Việt Nam đã ký kết, gia nhập 8/10 công ước trong lĩnh vực nhân quyền: Công ước về quyền dân sự, chính trị, Công ước về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ; Công ước quyền trẻ em và hai Nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm; Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng, Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt các tội ác A - pác-thai; Công ước về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại.
Việc gia nhập các công ước này đã đem lại những thành công và những hạn chế nhất định:
Những thành công mà Việt Nam đã đạt được trong việc thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền.
- Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật. Tính từ năm 1996 đến năm 2002, Nhà nước đã ban hành 13.000 văn bản pháp luật các loại, trong đó có hơn 40 Bộ luật và Luật, trên 120 pháp lệnh, gần 850 văn bản pháp luật của Chính phủ và trên 3.000 văn bản pháp quy của các bộ, ngành, trong đó đã “nội luật hóa” một cách toàn diện những công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX và trong thời kỳ này. Kể đến một số văn bản pháp luật: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Quốc tịch Việt Nam, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Pháp lệnh Xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam. Năm 2004. Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng Dân sự đầu tiên ở Việt Nam, bổ sung một công cụ pháp lý quan trọng để bảo đảm các quyền dân sự
- Việt Nam đã trình và bảo vệ thành công tất cả các báo cáo quốc gia liên quan các công ước quốc tế về quyền con người.
- Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước đóng góp cho mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về quyền con người.
- Việt Nam còn chủ động mời một số báo cáo viên của Liên hợp quốc và đón nhiều đoàn nước ngoài vào tìm hiểu tình hình tại Việt Nam và tham gia học tập tại các quốc gia khác, tổ chức các cuộc hội thảo.
- Công tác tuyên truyền đối ngoại nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực quyền con người ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh.
Những hạn chế mà Việt Nam đã đạt được trong việc thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền.
- Về nhận thức của cán bộ, công chức: Hiểu biết về nhân quyền ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, dẫn đến có những hành động cố ý hoặc vô ý vi phạm các quyền hợp pháp của công dân.
- Sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động tuyên truyền và đấu tranh chống vi phạm nhân quyền. Các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta hiện nay chủ yếu đề cập đến vấn đề nhân quyền dưới dạng phê phán sự xuyên tạc, lợi dụng nhân quyền để chống phá ra của các thế lực phản động, thù địch.
- Cơ chế bảo đảm nhân quyền chưa hiệu quả. Hiện nay, nước ta vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách về vấn đề thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; chưa có một quy chế chặt chẽ trong việc xử lý các tố cáo và vi phạm nhân quyền.
- Sự thiếu hụt các nguồn vật chất bảo đảm.