Kế toán lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi:

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ công nợ tại CT XNK tổng hợp và đầu tư IMEXCO (Trang 84)

III. Kế toán các khoản phải thu, phải trả khác:

B. Kế toán lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi:

- Kế toán tổng hợp tiến hành lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán và chi tiết cho từng khách hàng trên cơ sở các chứng từ gốc hoặc xác nhận của đơn vị nợ, hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản đối chiếu công nợ. Khi nhận thấy doanh nghiệp có dấu hiệu không có khả năng chi trả các khoản nợ hay quá hạn trả quá lâu thì kế toán tiến hành lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. - Công ty lập Hội đồng xử lý công nợ và tiến hành lập dự phòng, gồm có : Ban Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng, Trưởng các phòng ban và ĐVNB.

- Tài khoản sử dụng : TK 139. - Quy trình hạch toán :

+ Cuối kỳ kế toán, công ty căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí. Căn cứ vào bảng xác định dự phòng công nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi nhận :

Nợ TK 642 Có TK 139

+ Kế toán căn cứ vào các văn bản xử lý công nợ khó đòi ghi nhận các khoản nợ khó đòi được xử lý nhưng đã có dự phòng :

Nợ TK 139 Có TK 131

+ Hoàn nhập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi nhưng nay thu được hoặc do khoản dự phòng năm nay nhỏ hơn năm trứơc, căn cứ vào các chứng từ thu được nợ phải thu khó đòi đã xử lý hoặc bảng xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi năm nay< năm trước, kế toán ghi nhận :

Nợ TK 139 Có TK 711

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ công nợ tại CT XNK tổng hợp và đầu tư IMEXCO (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w