Cạnh tranh hoàn hảo Tóm tắt

Một phần của tài liệu Bài tập kinh tế quản lý (Trang 36)

Tóm tắt

1.Các nhà quản lý của một hãng cạnh tranh hoàn hảo đặt sản lượng tại mức sao cho giá bằng chi phí biên. Nếu có một mức sản lượng tại đó giá lớn hơn chi phí biến đổi trung bình, thì khiến hãng sản xuất trong ngắn hạn, dù cho giá không trang trải được tổng chi phí trung bình. Nhưng, nếu không có mức sản lượng nào để giá cao hơn chi phí biến đổi trung bình, thì tốt hơn hết là hãng không sản xuất nữa. Trong dài hạn, hãng sản xuất tại điểm cực tiểu trên đường tổng chi phí trung bình dài hạn. Giá có xu hướng tại mức đường cầu thị trường cắt đường cung thị trường. Đường cung ngắn hạn của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường chi phí biên của nó về phía trên điểm chi phí biến đổi trung bình cực tiểu.

2.Thặng dư sản xuất là tương đương với phần lợi nhuận do chi phí biến đổi của hãng, tức là nó bằng tổng doanh thu trừđi chi phí biến đổi. Thặng dư sản xuất là lượng chênh lệch giữa mức giá người bán nhận được từ sản phẩm của nó trừđi mức giá đặt trước của người bán (mức giá thấp nhất mà nó sẽ

bán sản phẩm của mình). Đây là giá trị phúc lợi xã hội từ viễn cảnh của một nhà sản xuất. Khi kết hợp với thặng dư tiêu dùng đã giới thiệu trong chương 4, tổng của thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng cho ta một thước đo phúc lợi xã hội. Thước đo này được dùng để so sánh lợi ích của những đề xuất về

giá khác nhau và lợi ích thương mại (nhưđược chỉ ra trong chương 19 và 20).

3.Một ngành chi phí không đổi có một đường cung dài hạn nằm ngang; một ngành chi phí tăng có một đường cung với độ dốc dương. Nếu một ngành với chi phí không đổi mở rộng sản xuất, thì không có tăng (hoặc giảm) về giá các đầu vào; nếu một ngành chi phí tăng mở rộng sản xuất, thì có sự tăng lên về giá các đầu vào.

Bài tập

1.Công ty Hamilton là một thành viên của một ngành cạnh tranh hoàn hảo. Như tất cả mọi thành viên của ngành này, hàm tổng chi phí của nó là

TC = 25,000 + 150Q + 3Q2.

trong đó TC là tổng chi phí hàng tháng của hãng (tính bằng đô la) và Q là sản lượng hàng tháng của hãng.

a.Nếu ngành này đang ở cân bằng dài hạn, thì giá sản phẩm của công ty Hamilton là bao nhiêu?

b. Sản lượng hàng tháng của hãng là bao nhiêu?

2.Trong năm 2001, ngành sản xuất hộp cát tông là cạnh tranh hoàn hảo. Điểm thấp nhất trên đường chi phí trung bình quân dài hạn của mỗi nhà sản xuất hộp thuần nhất là 4$, và điểm cực tiểu này xảy ra tại mức sản lượng 1.000 hộp mỗi tháng. Đường cầu thị trường về hộp này là:

QD = 140.000 – 10.000 P

trong đó P là giá một hộp (tính bằng đô la mỗi hộp) và QD là lượng cầu về hộp mỗi tháng. Đường cung thị trường về hộp này như sau:

QS = 80,000 + 5,000 P trong đó QS là lượng cung hộp mỗi tháng.

a.Mức giá cân bằng của mỗi hộp là bao nhiêu? Có phải đây là mức giá cân bằng trong dài hạn không?

b.Có bao nhiêu hãng trong ngành công nghiệp này khi nó ở trạng thái cân bằng trong dài hạn?

3.Hàm tổng chi phí của tập đoàn Burr (trong đó TC là tổng chi phí tính bằng đô la và Q là sản lượng):

TC = 200 + 4Q + 2Q2

b.Tại mức sản lượng đó, thì lợi nhuận của nó là bao nhiêu? 4.Đường cung và đường cầu về lê như sau:

QS = 10.000P

QD = 25.000 – 15.000P

trong đó QS là lượng cung (tấn), còn QD là lượng cầu (tấn), và P là mức giá đơn vị của lê (tính bằng 100 đô la mỗi tấn)

a.Vẽđồ thịđường cung và đường cầu b.Mức giá cân bằng là bao nhiêu? c. Sản lượng cân bằng là bao nhiêu?

5.Công ty White là thành viên của ngành sản xuất đèn, nó là ngành cạnh tranh hoàn hảo. Giá của mỗi chiếc đèn là 50$. Hàm tổng chi phí của hãng là:

TC = 1.000 + 20Q + 5Q2

trong đó TC là tổng chi phí (tính bằng đô la) và Q là sản lượng trong mỗi giờ. a.Mức sản lượng bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận?

b.Lợi nhuận kinh tế của hãng tại mức sản lượng đó là bao nhiêu? c.Chi phí trung bình của hãng tại mức sản lượng đó?

d.Nếu các hãng khác trong ngành sản xuất đèn có cùng hàm chi phí như hãng này, thì ngành này có

đang ở trạng thái cân bằng không? Tại sao có hoặc tại sao không?

6.Đường cung dài hạn của một loại dao đặc biệt dùng trong nhà bếp là đường nằm ngang tại mức giá 3$ mỗi chiếc. Đường cầu cho loại dao bếp này là:

QD = 50 – 2P.

trong đó QD là lượng cầu của dao (tính bằng triệu chiếc mỗi năm) và P là giá mỗi chiếc (tính bằng đô la).

a.Tính mức sản lượng cân bằng của loại dao này?

b.Nếu áp đặt một mức thuế 1 $ cho mỗi con dao, sản lượng cân bằng là bao nhiêu dao? (Giả sử rằng thuếđược chính phủ thu từ nhà cung cấp dao).

c.Sau khi bịđánh thuế, bạn mua một con dao như vậy với giá 3.75$. Đây có phải là mức giá ở trạng thái cân bằng dài hạn không?

Chương 7.2

Một phần của tài liệu Bài tập kinh tế quản lý (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)