Đây là lĩnh vực mà Việt Nam đã tham gia ký kết, gia nhập nhiều công ước quốc tế. Có thể kể đến các công ước như Công ước Paris, Thỏa ước Madrid, Nghị định thư Madrid, Công ước Berne....
Số lượng các điều ước quốc tế về kinh tế - thương mại mà Việt Nam đã tham gia ký kết rất nhiều. Đặc biệt là các luật và quy định của Việt Nam cần thiết phải sửa đổi, bổ sung khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và thực thi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và sau khi Việt Nam trở thành thành viên của
các điều ước quốc tế về lĩnh vực kinh tế - thương mại khác. Những thành công và những hạn chế mà Việt Nam còn gặp phải trong quá trình thực thi các Điều ước quốc tế về kinh tế - thương mại
- Thành công: đã xây dựng và rà soát lại hệ thống pháp luật phù hợp với BTA và WTO. Đến tháng 10/2006, Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua 07 luật và 01 pháo lệnh liên quan trực tiếp đến WTO, đó là Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (tháng 6/2006), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (tháng 6/2006), Luật Công nghệ thông tin (6/2006), Luật Kinh doanh bất động sản (tháng 6/2006), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (3/2006). Nhiều văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản của các Bộ, ngành hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh nói trên, phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế và WTO cũng đã được ban hành.
- Khó khăn, hạn chế: Vẫn còn một số quy định trong các văn bản chưa được phù hợp với các điều ước quốc tế về kinh tế - thương mại; chưa có một tạp chí, công báo hoặc một cơ quan, nào có trách nhiệm thống nhất đăng tải các văn bản pháp luật và các điều ước quốc tế về kinh tế - thương mại.