Đọc phân tích, nhận xét thông tin, đánh giá qua bảng số liệu.

Một phần của tài liệu Bài giảng giao an khoi 12 (Trang 40 - 45)

II. Phương tiện dạy học

- Phóng to các bảng số liệu về nguồn lao động qua các năm.

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Chứng minh rằng nước ta là nước có gia tăng dân số nhanh, cơ cấu dân số trẻ. Gia tăng dân số nhanh, cơ cấu dân số trẻ sẽ dẫn đến những khó khăn gì tròn quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

- Sự phân bố dân cư nước ta không hợp lí thể hiện ở điểm nào?.

2. Vào bài mới

“ Nước ta là nước đông dân, có nguồn lao động dồi dào nhưng tính chất, chất lượng ra sao, cơ cấu sử dụng và phân bổ nguồn lao động nước ta đã hợp lí, hiệu quả chưa?. Hôm nay mời các em đi vào tìm hiểu các vấn đề trên”

3. Bài mới

Hoạt động của GV & HS Nội dung chính

* Hoạt động 1

- GV: Tiến hành hoạt động đàm thoại với HS làm rõ các đặc điểm về nguồn lao động nước ta.

- HS: Cần nêu, chứng minh được nguồn lao

1. Nguồn lao động

- Nước ta có nguồn lao động dồi dào, gia tăng lao động lớn.

- Lao động nước ta có tính cần cù, sáng tạo, chịu khó với nhiều kinh nghiệm sản xuất,

động nước ta rất dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất, nhưng hạn chế về lao động nước ta là chất lượng và khả năng thực tiễn.

* Hoạt động 2

- GV: “ Cơ cấu sử dụng nguồn lao động nước ta đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, việc sử dụng lao động chưa thật sự hợp lí, hiệu quả so với yêu cầu thực tiễn của CNH – HĐH đất nước”. Bằng kiến thức, số liệu trong SGK các em hãy làm rõ nhận định trên

- HS: Tiếp nhận, xác định trong tâm các nội dung, vấn đề cần làm rõ ở nhận định trên. - HS: Vạch đề cương chi tiết các vấn đề cần làm rõ.

- HS: Phân tích, xử lí thông tin, trao đổi với nhau để làm rõ nhận định.

- GV: Hướng dẫn học sinh làm việc với SGK để đi đúng mục tiêu đã đề ra.

- GV: Cho đại diện lớp trình bày….

- GV: Nhấn mạnh các điểm HS đã làm được, hạn chế trong quá trình hoạt động. Nêu lên các điểm cần lưu ý và phương pháp làm rõ các vấn đề mẫu chốt, trọng tâm.

- HS: Tự điều chỉnh….

* Hoạt động 3

- GV: Vì sao cần phải có những biện pháp cần thiết, hiệu quả cho vấn đề việc làm và lao động?.

- Để nâng cao hiệu quả lao động, tạo chuyển dịch mạnh mẽ về lao động, theo các em cần có những biện pháp gì?. Cho ví dụ minh chứng.

đặc biệt trong nông nghiệp.

- Chất lượng lao động không ngừng tăng lên, tuy nhiên lao động có trình độ cao còng ít và thiếu lao động kĩ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Cơ cấu lao động

- Cơ cấu lao động nước ta đang có sự chuyển dịch theo ngành, khu vực kinh tế và theo lãnh thổ, tuy nhiên việc chuyển dịch còn rất chậm.

- Lao động nước ta chủ yếu tập trung vào khu vực I, khu vực II và III chiếm tỷ lệ thấp hơn và đang có sự chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế.

- Lao động nước ta phần lớn hoạt động trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước, lao động theo thành phần kinh tế có biến động nhẹ. - Phần lớn lao động nước ta tập trung ở nông thôn, thành thị chiếm tỷ lệ ít, và có sự chuyển dịch chậm.

- Năng suất lao động có hướng tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với thế giới, chưa sử dụng hết thời gian lao động, phân công lao động chuyển biến chậm và thu nhập của người lao động còn rất thấp.

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm việc làm

- Sự xuất hiện các ngành kinh tê mới đã góp phần giải quyết cho gần 1 triệu lao động trong một năm, nhưng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn cao.

- Các giải pháp:

+ Phân bổ lại dân cư và nguồn lao đông hợp lí.

+ Thực hiện có hiệu quả cao các chính sách kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản. + Đa dạng hóa hoạt động sản xuất ngành kinh tế.

+ Tăng cường hợp tác, đàu tư thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động. + Tăng cường đào tạo nghề, công nhân kĩ thuật

IV.Củng cố

1. Củng cố:

2. Dặn dò:

- Về nhà phân tích các bảng số lệu trong bài học để cụ thể hóa nhận định về cơ cấu sử dụng lao động nước ta.

- Làm bài tập 3, trang 76.

Ngày soạn 3 tháng 1 năm 2011 Tiết phân phối chương trình: 21

Bài 18: ĐÔ THỊ HÓAI. Mục tiêu I. Mục tiêu

Qua bài học này, HS cần phải:

1. Kiến thức

- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hóa nước ta.

- Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội. - Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

2. Kỹ năng

- Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ. - Nhận sét bảng số liệu về phân bố đô thị qua bản đồ.

- Phân tích biểu đồ.

II. Phương tiện dạy học

- Bản đồ dân cư Việt Nam, Át lat Địa lí Việt Nam.

- Bảng số liệu về phân bố đô thị giữa các vùng của nước ta (phóng to theo SGK) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV: Trình bày đặc điểm và đưa ra nhận định, đánh giá về các đực điểm nguồn lao động nước ta.

- GV: Trình bày cơ cấu lao động nước ta theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

2. Vào bài mới

“ Đặc điểm quá trình đô thị hóa nước ta, mạng lưới đô thị hóa nước ta giữa các vùng, lãnh thổ có sự khác biệt như thế nào? Qúa trình đô thị hóa có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ra sao?. Mời các em chứng minh và làm rõ các vấn đề trên”.

3. Bài mới

Hoạt động của GV & HS Nội dung chính

- GV: Tiến hành cho HS nêu lên khái niệm đô thị hóa.

- GV: Cho HS đọc SGK, nêu lên đặc điểm dân cư đô thị nước ta trong các giai đoạn, thời kì lịch sử, phân biệt làm rõ đặc điểm đô thị hóa ở mỗi giai đoạn. - HS: Trình bày…

- GV: Nhận xét, bổ sung, chứng minh. Lí giải và kết luận.

*. Hoạt động 2

- GV: Cho HS hoạt động nhóm 4 người, làm các công việc cụ thể sau: quan sát, xử lí các bảng số liệu đưa ra nhận xét về dân cư thành thị, phân bố đô thị nước ta

=> Thông qua hoạt động 1 và hoạt động 2. HS cần phải làm rõ quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm chạp,

a. Qúa trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp

* Vào thời kì phong kiến, đô thị hóa nước ta được hình thành ở những nơi có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi:

- Thế kỷ III, TCN: Thành Cổ Loa (đô thị đầu tiên nước ta).

- Thế kỷ XI: Thành Thăng Long.

- Thế kỷ XVI – XVIII: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.

* Thời kì Pháp thuộc CN chưa phát triển, ĐTH chưa có điều kiện để mở rộng. 1930 xuất hiện một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh…

* Sau cách mạng tháng 8 / 1945 quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, không có nhiều thay đổi:

- Từ 1954 – 1975 đô thị hóa có sự khác biệt giữa 2 miền Nam – Bắc:

+ Miền Nam: Đô thị hóa gắn liền với dồn dân, lập ấp, phục vụ cho chiến tranh.

+ Miền Bắc: Đô thị hóa gắn liền với CNH nhưng bị chiến tranh tàn phá.

- Từ 1975 đến nay: Đô thị hóa có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên chất lượng, trình độ còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

b. Tỉ lệ dân thành thị:

So với những năm trước đây, tỷ lệ dân thành thị nước ta đang tăng lên, song mức gia tăng dân số thành thị và tỷ lệ dân thành thị còn thấp so với dân số cả nước và các nước trong khu vực.

c. Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng:

Vùng Trung du – miền núi Bắc Bộ, ĐBSCL, ĐBSH có số lượng độ thị lớn, trong khi Tây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trình độ đô thị hóa thấp.

*. Hoạt động 3

- GV: Cho HS nêu và làm rõ mạng lưới đô thị nước ta, ảnh hưởng của đô thị hóa đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội

- HS: Xem tiêu chí, căn cứ phân loại đô thị, các loại đô thị, cho ví dụ.

- HS: Phải làm rõ các mặt tích cực, tiêu cực do quá trình ĐTH mang lại. Cho ví dụ, phân tích, nêu lên mối quan hệ minh chứng cho tác động tích cực, tiêu cực của ĐTH đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyên, ĐNB có số lượng đô thị thấp nhất cả nước. Tuy nhiên dân số đô thị cao nhất lại tập trung vào vùng ĐNB, trong khi dân số đô thị Trung du – miền núi Bắc Bộ chỉ đứng vào thứ 5 trong 7 vùng cả nước.

2. Mạng lưới đô thị

- Căn cứ vào các tiêu chí: Dân số, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp…phân ra lảm 6 loại đô thị (loại đặc biệt, loại 1,2…5,).

- Căn cứ vào cấp quản lí: Đô thị trực thuộc trung ương (TPHCM. HN, HP, ĐN, Cần Thơ), và các đô thị trực thuộc tỉnh.

3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triểnkinh tế - xã hội kinh tế - xã hội

- Đô thị hóa có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

- Đô thị hóa có những đóng góp to lớn, quan trọng đến quá trình tăng trưởng, phát triển KT nước ta (năm 2005: khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước)

- Tiêu thụ lượng lớn hàng hóa, sử dụng đông đảo lực lưỡng lao động kĩ thuật, thu hút đầu tư , …tạo nên động lực cho sự phát triển.

- Đô thị hóa có khả năng tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Hạn chế: Ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự…, cần có kế hoạch, phương án ĐTH hợp lí.

IV.Củng cố

1. Củng cố:

- Nêu và trình bày những dẫn chứng, chứng minh rằng ĐTH nước ta diễn ra chậm và trình độ đô thị hóa thấp.

- Phân tích ảnh hưởng, tác động của quá trình đô thị hóa nước ta đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Về nhà làm bài tập 3, trang 79.

-xem qua các yêu cầu, nội dung bài thực hành

Ngày soạn 10 tháng 1 năm 2011 Tiết phân phối chương trình: 22

Bài 19: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH SỰ PHÂN HÓA VỀ

THU NHẬP BÌNH QUÂN THEO ĐẦU NGƯỜI GIỮA CÁC VÙNGI. Mục tiêu I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết và hiểu được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.

- Biết được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.

2. Kỹ năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vẽ biểu đồ.

- So sánh, nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.

II. Phương tiện dạy học

- GV: Chuẩn bị biểu đồ thu nhập bình quân theo đầu người / tháng của các vùng năm 2004. - HS: Chuẩn bị giấy rô ki, thước, compa…

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV: Hãy nêu và phân tích đặc điểm đô thị hóa của nước ta.

- GV: Phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

2. Bài mới

Hoạt động của GV & HS

* Hoạt động 1

- GV: Cho một HS trong lớp nêu lên các yêu cầu, nội dung của bài thực hành - GV: Định hướng cho HS làm bài thực hành:

+ Vẽ biểu đồ cột, trong đó trục tung là đơn vị nghìn đồng / tháng, trục hoành là các vùng + Chỉ vẽ năm 2004.

- Sau khi vẽ xong, các em tiến hành so sánh, nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người / tháng giữa các vùng qua các năm. Khi nhận xét, cần làm rõ các vùng có thu nhập bình quân trên người lớn nhất, thấp nhất, so sánh cao thấp bao nhiêu nghìn, bao nhiêu lần….

* Hoạt động 2

Một phần của tài liệu Bài giảng giao an khoi 12 (Trang 40 - 45)