Trong lĩnh vực du lịch

Một phần của tài liệu Nội luật hóa luật quốc tế vào luật việt nam (Trang 43)

Đến nay, Việt Nam đã ký kết 21 Hiệp định về hợp tác phát triển du lịch. Trong số các hiệp định song phương về hợp tác du lịch, các hiệp định hợp tác với các quốc gia láng giềng có chung đường biên giới là Trung quốc, Lào, Campuchia là những hiệp định dành được nhiều sự quan tâm và là những hiệp định được ký sớm nhất. Trong khối ASEAN, đến nay Việt Nam đã ký kết hiệp định song phương với tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN, chỉ trừ Đông Timo là quốc gia mới gia nhập khối này. Nhận thức được tầm quan trọng của các thị trường truyền thống của Việt Nam trên mọi lĩnh vực trong đó có du lịch, ngành du lịch Việt Nam cũng đã đẩy mạnh hợp tác về phát triển du lịch với các quốc gia thuộc Liên Xô cũ và khối Đông Âu. Trong

nửa cuối thập kỷ 90 các hiệp định song phương về du lịch đã được ký với Nga, Uzbekistan, Ucraina28.

Đối với châu Âu, trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội và du lịch của thế giới và là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam, ngành du lịch Việt Nam cũng ký hiệp định hợp tác du lịch song phương với Pháp, Tây Ban Nha, Hungary.

Bên cạnh việc chú trọng đến các nước trong khu vực, các thị trường trọng điểm đang khai thác, Du lịch Việt Nam cũng đã từng bước vươn tới những thị trường mới, có tiềm năng. Cụ thể, Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác du lịch với Israel, Ấn độ và gần đây là Srilanka. Đồng thời, thực hiện đường lối chính trị của Đảng, tăng cường hợp tác mọi mặt với các nước

XHCN, năm 1999, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cùng với Đại sứ Cu Ba tại Việt Nam đã ký kết hiệp định hợp tác du lịch Việt Nam - Cu Ba. Có thể nói, với 21 hiệp định hợp tác du lịch song phương đã được ký kết, Du lịch Việt Nam đang dần hình thành hệ thống cơ sở pháp lý cho việc triển khai, đẩy mạnh hợp tác du lịch với các nước trong khu vực, các thị trường trọng điểm, có tiềm năng trên bản đồ thế giới. Điều này đã và đang tạo những điều kiện thuận lợi để Du lịch Việt Nam có thể tranh thủ sự hỗ trợ của các nước trong việc trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch, tăng cường vốn đầu tư, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác xúc tiến quảng bá, cùng khai thác khách du lịch từ các thị trường trọng điểm.

Trong số các hiệp định song phương có liên quan đến du lịch, đáng chú ý là Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết năm 2000 và được Quốc hội phê chuẩn năm 2001. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ chứa đựng các cam kết pháp lý quốc tế tương đối chuẩn mực và nội dung cam kết không chỉ đề cập đến vấn đề thương mại hàng hoá mà cả thương mại dịch vụ, trong đó có du lịch. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đặt ra khá nhiều yêu cầu cho việc nội luật hoá các cam kết trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

28 Tham khảo mục 2.1 bài viết: “Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về Điều ước quốc tế và nội luật hóa Điều ước quốc tế trong lĩnh vực du lịch” – Nguyễn Thị Bích Vân – Tổng cục du lịch.

Cho tới nay, Hiệp định du lịch ASEAN là Hiệp định đa phương duy nhất về du lịch mà Việt Nam tham gia. Hiệp định du lịch ASEAN đã được Thủ tướng Phan Văn Khải cùng với nguyên thủ quốc gia các nước thành viên ASEAN ký ngày 04 tháng 11 năm 2001 tại Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia. Hiệp định du lịch ASEAN được ký với mục đích tăng cường, đẩy mạnh và mở rộng hợp tác du lịch giữa các nước thành viên ASEAN và giữa các thành phần tư nhân trên cơ sở có sự bổ trợ giữa các điểm hấp dẫn du lịch của các nước; tạo điều kiện đi lại đến và trong khu vực ASEAN thuận lợi và hiệu quả hơn; nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của dịch vụ du lịch ASEAN.

Vấn đề thực hiện nội luật hóa các điều ước quốc tế về du lịch ở Việt Nam cũng đem lại những thuận lợi và khó khăn29.

Thuận lợi:

- Vấn đề đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế là điều kiện quan trọng để thúc đẩy tiến trình hội nhập. Hiện nay, với xu hướng hội nhập mạnh mẽ, việc nội luật hoá các điều ước quốc tế nói chung, nội luật hoá các điều ước quốc tế trong lĩnh vực du lịch nói riêng sẽ được chú ý thực hiện hơn.

- Ngành du lịch đang tiến hành soạn thảo Luật Du lịch, đây là cơ hội thuận lợi để hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch theo hướng đảm bảo sự phù hợp với các cam kết quốc tế phổ biến trong lĩnh vực du lịch, bắt đầu từ văn bản có cấp độ cao nhất là Luật.

Khó khăn:

- Theo các quy định hiện hành, Tổng cục Du lịch không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây cũng sẽ là yếu tố làm chậm lại tiến trình nội luật hoá trong trường hợp mà việc thực hiện chỉ cần ở cấp độ văn bản pháp luật của cấp Bộ.

- Kỷ luật về triển khai thực hiện các điều ước quốc tế chưa được tuân thủ đầy đủ giữa các Bộ, ngành.

29 Tham khảo chương IV bài viết: ““Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về Điều ước quốc tế và nội luật hóa Điều ước quốc tế trong lĩnh vực du lịch” – Nguyễn Thị Bích Vân – Tổng cục du lịch.

- So với các nước, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia còn hạn chế. Hiện nay, Việt Nam đang ở trong giai đoạn cải cách lập pháp và trong quá trình đẩy mạnh pháp điển hoá. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong giai đoạn này rất lớn. Tuy nhiên, do số lượng các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia chưa nhiều nên sự nghiên cứu về các điều ước này còn hạn chế, không đảm bảo được tính phù hợp giữa các quy định pháp luật trong nước với các quy định pháp luật quốc tế mà trong tương lai Việt Nam chắc chắn sẽ cần phải tham gia.

- Ngành du lịch chịu sự tác động, điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật của nhiều Bộ, ngành khác. Các cam kết trong các Hiệp định về du lịch cần phải được thể chế hoá bởi các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan, vì vậy, ngành du lịch cần có sự hợp tác từ phía các Bộ, ngành để triển khai các cam kết này, chẳng hạn như Hiệp định về xe ô tô du lịch đường bộ ký giữa Việt Nam và Thái Lan chỉ có thể được thực hiện thông qua các văn bản pháp luật của ngành giao thông vận tải và ngành công an.

- Hiện nay chưa có cách hiểu đầy đủ về khái niệm dịch vụ du lịch và các phân ngành của dịch vụ này. Chẳng hạn như dịch vụ kinh doanh nhà hàng, cung cấp đồ ăn, uống trong bảng phân loại dịch vụ của WTO được coi như một loại dịch vụ du lịch, song trong hệ thống quản lý dịch vụ của Việt Nam hiện nay thì nhóm này không được coi là du lịch và không do ngành du lịch quản lý, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực du lịch và việc triển khai các nội dung đàm phán, ký kết trên thực tế.

2.1.5. Trong lĩnh vực đầu tư

Từ Hiệp định song phương đầu tiên về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký với Chính phủ Italia vào năm 1990, đến nay Việt Nam đã đạt được thỏa thuận ký kết Hiệp định loại này với 47 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới30.

Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ các Hiệp định nói trên có hình thức, phạm vi và mức độ khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu chung là nhằm tự do hóa hoạt động ĐTNN bằng việc mở cửa các lĩnh vực kinh tế và thực hiện chế độ không phân biệt đối xử cho nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình nhất định, đồng thời

thiết lập một cơ chế bảo hộ đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cam kết31:

- Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư của Bên ký kết bằng việc chấp thuận đầu tư đó trên nguyên tắc công bằng, thỏa đáng, không gây phương hại bằng biện pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử.

- Cam kết không trưng thu, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư bằng các biện pháp hành chính trừ trường hợp vì mục đích công cộng, theo phương thức không phân biệt đối xử và bồi thường nhanh chóng, đầy đủ, có hiệu quả, theo đúng giá thị trường và phù hợp với thủ tục luật định.. Các biện pháp tước quyền sở hữu cũng như đền bù thiệt hại được thực hiện trên nguyên tắc đối xử tối huệ quốc32.

- Đảm bảo quyền chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư về nước trên nguyên tắc "không chậm trễ và bằng đồng tiền tự do chuyển đổi".

- Công nhận quyền của nhà đầu tư trong việc đưa vụ tranh chấp với cơ quan Nhà nước ra giải quyết tại tòa hành chính, trọng tài UNCITRAL, ICSID hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp nào do nhà đầu tư lựa chọn.

Một phần của tài liệu Nội luật hóa luật quốc tế vào luật việt nam (Trang 43)