CẦU 11 THĂNG LONG
2.2.2.2 Tình hình tài trợ nguồn vốn của công ty
• Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh theo quan hệ sở hữu
Bảng 2.3 bảng phân tích tình hình tài trợ vốn của công ty năm 2011
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2011 đã tăng 8,266,448 nghìn đồng tương ứng tăng 4.99% . Tổng nguồn vốn tăng là do nợ phải trả của doanh nghiệp về cuối năm đã tăng lên 8,320,166 nghìn đồng tương ứng tăng 5.33%. Nợ phải trả tăng(nợ ngắn hạn tăng 5.74% còn nợ dài hạn giảm 3.12%) cho thấy về cuối năm doanh nghiệp đã tăng dần mức độ phụ thuộc tài chính, cuối năm 2011 thì hệ số nợ của doanh nghiệp đã là 0.95 tăng 5.33% so với đầu năm. Điều này giúp cho doanh nghiệp có một số thuận lợi như có đòn bẩy tài chính cao, các khoản lãi vay sẽ được trừ khi chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng điều này cũng tạo ra khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn đặc biệt khi lãi suất thị trường tăng cao và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp gia tăng, là rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp, khó khăn trong vấn đề huy động vốn cho sản xuất khi các ngân hàng khi xem xét cho vay thường đánh giá kỹ hệ số nợ của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối năm giảm 0.57%, gia tăng mức độ phụ thuộc tài chính, mà
nợ ngắn hạn lại gia tăng cho thấy trong năm tới thì khó khăn về tài chính. Tuy trong năm doanh nghiệp vẫn có lãi nhưng cần phải xem xét giảm nợ ngắn hạn và gia tăng thêm nguồn dài hạn để giảm rủi ro trong khả năng thanh toán đồng thời phải gia tang năng lực trong sản xuất kinh doanh, nếu không về lâu dài sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Nhận xét: Về cuối năm 2011, doanh nghiệp có xu hướng tăng sử dụng nợ, do đó, nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức 94.62% , là con số rất lớn. Đây cũng là đặc điểm chung về nguồn vốn của các công ty ngành xây dựng, do ngành xây dựng có đặc thù là vốn đầu tư rất lớn, vốn chủ sở hữu không đủ và chủ yếu phải huy động từ nguồn đi vay. Do vậy, cơ cấu nguồn vốn của công ty như vậy cũng là bình thường, không quá lo ngại. Nhưng việc tăng hệ số nợ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp, gây lên tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
• Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động
Bảng 2.4 Bảng Nguồn vốn kinh doanh công ty theo thời gian huy động
Đơn vị: Nghìn đồng
Qua bảng 2.5 ta thấy cả 2 thời điểm là cuối năm 2011 và cuối năm 2010 nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp luôn lớn hơn 0, chứng tỏ rằng trong năm 2011 thì một phần nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp đã tài trợ cho tài sản ngắn hạn, đây là chính sách tài trợ an toàn. Về cuối năm 2011, nguồn vốn lưu động thường xuyên gia tăng thêm 1,258,200 nghìn đồng, nghĩa là công ty dùng 1,258,200 nghìn đồng để đầu tư tài sản ngắn hạn, càng làm gia tăng thêm sự ổn định tài chính của doanh nghiệp vì: Nguồn vốn dài hạn trong 1năm chưa phải trả nhưng phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi phần nguồn vốn dài đó trong 1năm có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ.
Ta thấy được toàn bộ tài sản dài hạn và tài sản lưu động thường xuyên của Công ty năm 2011 được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Sơ đồ 2.2 Mô hình tài trợ Vốn kinh doanh của Công ty trong năm 2011.
Với mô hình tài trợ này thì khả năng
thanh toán và mức độ an toàn tài chính của Công ty là cao, giảm bớt chi phí sử dụng vốn. Nhưng sử dụng mô hình này chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn