Bệnh giun truyền qua đất làm thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, giảm khả năng lao động và sự tập trung tư tưởng; ở trẻ em gây cịi cọc, thiếu máu, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ; ở phụ nữ cĩ thai làm tăng tỷ lệ tử vong cho bà mẹ và thai nhi [28].
1.4.1. Tác hại của giun đũa
1.4.1.1. Chiếm thức ăn
Giun đũa ký sinh ở ruột với số lượng lớn nên vấn đề chiếm thức ăn là tồn tại hàng đầu của bệnh giun đũa; vị trí ký sinh cũng tạo cho giun đũa chiếm sinh chất quan trọng của người, đặc biệt là đối với trẻ em.
Theo thống kê của Đỗ Dương Thái, Hồng Tân Dân (1976) thì mật độ nhiễm giun đũa của người Việt Nam là 7-8 con giun. Tuy nhiên, trong các trường hợp mổ tắc ruột do giun, số lượng giun cĩ thể lên tới 1.000 con nên vấn đề chiếm thức ăn của giun đũa là rất quan trọng, đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng đáng kể ở trẻ em.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (1967), mỗi người trung bình cĩ 26 con giun thì mỗi ngày phải hao tốn 4 g protein, ngồi ra giun đũa cịn gây ra rối loạn thẩm thấu thức ăn qua việc gây tổn thương viêm niêm mạc ruột và chiếm vitamin, đặc biệt là vitamin A, vitamin D [15], [23].
1.4.1.2. Tắc ruột do giun
Số lượng giun nhiều và do điều kiện pH ruột bị rối loạn, giun đũa cịn cĩ thể gây ra tình trạng tắc ruột, giun phát tán ra ống mật lên gan, chui vào ống tụy, vào ruột thừa, đơi khi cịn gặp thủng ruột viêm phúc mạc do giun đũa.
Năm 1962 tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã phải xử lý 115 trường hợp giun gây tắc ruột, 336 trường hợp giun chui ống mật [15], [22].
1.4.1.3. Hội chứng Loeffler
Hội chứng Loeffler là do ấu trùng giun đũa gây ra khi tồn tại ở phổi gồm các triệu chứng: ho, sốt, đau ngực dữ dội, tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao 30-40%; X quang cĩ nhiều nốt thâm nhiễm rải rác hai phổi, các triệu chứng trên sẽ hết sau 6-7 ngày, khi các ấu trùng rời phổi để lên vùng vịm hầu miệng. Gần đây người ta đã lưu ý tới các triệu chứng viêm màng não do ấu trùng giun đũa gây ra [15], [22].