1. Tháo rời các chi tiết, bộ phận của hệ thống;
(Tham khảo quy trình tháo lắp các cơ cấu, hệ thống của động cơ - Phụ lục)
Hệ thống đánh lửa trực tiếp
Tiến hành tháo rời các bộ phận của hệ thống từ trên xe xuống
Tháo rời các chi tiết phục vụ cho việc vệ sinh, kiểm tra, sửa chữa khắc phục hư hỏng mà các bộ phận chi tiết gặp phải
2. Vệ sinh, sắp xếp:
Hệ thống đánh lửa điện tử có bộ chia điện (dùng trên động cơ 4a-fe,5a-fe)
Sau khi tháo rời các bộ phận từ trên xe xuống, tiến hành vệ sinh sơ bộ các bộ phận tổng thể: bộ chia điện (nếu có), bôbin hoặc IC đánh lửa,...
Khi tháo rời các chi tiết của các bộ phận tiến hành vệ sinh và sắp xếp các chi tiết theo trình tự tháo ra hợp lý thuận lợi cho khâu kiểm tra, phát hiện hư hỏng
3. Kiểm tra, khắc phục hư hỏng:
(Tham khảo quy trình kiểm tra,sửa chữa các cơ cấu,hệ thống của động cơ - Phụ lục)
Cuộn dây đánh lửa
Sau khi vệ sinh các chi tiết, bộ phận của hệ thống, tiến hành kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đang xảy ra
+ Kiểm tra bộ chia điện,bobin đánh lửa, các cảm biến, IC đánh lửa,...
+ Kiểm tra mạch đánh lửa + Kiểm tra cuộn dây đánh lửa,... + Kiểm tra độ mạnh yếu của các tia lửa,...
+ Kiểm tra khe hở của bugi đánh lửa.
4. Lắp ráp:
Hệ thống đánh lửa trực tiếp:
1.khóa điện;2.acquy;3.cuộn dây đánh lửa với IC đánh lửa;4.bugi;5.ECU;6.cảm biến vị trí trục
cam;7.cảm biến vị trí trục khuỷu
Sau khi tiến hành kiểm tra khắc phục những hư hỏng xảy ra với các chi tiết, bộ phận của hệ thống đánh lửa, tiến hành lắp ráp trở lại các chi tiết và lắp trở lại động cơ.
Lưu ý: phải tuân thủ đúng quy trình lắp ráp, phải lắp ráp đúng yêu cầu kỹ thuật
5. Điều chỉnh, kiểm tra khi lắp ráp: + Kiểm tra lại các chi tiết lắp ráp xem chúng có bị lắp lẫn hay không,
+ Kiểm tra lại những triệu chứng của hư hỏng trước đo xem chúng đã được khắc phục triệt để hay chưa.
+ Tiến hành điều chỉnh lại các vị trí lắp ráp theo đúng yêu cầu kỹ thuật, tra về nguyên trạng xe ban đầu