Độc quyền và cạnh tranh độc quyền

Một phần của tài liệu Bài tập kinh tế quản lý (Trang 40)

Tóm tắt

1.Trong độc quyền, một hãng tối đa hóa lợi nhuận nếu nó đặt mức sản lượng ởđiểm mà doanh thu biên bằng chi phí biên. Điều đó không có nghĩa rằng một hãng nắm độc quyền về sản xuất một sản phẩm phải tạo ra được lợi nhuận. Nếu nhà độc quyền không thể trang trải được chi phí biến đổi của nó, thì giống như một hãng cạnh tranh hoàn hảo, nó sẽ bịđóng cửa sản xuất, ngay cả trong ngắn hạn. 2.Một ngành được độc quyền nói chung đặt một mức giá cao hơn và mức sản lượng thấp hơn so với nếu như nó cạnh tranh hoàn hảo. Hãng cạnh tranh hoàn hảo hoạt động tại điểm mà mức giá bằng chi phí biên, trong khi nhà độc quyền hoạt động tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên (và giá lớn hơn chi phí biên).

3.Những nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng việc dặt giá bằng chi phí-cộng lãi được nhiều hãng áp dụng. Theo tiếp cận này, hãng ước lượng chi phí trên mỗi đơn vị sản lượng của sản phẩm (được dựa trên một mức sản lượng được giảđịnh nào đó) và cộng thêm một phần lãi vào chi phí mà không thể

phân bổ cho bất kì một sản phẩm cụ thể nào, và để mang lại một khoản thu nhập cho việc đầu tư của hãng. Nhìn bề ngoài, còn nghi ngờ rằng liệu tiếp cận này có thể tối đa hóa lợi nhuận, nhưng nếu chi phí biên (không phải chi phí trung bình) thật sựđược cộng thêm phần lãi và độ lớn phần lãi được xác

định (theo một cách phù hợp) bởi độ co giãn của cầu theo giá của sản phẩm, thì việc đặt giá bằng chi phí-cộng lãi có thể dẫn đến tối đa hóa lợi nhuận.

4.Các hãng nói chung đều bán nhiều hơn một loại sản phẩm. Điều quan trọng đối với các nhà quản lí là nhận ra những mối quan hệ qua lại về cầu giữa những loại sản phẩm mà họ bán. Cũng như vậy, các loại sản phẩm của một hãng thường có mối quan hệ qua lại trong sản xuất. Nếu hai loại sản phẩm

được sản xuất chung theo những tỉ lệ cốđịnh, thì mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là tại điểm mà

đường tổng doanh thu biên (tổng theo trục tung của các đường doanh thu biên của các sản phẩm riêng) cắt đường chi phí biên của cả gói các sản phẩm, giả định rằng doanh thu biên của mỗi sản phẩm là không âm.

5.Nếu hai loại sản phẩm được sản xuất chung theo những tỉ lệ biến đổi, thì người ta có thể xây dựng các đường đẳng phí, mỗi đường trong số cho biết các kết hợp của những mức sản lượng mà có thể được sản xuất với cùng một tổng chi phí. Cũng như vậy, các đường đồng doanh thu có thểđược xây dựng, mỗi đường trong sốđó cho biết kết hợp của những mức sản lượng mà mang lại cùng một tổng doanh thu. Với một kết hợp sản lượng là tối ưu, thì nó phải ởđiểm mà một đường đồng doanh thu tiếp xúc với một đường đẳng phí. Để xác định kết hợp sản lượng nào là tối ưu, người ta so sánh các mức lợi nhuận ở các điểm tiếp xúc. Điểm tiếp xúc nơi có lợi nhuận lớn nhất là kết hợp sản lượng tối ưu. 6.Trái với cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà tất cả các hãng bán một sản phẩm thuần nhất, những hãng trong cạnh tranh độc quyền bán các sản phẩm có những khác biệt nhất định. Những người sản xuất khác biệt hóa sản phẩm của họ so với sản phẩm của các nhà sản xuất khác. Vì vậy, đường cầu đối với mỗi nhà sản xuất dốc xuống về bên phải – và không nằm ngang nếu như nó là trong cạnh tranh hoàn hảo. Mỗi hãng đặt doanh thu biên bằng với chi phí biên nếu nó tối đa hóa lợi nhuận.

7.Những hãng cạnh tranh độc quyền sử dụng một số tiền rất lớn cho quảng cáo. Để tối đa hóa lợi nhuận của nó, một hãng cần đặt việc quảng cáo của nó sao cho doanh thu biên từ mỗi đô la chi thêm cho quảng cáo bằng với âm của độ co giãn của cầu theo giá của hãng đó (theo những điều kiện đã thảo luận).

8.Việc quảng cáo về những thay đổi giá có thể làm cho độ co giãn của cầu theo giá của sản phẩm mà giá thay đổi sẽ co giãn nhiều hơn. Sở dĩ như vậy vì quảng cáo làm cho người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến những thay đổi về giá. Việc đo lường về lòng trung thành với thương hiệu là rất hữu ích trong những quyết định định hướng liên quan đến các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tăng doanh số của những thương hiệu cụ thể.

Bài tập

1.Harry Smith chủ sở hữu một hãng sản xuất đường ray là một độc quyền không bịđiều tiết. Sau khi nghiên cứu và thử nghiệm kỹ càng, ông thấy rằng đường chi phí biên của hãng có thểđược xấp xỉ với một đường thẳng, MC = 60 + 2Q, trong đó MC là chi phí biên (tính bằng đô la), và Q là sản lượng.

Đường cầu về sản phẩm là P = 100 – Q, trong đó P là giá sản phẩm (tính bằng đô la) và Q là sản lượng.

a.Nếu ông ta muốn tối đa hóa lợi nhuận, thì ông cần chọn mức sản lượng nào? b.Ông ấy cần bán mức giá nào?

2.Giám đốc marketing của Công ty Wilson đã xác định rằng độ co giãn của cầu theo giá về sản phẩm của công ty bằng -2.2. Theo những nghiên cứu mà anh ta đã tiến hành, thì mối quan hệ giữa lượng tiền được hãng chi cho quảng cáo và doanh số bán của hãng theo bảng sau:

Chi tiêu cho quảng cáo Doanh số bán

100.000 $ 200.000 200.000 300.000 400.000 1,0 triệu $ 1,3 triệu 1,5 triệu 1,6 triệu

a.Nếu Công ty Wilson chi 200.000$ cho quảng cáo, thì doanh thu biên từ một đô la tăng thêm cho quảng cáo là gì?

b.Có phải 200.000$ là khoản tiền tối ưu đối với hãng để chi tiêu cho quảng cáo?

c.Nếu 200.000$ không phải là khoản tiền tối ưu, thì bạn có lời khuyên hãng nên chi nhiều hơn hay ít hơn cho quảng cáo?

3.Tập đoàn Coolidge là nhà sản xuất duy nhất một loại laze cụ thể. Đường cầu về sản phẩm của nó là QD = 8.300 – 2,1P

và hàm tổng chi phí của nó là

TC = 2.200 + 480Q + 20Q2

a.Hãy đưa ra biểu thức cho đường doanh thu biên của hãng.

b.Để tối đa lợi nhuận, hãng cần sản xuất và bán bao nhiêu laze mỗi tháng?

c.Nếu số lượng này được sản xuất và bán, thì lợi nhuận hàng tháng của hãng là bao nhiêu?

4.Tập đoàn Madison, một nhà độc quyền, nhận được bản báo cáo từ một hãng tư vấn bao gồm hàm cầu cho sản phẩm của nó là

Q = 78 – 1,1P + 2,3Y + 0,9A

trong đó Q là sốđơn vịđược bán, P là giá sản phẩm của nó (tính bằng đô la), Y là thu nhập trên đầu người (tính bằng nghìn đô la), và A là chi tiêu cho quảng cáo của hãng (tính bằng nghìn đô la). Hàm chi phí biến đổi trung bình của hãng là

AVC = 42 – 8Q + 1,5Q2

trong đó AVC là chi phí biến đổi trung bình (tính bằng đô la)

a.Người ta có thể xác định được đường chi phí biên của hãng hay không? b.Người ta có thể xác định được đường doanh thu biên của hãng hay không?

c.Nếu thu nhập trên đầu người là 4.000$ và chi tiêu cho quảng cáo là 200.000$, thì người ta có thể

xác định được giá và sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên hay không? Nếu có, chúng là gì?

5.Công ty Wilcox có hai nhà máy với các hàm chi phí biên như sau: MC1 = 20 + 2Q1

MC2 = 10 + 5Q2

trong đó MC1 là chi phí biên trong nhà máy thứ nhất, MC2 là chi phí biên trong nhà máy thứ hai, Q1 là sản lượng trong nhà máy thứ nhất, và Q2 là sản lượng trong nhà máy thứ hai.

a.Nếu công ty Wilcox cực tiểu hóa chi phí của nó và sản xuất năm đơn vị sản lượng trong nhà máy thứ nhất, thì nó sản xuất bao nhiêu đơn vị sản lượng trong nhà máy thứ hai? Hãy giải thích.

b.Hàm chi phí biên cho toàn công ty là gì?

c.Bạn có thể xác định từ dữ liệu trên hàm chi phí trung bình cho mỗi nhà máy hay không? Tại sao có và tại sao không?

6.Nếu Công ty Rhine lờđi khả năng mà những hãng khác có thể ra nhập thị trường của nó, thì nó nên

đặt mức giá là 10.000$ cho sản phẩm của nó, đó là một công cụ mạnh. Nhưng nếu nó làm như vậy, thì những hãng khác sẽ bắt đầu ra nhập thị trường này. Trong hai năm sau, nó sẽ kiếm được 4 triệu $ mỗi năm, nhưng trong hai năm sau đó nữa, nó sẽ kiếm được 1 triệu $ mỗi năm. Mặt khác, nếu nó đặt mức giá 7.000$, thì nó sẽ kiếm được 2,5 triệu $ mỗi năm trong bốn năm sau đó, vì không có hãng nhập ngành nào sẽ xuất hiện.

a.Nếu tỉ lệ lãi suất là 10%, thì Công ty Rhine nên đặt mức giá là 7.000$ hay 10.000$? Tại sao? (Chỉ

b.Nếu tỉ lệ lãi suất là 8%, thì Công ty Rhine nên đặt mức giá là 7.000$ hay 10.000$? Tại sao? ( Chỉ

xét trong bốn năm tiếp theo).

c.Các kết quả trong phần a và b chỉ liên quan đến bốn năm tiếp theo. Các nhà quản lí của hãng có thể

mở rộng phạm vi kế hoạch như thế nào?

7.Trong các cuộc khủng hoảng và những thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người – đặc biệt là những người gặp khó khăn trong việc vay ngân hàng – quay sang những hiệu cầm đồđể có tiền mặt. Nhưng, ngay trong những năm phát đạt, những hiệu cầm đồ vẫn có thể sinh được rất nhiều lãi. Bởi vì đồ ký gửi mà khách hàng đưa ra (nhưđồ trang sức, súng, hoặc ghi ta điện) là những thứ nói chung có giá trị

gấp ít nhất hai lần với số tiền được vay, nên nói chung nó có thểđược bán có lợi nhuận. Và bởi vì luật cho vay nặng lãi cho phép những mức trần lãi suất cao hơn cho những hiệu cầm đồ so với những tổ

chức cho vay khác, nên các hiệu cầm đồ thường áp những mức lãi suất đặc biệt cao. Ví dụ, những hiệu cầm đồ của Florida áp mức lãi suất từ 20% trở lên mỗi tháng. Theo Steven Kent, một nhà phân tích ở Goldman, Sachs, những hiệu cầm đồ tạo ra 20% lợi nhuận thôđối với những khoản vay không có khả năng thanh toán và 205% lãi suất đối với những khoản vay được hoàn lại.

a.Cuối năm 1991, có khoảng 8.000 hiệu cầm đồ ở Mĩ, theo Văn phòng thông tin kinh doanh Mỹ

(American Business Information). Con số này cao hơn nhiều so với năm 1986, khi đó có khoảng 5.000. Thật ra, chỉ tính riêng cuối năm 1991, con số hiệu cầm đồđã tăng lên 1.000. Tại sao lại có sự

tăng lên như vậy?

b.Trong một thành phố đặc biệt nhỏ, liệu những cửa hiệu cầm đồ có tạo ra một ngành cạnh tranh hoàn hảo hay không? Nếu không, thì cấu trúc thị trường của ngành là gì?

c.Có những rào cản đáng kểđể ra nhập ngành này hay không? (Chú ý: Một cửa hiệu cầm đồ có thể được mở với ít hơn 125.000$, nhưng ở một số bang đã thắt chặt những yêu cầu về cấp giấy phép cho những hiệu cầm đồ).

8.Vào năm 1996, những người nông dân sản xuất sữa đã bị thiệt hại bởi một thập kỉ giá sữa thấp, bắt

đầu giảm đàn gia súc của họ. Sau đó, Kenneth Hein, một nông dân ở Wisconsin, nói rằng anh ta đang thu được 16$ trên 100 cân sữa, chứ không phải là 12$ như anh đã thu được trước đó.

a.Tại sao giá sữa đã tăng lên?

b.Bò sữa thường được ăn hạt ngũ cốc. Khi Hein thu được 16$ trên 100 cân sữa, anh ấy đã trả 5$ một thùng (đơn vịđo thể tích bằng 36 lít) ngũ cốc; nhưng khi anh ấy thu được 12$ trên 100 cân sữa anh ấy

đã trả 2,5$ một thùng ngũ cốc. Điều đó có nghĩa rằng Hein đã kiếm được ít tiền hơn khi giá sữa là 16$ so với khi giá sữa là 12$ hay không?

9.Cầu về kim cương được đưa ra là

Pz = 980 – 2Qz

trong đó Qz là số lượng cầu kim cương nếu giá là Pz mỗi viên kim cương. Tổng chi phí PCz của công ty De Beers ( một nhà độc quyền) được đưa ra là

TCz = 100 + 50Qz + 0,5Qz2

Beers. Giả sử rằng chính phủ có thể buộc De Beers hành xử như là một hãng cạnh tranh hoàn hảo; tức là, qua điều tiết buộc hãng này đặt giá kim cương ở chi phí biên.

a.Phúc lợi xã hội là gì khi De Beers hoạt động như một nhà độc quyền về giá duy nhất? b.Phúc lợi xã hội là gì khi De Beers hoạt động như một hãng cạnh tranh hoàn hảo? c.Phúc lợi xã hội tăng bao nhiêu khi De Beers chuyển từđộc quyền sang việc cạnh tranh?

10.Công ty Hassman sản xuất hai loại sản phẩm chung, X và Y. Đường đẳng phí tương ứng với một tổng chi phí 500.000$ là

QX = 1.000 – 10QX – 5QX2

trong đó QY là số lượng sản phẩm Y được công ty sản xuất và QX là số lượng sản phẩm X được sản xuất. Giá sản phẩm X gấp 50 lần giá của sản phẩm Y.

a.Nếu tổ hợp sản lượng tối ưu nằm trên đường đẳng phí này, thì sản lượng tối ưu của sản phẩm X là bao nhiêu?

b.Sản lượng tối ưu của sản phẩm Y là bao nhiêu?

c.Bạn có chắc rằng sự kết hợp sản lượng tối ưu nằm trên đường đẳng phí này hay không? Tại sao có và tại sao không?

11.Công ty McDermott ước lượng tổng chi phí trung bình của nó là 10$ mỗi đơn vị sản lượng khi nó sản xuất 10.000 đơn vị, lượng này được xem là bằng 80% công suất. Mục tiêu của nó là kiếm được 20% trên tổng lượng đầu tư 250.000$ của nó.

a.Nếu công ty sử dụng đặt giá bằng chi phí-cộng lãi, thì nó cần đặt mức giá nào? b.Công ty có chắc chắn bán được 10.000 đơn vị nếu nó đặt mức giá này hay không? c.Luận cứủng hộ và phản đối một chính sách đặt giá kiểu này là gì?

12.Công ty Morrison sản xuất vợt tennis, chi phí biên của một cái vợt là 20$. Do có rất nhiều hàng hóa thay thế cho vợt của hãng, nên độ co giãn của cầu theo giá cho vợt của nó bằng khoảng -2. Trong khoảng sản lượng có liên quan, chi phí biến đổi trung bình rất gần với chi phí biên.

a.Chủ tịch của công ty Morrison cảm thấy rằng đặt giá bằng chi phí-cộng lãi là phù hợp với hãng của ông. Ông cộng lãi vào chi phí biến đổi trung bình bằng 100% để làm giá. Hãy nhận xét về thủ tục này. b.Do cạnh tranh tăng cường, nên độ co giãn của cầu theo giá cho vợt của hãng tăng lên – 3. Vị chủ

tịch này tiếp tục sử dụng cùng công thức đặt giá bằng chi phí-cộng lãi như trên. Nhận xét về sự thích hợp của nó.

13.Tập đoàn Backus sản xuất hai loại sản phẩm X và Y. Cứ với mỗi đơn vị của hàng hóa X mà hãng sản xuất, thì nó sản xuất hai đơn vị hàng hóa Y. Hàm tổng chi phí của Backus là

TC = 500 + 3Q + 9Q2

trong đó Q là sốđơn vị sản lượng (mà mỗi đơn vị bao gồm một đơn vị hàng hóa X và hai đơn vị hàng hóa Y) và TC là tổng chi phí (tính bằng đô la). Các đường cầu về hai sản phẩm của hãng là

PX = 400 – QX

PY = 300 – 3QY

trong đó PX và QX là giá và sản lượng của sản phẩm X và PY và QY là giá và sản lượng của sản phẩm Y.

a.Tập đoàn Backus nên sản xuất và bán bao nhiêu mỗi loại sản phẩm trong mỗi chu kỳ sản xuất? b.Nó nên đặt mức giá nào cho mỗi loại sản phẩm?

Chương 7.3

Một phần của tài liệu Bài tập kinh tế quản lý (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)