Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá thực trạng tình hình tài chính và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long (Trang 43)

15 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417,928 613,010 195,

2.2.2.4Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty

a.Phân tích khả năng tạo tiền của công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long trong năm 2011

Để biết được trong năm 2011 doanh nghiệp tạo ra tiền bằng cách nào, hoạt động nào là chủ yếu tạo ra tiền, doanh nghiệp đã sử dụng vào mục đích gì, có hợp lý hay không, quá trình lưu chuyển tiền của doanh nghiệp trong trời gian vừa qua ta đi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

Bảng 2.7 Bảng phân tích khả năng tạo tiền của công ty năm 2011

Năm 2011 là một năm khó khăn tài chính của doanh nghiệp khi mà lượng tiền thuần lưu chuyển trong năm đã giảm 271.63% so với năm 2010 làm cho lượng tiền và tương đương tiền cuối năm của doanh nghiệp chỉ còn 3,603,223 nghìn đồng. Điều này cho thấy trong năm 2011 doanh nghiệp chủ yếu là chi tiền cho các hoạt động mà các khoản thu không bù đắp được, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Lưu chuyển tiền thuần trong năm của doanh nghiệp giảm mạnh là do lượng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm mạnh, năm 2011 thì lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 234.34% so với năm 2010, hoạt động kinh doanh là hoạt động chính của doanh nghiệp mà lại không những không mang lại lượng tiền cho doanh nghiệp mà còn là gánh nặng cho các hoạt động khác. Kết quả này một phần lớn do trong năm tình hình giá cả vật tư tăng mạnh làm cho các khoản chi cho nhà cung cấp tăng lên nhiều trong khi nguồn thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Doanh nghiệp cần xem xét lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để giải quyết khó khăn này.

Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp năm 2011giảm 59.15% so với năm 2010.Năm 2011 doanh nghiệp không chi đầu tư mà chỉ thu tiền về từ tiền lãi,cổ tức và lợi nhuận được chia, cho thấy doanh nghiệp trong 2 năm trở lại đã thu hẹp hoạt động đầu tư của mình.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm cho thấy doanh nghiệp đã giảm bớt nguồn tài trợ bên ngoài, trả bớt nợ gốc, làm giảm sự phụ thuộc tài chính của doanh nghiệp.

Qua phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp cần cải thiện chất lượng hoạt động kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý vật tư, xây dụng định mức chi phí hợp lý để giúp cho tình hình lưu chuyển tiền thuần của doanh nghiệp được tốt hơn.

b.Phân tích tình hình công nợ

Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng, thông qua phân tích giúp cung cấp cho người quản lý những thông tin tài chính quan trọng về hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo có thể đánh giá được quan hệ thanh toán, từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời, tránh nợ đọng kéo dài ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh

Ta có bảng phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp dựa trên bảng cân đối kế toán

Bảng 2.8 Bảng phân tích tình hình công nợ của công ty năm 2011

Qua bảng phân tích ta thấy các khoản phải thu của doanh nghiệp cuối năm 2011 đã tăng 16.89% tương ứng với 29,725,787 nghìn đồng là do khoản

phải thu ngắn hạn tăng lên. Trong các khoản phải thu cần chú ý đến phải thu khách hàng ví nó phản ánh phần nào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong năm 2011 phải thu khách hàng của doanh nghiệp tăng 52.16%, đây được xem là tỉ lệ tăng khá cao so với hiện nay, phản ánh doanh nghiệp về cuối năm gia tăng tín dụng cho khách hàng, doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách bán hàng và công cụ thu hồi nợ của doanh nghiệp,với kết như vậy cho thấy năm 2011 các biện pháp thu hồi công nợ của doanh nghiệp không hiệu quả, doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn cao gây một số bất lợi trong qua trình kinh doanh trong doanh nghiệp như thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh.

Trong năm thì các khoản trả trước cho người bán của doanh nghiệp cũng gia tăng rất lớn lên đến 55.74%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp khi gia tăng 7,559,014 nghìn đồng cho khoản trả trước người bán, tuy nhiên việc này cũng làm gia tăng uy tín của doanh nghiệp với nhà cung cấp.

Các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn là khoản phải thu tăng nhiều nhất năm 2011,về cuối năm khoản phải thu nội bộ đã tăng 97.25%,điều này cho thấy doanh nghiệp trong năm đã quản lý vốn kinh doanh chưa tốt, để ứ đọng vốn trong nội bộ cao, không đưa vào sử dụng được.

Tuy trong năm các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng mạnh thì vẫn có các khoản phải thu ngắn hạn khác giảm 55.83%

Các khoản phải thu có giá trị lớn là đặc điểm đặc thù của các công ty xây dựng, trong năm các khoản phải thu chủ yếu của doanh nghiệp đều tăng, doanh nghiệp cần chú trọng đến chính sách bán hàng, công tác quản lý thu hồi nợ đồng thời vẫn thu hút khách hàng và đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm tiếp.

Về các khoản phải trả, năm 2011 về cuối năm tổng nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 5.32% trong đó chủ yếu là các khoản phải trả ngắn hạn tăng 5.74% còn các khoản hải trả dài hạn giảm 3.12%. Trong các khoản phải trả ngắn hạn thì chỉ có người mua trả tiền trước, phải trả nội bộ, các khoản phải trả phải nộp khác cùng quỹ khen thưởng phúc lợi tăng còn lại đều giảm, tăng với số lượng lớn là khoản người mua trả tiền trước, tăng 12,724,121 nghìn đồng tương ứng 31,28%, điều này cho thấy các đối tác tin tưởng về tốc độ bàn giao các sản phẩm của doanh nghiệp. Các khoản phải trả nội bộ của doanh nghiệp cũng tăng cao 136.48% tương ứng 8,620,814 nghìn đồng, cho thấy doanh nghiệp đã lấy phần nào các khoản phải trả nội bộ để bù đắp các khoản phải thu nội bộ của mình.

Cuối năm 2011 doanh nghiệp đã giảm chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, giảm 9,081,789 nghìn đồng, doanh nghiệp đã giảm mua chịu hàng hóa nhà cung cấp, cho thấy cố gắng của doanh nghiệp trong thanh toán các khoản nợ công của mình. Không những thế doanh nghiệp còn giảm phần lớn các khoản nợ lương công nhân viên, các khoản thuế và phải nộp nhà nước, hơn nữa công ty cũng đã chú trọng đến giảm các khoản vay ngắn hạn và chi phí phải trả. Để đánh giá cụ thể hơn về tình hình công nợ ta đi so sánh các khoản thu với các khoản phải trả:

Bảng 2.9 Bảng so sánh các khoản phải thu, phải trả của công ty năm 2011

Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2010

Các khoản phải thu (1) 73,495,278 43,769,491

Các khoản phải trả (2) 118,707,920 109,874,455

Chênh lệch [(2)-(1)] 45,212,642 66,104,964

Tỉ lệ % (1/2) 61.91 39.84

Qua bảng phân tích ta có thể thấy cả 2 thời điểm trong năm 2011 thì doanh nghiệp đều chiếm dụng được một lượng tiền thuần nhất định, nhưng

lượng tiền thuần này giảm về cuối năm khi doanh nghiệp gia tăng các khoản tín dụng cho khách hàng hay trả tiền trước cho người bán.

Nhìn chung thì tình hình công nợ của công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long còn nhiều điều tồn tại như công tác quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp chưa tốt để gia tăng khoản phải thu với tốc độ cao lên đến 67.91%, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn cao, trong năm tuy công ty chiếm dụng thêm vốn bên ngoài nhưng phần lớn là các khoản phải trả ngắn hạn, điều này làm sức ép thanh toán trong ngắn hạn lên doanh nghiệp cũng lớn lên, tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp không quản lý tốt tình hình công nợ.

c.Phân tích khả năng thanh toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng thanh toán là hệ thống các chỉ tiêu biểu hiện rõ khả năng trả nợ của doanh nghiệp, bằng cách chỉ ra quy mô, phạm vi các tài sản để thanh toán các khoản nợ phù hợp với yêu cầu về thời gian, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt khi doanh nghiệp có thể thanh toán cá khoản nợ đúng hạn và đầy đủ. Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích:

Bảng 2.10 Bảng hệ số khả năng thanh toán của công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long năm 2011

Hệ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp năm 2011 tăng dần về cuối năm. Đầu năm 2011, 1đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.0016 đồng tài sản ngắn hạn, đến cuối năm 2011 thì hệ số này được tăng thêm không đáng kể 1đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.0095đồng tài sản ngắn hạn, điều này cho thấy về cuối năm khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp đã được cải thiện nhưng không đáng kể chỉ tăng lên 0.0079đồng. Trong cả năm 2011 thì hệ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp là không cao, công ty sẽ gặp những khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn và nến doanh nghiệp không đủ khả năng trả các khoản nợ đó thì doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán, là rủi ro trong thanh toán cho doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh cuối năm 2011 đã giảm 0.0405 chỉ còn 0.5512 so với mức 0.5917 ở đầu năm,cho thấy càng về cuối năm thì khả năng thanh toán nhanh của công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long càng khó khăn hơn. Thông thường hệ số này phải lớn hơn 1 thì doanh nghiệp mới tương đối đáp ứng được khả năng thanh toán nhanh trong khi tại cả 2 thời điểm hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đều nhỏ hơn 1 và ngày càng giảm cho thấy trong năm 2011 công ty không có khả năng thanh toán nhanh, tình hình tài chính của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng 18,21%, tăng nhanh chủ yếu là do tăng sản phẩm dở dang và nguyên liệu, hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng cao làm cho lượng vốn bị ứ đọng ở hàng tồn kho cao, doanh nghiệp cần xem xét hoạt động sản xuất kinh doanh và dữ trữ nguyên vật liệu vì đặc điểm hàng tồn kho của doanh nghiệp không có thành phẩm. Tuy nhiên ta cần xem xét thêm hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp để đánh giá khả năng đảm bảo thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời cuối năm 2011 của doanh nghiệp giảm mạnh chỉ còn 0.0229 giảm 0.1988 so với mức 0.2217 đầu năm, cho thấy cuối năm doanh nghiệp chỉ có 0.0229đồng tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn so với mức trung bình 0.5 thì doanh nghiệp không có khả năng thanh toán tức thời. Đây là rủi ro rất lớn trong thanh toán của doanh nghiệp, cần xem xét để điều hỉnh cho hợp lý tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán. Hệ số thanh toán tức thời của doanh nghiệp giảm mạnh là do cuối năm 2011 doanh nghiệp giảm dự trữ tiền mặt và giảm hẳn các khoản tương đương tiền để có vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên khi ta xét về tích chất của các khoản nợ ngắn hạn, có phần lớn là người mua trả tiền trước và phải trả người bán nên làm nhu cầu về tiền mặt của doanh nghiệp giảm đi đáng kể. Qua thực tế cho thấy tuy hệ số này của doanh nghiệp thấp nhưng luôn đảm bảo thanh toán các khoản nợ đúng hạn, chưa phát sinh khoản nợ quá hạn.

Trong cả năm 2010 và năm 2011 doanh nghiệp không phát sinh các khoản lãi vay phải trả ta không xét đến hệ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp .

Qua phần phân tích nhóm chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp có xu hướng giảm, điều này có thể hiểu khi trong năm 2011 doanh nghiệp có hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng với tốc độ cao, là ảnh hưởng của giá cả các chi phí đầu vào cũng như đặc thù của ngành xây dựng.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá thực trạng tình hình tài chính và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long (Trang 43)