập của những tƣ tƣởng tôn giáo, triết học ngoại lai nhƣ thế nào. Ta đã biết Nho, Phật, Lão, Ấn Độ giáo, Hồi giáo đều có ảnh hƣởng vào Việt Nam, nhất là trong quần chúng nhân dân, sự vay mƣợn lẫn lộn, đan xen từ lâu đến nay vẫn đòi hỏi một sự dày công phân biệt. Đúng là có rất nhiều những quan điểm, quan niệm duy tâm, thần bí của các học thuyết, các tôn giáo ấy ngự trị trong quần chúng, đã đƣợc hiểu là ý thức tƣ tƣởng dân tộc. Có nhiều tệ sùng bái và hình thức nghi lễ, tập quán chung của tƣ tƣởng xã hội Việt Nam thời phong kiến và còn dằng dai cho đến bây giờ. Song nhƣ vậy, e rằng chỉ là quan sát từ bề mặt. Bởi lẽ, sự tồn tại của thần thoại cùng các yếu tố triết học trong nó vẫn còn bền vững và có sức sống đến tận ngày nay.

Thần thoại với những yếu tố triết học trong nó đã phản ánh hết sức cô đúc, giản dị buổi bình minh lịch sử hào hùng của dân tộc. Nó lấy quan hệ giữa đất nƣớc, giống nòi và bộ tộc làm trục cơ bản, lấy triết lý tự nhiên luận và tình cảm huyết thống và ý thức đoàn thể làm nội dung chính, lấy những nhân vật anh hùng khai sáng văn hóa và bảo vệ tập thể làm biểu tƣợng. Những khởi thảo này sẽ đƣợc lƣu truyền rộng rãi và đƣợc bồi đắp bằng những lớp, những tình tiết qua nhiều không gian, thời gian, nhiều thế hệ tăng thêm sức khái quát về ý nghĩa xã hội, nhân sinh, đạo đức, triết lý.

Một phần của tài liệu Những yếu tố triết học trong thần thoại Việt Nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)