Một số công ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam đã ký kết, tham gia là.: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Công ước quốc tế về ngăn chặn ô nhiễm từ tàu (Công ước Marpol 1973/1978), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (Công ước Ramsa ngày 2/2/1971), Công ước Basel 1989 không phải là một Công ước chỉ điều chỉnh các hoạt động liên quan trực tiếp tới ô nhiễm môi trường biển. Ngoài các công ước quốc tế quan trọng trên, Việt Nam còn tham gia vào nhiều công ước khác liên quan đến môi trường. Theo thống kê cho đến năm 2003, Việt Nam đã tham gia 23 công ước quốc tế về môi trường.
Vấn đề thực thi các công ước về môi trường ở Việt Nam cũng đem lại những thành công và hạn chế
- Xây dựng những quy định thích hợp để quản lý các vấn đề về tiêu chuẩn của môi trường.
- Thành lập cơ quan có thẩm quyền (Cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên môi trường).
- Việt Nam dành một khoản kinh phí cho việc đóng niêm yết các công ước, tham gia các cuộc họp hàng năm của Công ước, cử cán bộ tham gia các cuộc họp của các nhóm công tác về pháp lý và kỹ thuật nhằm tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn kỹ thuật, trao đổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực hiện các công ước.
- Việt Nam tham gia vào các dự án hợp tác song phương với Chính phủ các nước, các tổ chức đa phương do chính phủ các nước tài trợ thông qua các tổ chức quốc tế WB, ADB, UNEP, UNDP…và các chương trình, dự án hợp tác đa phương với các nước trong khu vực.
Những hạn chế
- Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước nhưng việc thực thi các quy định của điều ước và các quy định của pháp luật về môi trường của Việt Nam còn chưa được thực hiện triệt để. Việc kiểm soát các hoạt động bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ.
- Nguồn tài chính đầu tư cho các hoạt động về bảo vệ môi trường còn hạn hẹp.