Hiện trạng phân loại, lưu trữ tại các cơ sở sản xuất cơng nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 32)

Để có thơng tin đánh giá, 500 cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã được khảo sát và thu thập thơng tin về tình hình phân loại, lưu trữ. Tuy nhiên, do mợt sớ lý do chỉ 418 cơ sở cung cấp thơng tin (307/350 cơ sở trong KCN và 111/150 cơ sở ngồi KCN), kết quả khảo sát và thu thập thơng tin cho thấy như sau:

Đối với chất thải rắn cơng nghiệp thơng thường

Kết quả khảo sát và tổng hợp cho thấy tại hầu hết các cơ sở sản xuất, mặc dù cĩ trang bị các thùng chứa để chứa chất thải cơng nghiệp, tuy nhiên số lượng thùng trang bị khơng đủ để phân chia các loại chất thải riêng biệt, điều này dẫn đến các loại chất thải cơng nghiệp khác nhau được gom chung sau đĩ chuyển đến nơi tập trung. Việc phân loại chất thải rắn cơng

nghiệp hiện nay chỉ được một số ít các doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp cĩ ISO 14001) là trang bị số lượng thùng chứa tại vị trí phát sinh tương ứng với số lượng chất

Hình 2.4a Phân loại, lưu giữ CTRCNTT

thải phát sinh, tuy nhiên kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp này cho thấy vẫn cĩ hiện tượng bỏ lẫn các loại chất thải cơng nghiệp khác nhau. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, khi chuyển đến nơi tập trung, một số doanh nghiệp bố trí nhân sự tiến hành phân loại lại chất thải rắn cơng nghiệp để phân riêng ra từng loại chất thải, tuy nhiên hầu hết đều khơng được phân loại lại. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc các loại chất thải cơng nghiệp khơng thể tái chế sẽ được chuyển giao cùng với chất thải cơng nghiệp cĩ thể tái chế.

Khu vực lưu trữ chất thải cơng nghiệp tại các cơ sở sản xuất hiện nay rất khác nhau và tùy thuộc vào điều kiện mặt bằng của cơ sở; kết quả khảo sát cho thấy việc lưu trữ chất thải tại các cơ sở chủ yếu chia làm ba loại như sau:

+ Tận dụng mặt bằng sản xuất làm khu vực lưu trữ: các trường hợp này chủ yếu tại các cơ sở sản xuất cĩ phát sinh chất thải cĩ giá trị kinh tế cao như: đồng, nhơm, sắt…., cịn các chất thải khơng cĩ giá trị kinh tế sẽ được các cơ sở này hoặc bỏ chung với chất thải sinh hoạt hoặc lưu trữ riêng

trong khu chứa chất thải rắn sinh hoạt.

+ Tận dụng mặt bằng nhà xưởng: các cơ sở này thường tận dụng các hành lang nhà xưởng hoặc khu vực trống của cơ sở để chứa chất thải, và khảo sát cho thấy, việc chất thải cơng nghiệp thơng thường bị trộn lẫn với chất thải nguy hại thường xảy ra trong các doanh nghiệp này.

+ Cĩ kho bãi riêng biệt: đối với các cơ sở sản xuất này, chất khu vực lưu trữ chất thải được xây dựng biệt lập và cĩ phân khu riêng biệt. Các cơ sở sản xuất này chủ yếu các doanh nghiệp thuộc các tập đồn lớn hoặc các doanh nghiệp đã cĩ hay đang triển khai ISO14001. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp này, cũng cĩ một số vấn đề cịn tồn tại như: bỏ lẫn giữa chất thải cĩ thể tái chế và chất thải khơng thể tái chế vẫn

Hình 2.4b Phân loại, lưu giữ CTRCNTT

thường xảy ra, chất thải cơng nghiệp thơng thường lẫn với chất thải nguy hại do 2 khu lưu trữ để sát nhau…

Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy, cơng tác phân loại và tồn trữ chất thải rắn cơng nghiệp thơng thường tại các cơ sở sản xuất cơng nghiệp chưa đúng theo các quy định của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều doanh nghiệp cịn xem nhẹ cơng tác quản lý chất thải rắn, nhận thức của các bộ, nhân viên làm cơng tác quản lý chất thải rắn chưa cao….

Đối với chất thải rắn cơng nghiệp nguy hại

Qua khảo sát cho thấy, đối với chất thải cơng nghiệp nguy hại, việc phân loại và lưu trữ đã cĩ tiến bộ đáng kể trong các doanh nghiệp đặc biệt kể từ sau khi Nghị định 117 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường cĩ hiệu lực. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất đã phân loại, cĩ khu vực lưu giữ riêng biệt và chuyển giao cho đơn vị cĩ giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định của Thơng tư số 12/2011/TT-

BTNMT. Tuy nhiên việc tuân thủ đúng quy định này chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngồi, riêng đối với các cơ sở sản xuất cĩ quy mơ nhỏ thì cơng tác thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại chưa được thực hiện đúng quy định, chất thải nguy hại được thu gom, xử lý chung với rác thải sinh hoạt hay chất thải cơng nghiệp thơng thường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 32)