Chương 7.4 Độc quyền nhóm

Một phần của tài liệu Bài tập kinh tế quản lý (Trang 50)

Độc quyền nhóm

Tóm tắt

1.Độc quyền nhóm được đặc trưng bởi một số ít các hãng có mức độ cao về sự phụ thuộc giữa chúng, cả trong thực tế và trong nhận thức. Một ví dụđiển hình vềđộc quyền nhóm là ngành dầu lửa của Mỹ, trong đó một số ít hãng chiếm công suất rất lớn của ngành.

2.Các ngành độc quyền nhóm, cũng như các ngành khác, thường trải qua các giai đoạn: mở đầu, tăng trưởng, chín muồi và suy thoái. Khi một ngành đi qua những giai đoạn này, bản chất hành vi của hãng thường thay đổi. Trong các giai đoạn đầu, thường có sự không chắc chắn rất lớn về công nghệ

của ngành và những thị trường sắp mở ra. Trong giai đoạn chín muồi, thường có một xu hướng đối với các hãng là tấn công vào thị phần của các đối thủ cạnh tranh.

3.Không có mô hình riêng nào cho độc quyền nhóm mà có rất nhiều mô hình phụ thuộc vào hoàn cảnh. Các điều kiện trong ngành độc quyền nhóm có xu hướng đẩy mạnh cấu kết, vì số hãng là rất ít và các hãng nhận ra sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Lợi thế mang lại cho các hãng từ cấu kết được xem là rõ ràng: lợi nhuận tăng lên, sự không chắc chắn giảm và có cơ hội tốt hơn để kiểm soát việc nhập nhành của những hãng mới. Tuy nhiên, việc sắp đặt cấu kết rất khó duy trì, vì một khi có hiệp

định cấu kết được tạo ra, thì mỗi hãng đều có thể tăng lợi nhuận của nó bằng việc gian lận hiệp định. Cũng như vậy, các hãng rất khó tìm được cách thức hành động để có thểđược chấp nhận đối với tất cả các thành viên trong ngành.

4.Một mô hình khác về hành vi độc quyền nhóm được dựa trên giả thiết một trong số các hãng trong ngành là người chỉđạo giá, do nó là hãng thống lĩnh. Chúng ta chỉ ra trong hoàn cảnh đó hãng này cần đặt giá của nó để cực đại hóa lợi nhuận như thế nào. Đây cũng là mô hình giải thích việc đặt giá trong cartel không hoàn hảo (nơi tất cả các nhà sản xuất không phải là thành viên).

5.Khi cạnh tranh tồn tại giữa vài hãng, thì các hãng có thể cuốn hút vào cuộc cạnh tranh về giá. Đây thường là tình huống thua-thua, khi họ cạnh tranh làm giá thấp hơn chi phí biên của họ, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận. Trong khi hình thành cartel và độc quyền hóa thị trường là một khả năng mang tính lý thuyết để cực đại hóa lợi nhuận, thì điều đó nhiều khi là bất hợp pháp. Cạnh tranh Cournot (cạnh tranh về lượng hay công suất) là một cách chiếm lấy một phần đáng kể lợi nhuận của cartel và tránh được ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận do cạnh tranh về giá mang lại. Kịch bản Cournot là hành động đồng thời, một tình huống bất hợp tác, trong đó những người tham gia đầu tiên chiến lược hóa các bước đi “cái gì - nếu”; tức là phản ứng lại của tôi về mức sản lượng cực đại hóa lợi nhuận là gì trên cơ sởđã biết mức sản lượng của (các) đối thủ. Bằng việc tìm ra thật lôgíc tất cả

các phản ứng cực đại hóa lợi nhuận của bạn đểđáp lại các lựa chọn sản lượng của đối thủ của bạn, sau đó tựđặt bạn vào tình huống của họ và tiến hành phân tích y như vậy đối với họ, tất cả mọi người tham gia tiến hành phân tích như nhau có thể suy luận ra mức sản lượng tốt nhất của họ về tất cả các kịch bản “cái gì - nếu” được xem xét, vì chỉ có một mức là nhất quán với những gì đối thủ của bạn muốn làm. Điểm mấu chốt đối với cạnh tranh giữa vài hãng là sự phụ thuộc lẫn nhau, khi sản lượng tối ưu của bạn không chỉ là một hàm về mong muốn của bạn mà còn là những gì các đối thủ của bạn muốn làm (và ngược lại).

6.Nếu một hãng hành động trước một hãng khác, thì mô hình Stackelberg giải thích hành vi (cực đại hóa lợi nhuận) tối ưu đối với hãng đi trước và tất cả những người đi kế tiếp trong trò chơi theo dãy liên tiếp này. Nói chung, những người đi trước thấy lợi nhuận của họđược cải thiện hơn so với tình huống Cournot đi đồng thời, và người đi sau thấy lợi nhuận của họ giảm đi (so với tình huống Cournot). Nếu hãng có chi phí thấp đi trước, thì họ nhận được lợi thế lớn hơn so với hãng có chi phí cao đi trước. Người ta có thể mua được quyền để đi trước từ những hãng có quyền đi trước; ví dụ

mua quyền sáng chế từ chủ sở hữu. Giá trị của quyền được đi trước đối với hãng là lợi nhuận của hãng nếu nó đi trước trừđi lợi nhuận của hãng nếu nó đi sau.

7.Giá có thể “cứng nhắc” (tức là, có xu thếổn định) trong độc quyền nhóm với các sản phẩm được khác biệt hóa. Điều này xảy ra vì đường cầu gãy tại mức giá hiện tại (rất co giãn phía trên mức giá này, khi các đối thủ không đi theo bất cứ sự tăng giá nào của hãng và hãng có khả năng mất đi doanh sốđáng kể do giá tăng, trong khi nó lại rất kém co giãn phía dưới mức giá hiện tại, khi các đối thủ có

lên hoặc xuống đáng kể nhưng vẫn thoả mãn điều kiện doanh thu biên bằng chi phí biên của cực đại hoá lợi nhuận trong miền gián đoạn của doanh thu biên, và như vậy không thay đổi mức giá và lượng cực đại hoá lợi nhuận.

8.Các nghiên cứu thống kê dựa trên số liệu nhận được từ hàng trăm hãng cho thấy rằng nhân tố riêng quan trọng nhất có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi nhuận của một đơn vị kinh doanh là chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của nó so với của đối thủ cạnh tranh, và thị phần có mối tương quan rất mạnh với khả năng sinh lợi nhuận.

Bài tập

1.Công ty Bergen và Công ty Gutenberg là hai hãng duy nhất sản xuất và bán một loại máy đặc biệt.

Đường cầu sản phẩm của họ là

P = 580 – 3Q

trong đó P là giá sản phẩm (tính bằng đô la), và Q là tổng lượng cầu. Hàm chi phí của Công ty Bergen là

TCB = 410QB

trong đó TCB là tổng chi phí của nó (tính bằng đô la), và QB là sản lượng của nó. Hàm chi phí của Công ty Gutenberg là

TCG = 460QG

trong đó TCG là tổng chi phí của nó (tính bằng đô la), và QG là sản lượng của nó.

a.Nếu hai hãng này cấu kết và họ muốn cực đại hóa lợi nhuận kết hợp của họ, thì Công ty Bergen sẽ

sản xuất bao nhiêu?

b.Công ty Gutenberg sẽ sản xuất bao nhiêu?

c.Liệu Công ty Gutenberg có đồng ý với một sự sắp đặt như vậy hay không? Tại sao có hay tại sao không?

2.Ngành công nghiệp vỏ hộp gồm hai hãng. Giả sửđường cầu vỏ hộp là P = 100 – Q

trong đó P là giá một vỏ hộp (tính bằng cents), và Q là lượng cầu về vỏ hộp (tính bằng triệu mỗi tháng). Giả sử hàm tổng chi phí của mỗi hãng là

TC = 2 + 15q

trong đó TC là tổng chi phí mỗi tháng (tính bằng 10 nghìn đô la), và q là sản lượng (tính bằng triệu) mỗi tháng của hãng.

a.Giá và sản lượng là bao nhiêu nếu các hãng đặt giá bằng chi phí biên?

b.Giá và sản lượng cực đại hóa lợi nhuận là bao nhiêu nếu các hãng cấu kết và hành động như một

c.Có phải các hãng tạo ra một lợi nhuận kết hợp cao hơn nếu họ cấu kết so với nếu họđặt giá bằng chi phí biên? Nếu đúng, thì lợi nhuận kết hợp của họ cao hơn bao nhiêu?

3.Một ngành độc quyền nhóm bán một kiểu máy công cụđặc biệt gồm hai hãng. Hai hãng đặt cùng một giá và chia thị trường bằng nhau. Đường cầu đối diện mỗi hãng (giả sử hãng kia đặt cùng một giá như hãng này) cũng như hàm tổng chi phí của mỗi hãng như sau.

a.Giả sử mỗi hãng là đúng khi tin rằng hãng kia sẽđặt cùng một giá như nó đặt, thì giá mà mỗi hãng

đặt là bao nhiêu?

b.Dưới giả thiết ở phần a), tỉ lệ sản lượng hàng ngày mỗi hãng cần đặt là bao nhiêu?

4.James Pizzo chủ tịch của một hãng chỉđạo giá trong ngành; tức là nó đặt giá và các hãng khác đặt theo giá này tất cả lượng họ muốn bán. Nói cách khác, các hãng khác hàng động như những nhà cạnh tranh hoàn hảo. Đường cầu sản phẩm của ngành là P = 300 – Q, trong đó P là giá sản phẩm và Q là tổng lượng cầu. Tổng lượng cung của các hãng khác bằng Qr với Qr = 49P (P được đo bằng đô la mỗi thùng; Q, Qr và Qbđược đo bằng triệu thùng mỗi tuần)

a.Nếu đường chi phí biên của hãng Pizzo là 2,96 Qb; trong đó Qb là sản lượng của hãng ông, thi ông cần điều hành mức sản lượng là bao nhiêu để cực đại hóa lợi nhuận?

b.Ông cần đặt giá bao nhiêu?

c.Tại mức giá này ngành này như là tổng thể sản xuất bao nhiêu? d.Có phải hãng của Pizzo là hãng thống lĩnh trong ngành hay không?

5.Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) bao gồm 108 hãng hàng không của Mỹ và châu Âu bay trên các tuyến qua đại tây dương. Trong nhiều năm, IATA hoạt động như là một cartel: Nó cố định và ép buộc theo các giá chuẩn.

a.Nếu IATA muốn cực đại hóa tổng lợi nhuận của tất cả các hãng thành viên, thì mức giá chuẩn nó

đặt ra là bao nhiêu?

b.Lượng vận tải được phân bổ như thế nào giữa các hãng thành viên?

c.Liệu IATA có đặt giá bằng với chi phí biên hay không? Tại sao có hay tại sao không?

6.Cuối năm 1991, hai hãng hàng không Delta Airlines và Trump Shuttle cung cấp dịch vụ hàng không đường ngắn giữa New York và Boston hay Washington. Giá vé một lượt được đặt bởi cả hai hãng là 142 $ trong tuần và 92 $ cuối tuần, với vé mua rẻ hơn không vào lúc cao điểm. Tháng 9 năm

Washington vào khaỏng 200 dặm. Hơn nữa, Delta cũng đưa ra thêm 1.000 dặm cho các chuyến bay thường xuyên khứ hồi trong một ngày, làm nâng tổng sốđộ dài đường bày trong ngày có thể lên tới 5.000 dặm. Gần như cùng lúc đó, hãng Trump cũng thay đổi độ dài chuyến bay thường xuyên cho khách hàng đi lại liên tục. (Nó đã tham gia chương trình bay thường xuyên One Pass với hãng Continental Airlines và một số hãng nước ngoài). Theo bạn Trump đã đưa ra những kiểu thay đổi nào? Tại sao?

7.Hai hãng, Công ty Alliance và Tập đoàn Bangor sản xuất các hệ thống nghe nhìn. Đường cầu đối với các hệ thống nghe nhìn là

P = 200.000 – 6(Q1 – Q2)

trong đó P là giá một hệ thống nghe nhìn (tính bằng đô la), Q1 là số hệ thống nghe nhìn mà Alliance sản xuất vả bán trong một tháng, và Q2 là số hệ thống nghe nhìn mà Bangor sản xuất và bán trong một tháng. Tổng chi phí của Alliance (tính bằng đô la) là

TC1 = 8.000Q1

Tổng chi phí của Bangor (tính bằng đô la) là

TC2 = 12.000Q2

a.Nếu mỗi hãng đặt ra mức sản lượng riêng để cực đại hóa lợi nhuận của nó, giả sử rằng hãng kia không thay đổi mức sản lượng, thì giá cân bằng là bao nhiêu?

b.Sản lượng của mỗi hãng là bao nhiêu? c.Lợi nhuận của mỗi hãng là bao nhiêu?

8.Ở Anh, cạnh tranh về giá giữa các hiệu sách bị cấm trên 100 năm nay theo Hiệp định Net Book (năm 1900), nó nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc chiến về giá cả. Tuy nhiên, tháng 10 năm 1991 Waterstone và Công ty đã bắt đầu giảm giá sách tại 85 cửa hàng sách của Anh. Theo Richard Barker, giám đốc điều hành của Waterstone, quyết định giảm giá khoảng 25% của 40 đầu sách là do sự giảm giá của Dillons, đối thủ cạnh tranh của Waterstone.

a.Theo chủ tịch hiệp hội xuất bản Anh, viêc giảm giá này là “điều thật đáng tiếc” nó sẽ “làm phương hại nhiều hiệu sách đang hoạt động tại biên rất mỏng manh”. Có phải điều đó có nghĩa rằng việc giảm giá kiểu này trái lại lợi ích của công chúng?

b.Tại sao Dillons muốn giảm giá? Dưới điều kiện nào thì điều này sẽ là một chiến lược tốt? Dưới

điều kiện nào thì điều này sẽ là một sai lầm?

9.Trong những năm 1960, Procter và Gamble nhận thấy rằng tã lót dùng một lần có thể là sản phẩm

được sản xuất hàng loạt trên thị trường và đã phát triển kỹ thuật để sản xuất chúng với tốc độ cao và chi phí thấp. Kết quả là nó đã thống lĩnh thị trường. Theo Michael Porter của Đại học Harvard, người có một nghiên cứu kỹ lưỡng về ngành này, có một số cách sau đây mà Procter và Gamble có thể phát tín hiệu ngăn cản nhập ngành tới các hãng khác. Sách lược Chi phí đối với Procter và Chi phí đối với hãng nhập ngành

Gamble

1. Phát tín hiệu cam kết nhằm bảo vệ

vị trí về tã lót thông qua các tuyên bốđại chúng , bình luận với nhà bán lẻ, vân vân.

Không Chi phí nhập ngành kỳ vọng nâng lên do tăng khả năng và qui mô trảđũa.

2. Đệ trình đơn kiện Phí án phí Chịu án phí cộng chi phí tiếp theo nếu P&G thắng kiện 3. Tuyên bố có kế hoạch mở rộng công suất. Không Tăng rủi ro vì giảm giá kỳ vọng và khả năng trảđũa của P&G với nhập ngành 4. Tuyên bố đưa ra một thế hệ mới về tã lót trong tương lai

Không Tăng chi phí nhập ngành kỳ vọng do việc ép buộc hãng nhập ngành chịu chi phí phát triển sản phẩm và chuyển đổi trước cấu hình cuối cùng của thế hệ mới.

a.Trong các khả năng sách lược này, tại sao Procter và Gamble cần quan tâm đến chi phí của chính nó?

b.Tại sao nó cần quan tâm đến chi phí đối với hãng nhập ngành?

c.Vào những năm 1990, Procter và Gamble đã phải cạnh tranh với tã lót có nhãn tư nhân chất lượng cao (cũng như với Kimberly-Clark, hãng thâm nhập thị trường thành công vào những năm 1970). Tháng 3 năm 1993, thương hiệu Pampers của nó có khoảng 30% thị phần, và thương hiệu Luvs của nó có khoảng 10%. Giá của Pampers và Luvs cao hơn những thương hiệu giảm giá trên 30%. Procter và Gamble có cần giảm giá của nó hay không?

d.Năm 1993, Procter và Gamble đã kiện thương hiệu Paragon, một nhà sản xuất có nhãn tư nhân, với chứng cớ xâm phạm hai bản quyền. Các kiểu kiện cáo này có phải là một phần của quá trình ganh đua và đấu tranh mang tính độc quyền nhóm hay không?

10.Trong những hoàn cảnh nào các hãng cảm thấy việc tăng chất lượng sản phẩm của họ là có thể

sinh lợi nhuận? Có phải lợi ích luôn lớn hơn chi phí? Tại sao có hay tại sao không? 11.Tập đoàn West Chester cho rằng đường cầu về sản phẩm của nó là

P = 28 – 0,14Q

trong đó P là giá (tính bằng đô la) và Q là sản lượng (tính bằng nghìn đơn vị). Ban giám đốc của hãng sau một cuộc họp dài kết luận rằng hãng cần cố gắng để tăng tổng doanh thu của nó ít nhất trong một khoảng thời gian, thậm chí điều này làm giảm lợi nhuận.

a.Tại sao một hãng lại có thể tuân theo một chiến lược như vậy?

b.Hãng cần đặt mức giá nào nếu nó muốn cực đại hóa tổng doanh thu của nó.

c.Nếu chi phí biên của hãng bằng 14, thì hãng hãng sản xuất mức sản lượng lớn hơn hay nhỏ hơn so với nó cực đại hóa lợi nhuận? Lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu?

12.Steve đã mua đất (một bãi rác cũ - phất lên từ nghèo khó) trong khu vực Marina của thành phố

Atlantic City. Có nhiều câu chuyện về sự bùng nổ xây nhà casino mới ở Atlantic City (như MGeeM cũng được nói đến và Gum đang khai trương casino thứ tư của ông). Một số câu chuyện truyền đi

Giả sử Win chia mảnh đât của ông làm hai. Ông xây một bên và bán bên kia cho một doanh nhân khác mở sòng bạc. Win ước tính rằng cầu về chơi bạc trong vùng Marina của thành phố Atlantic City (sau khi tính đến hai casino đang tồn tại trong vùng Marina và sự điều chỉnh số casino còn lại của Atlantic City) là

Một phần của tài liệu Bài tập kinh tế quản lý (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)