Phương pháp: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp Giải thich – Minh hoạ.

Một phần của tài liệu Bài giảng giao an khoi 12 (Trang 25 - 27)

IV. Tiến trình hoạt động

1. Kiểm tra

Điều nào thể hiện tự nhiên nước ta có sự phân hóa Đông – Tây. Hãy chứng minh và làm rõ mối quan hệ Đông – Tây của các yếu tố tự nhiên ở nước ta.

Hoạt động của GV Hoạt động của

HS Kết quả hoạt động * Hoạt động 1 - GV: Cho HS toàn lớp hoạt động theo 3 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một vành đai theo độ cao - GV: Định hướng cho HS tiến hành hoạt động nhận thức... - GV: Cho HS so sánh đặc điểm tự nhiên của mỗi vành đai để minh chứng cho sự phân hoá theo độ cao.

- GV: Cho HS giải thích vì sao có sự phân hoá đó.

- GV: Cho HS bổ sung, sau đó lý giải cụ thể cho HS hiểu vấn đề.

* Hoạt động 2

- GV: Dùng bản đồ tự nhiên Việt Nam, hoặc Atlat, cho HS xác định giới hạn các miền tự nhiên của nước ta.

- GV: Cho HS hoạt

-HS: Mỗi nhóm nghiên cứu, thảo luận làm rõ thiên nhiên mỗi một vành đai như sau: + Giới hạn… +Đặc điểm khí hậu… + Đất đai… + Cảnh quan… - HS: Giải thích cần căn cứ vào sự thay đổi, phân hoá nhiệt độ, độ ẩm trong không khí khi lên cao, thiết lập mối quan hệ giữa khí hậu => đất đai=> cảnh quan… - HS: Thảo luận chung toàn lớp, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao địa hình.

- HS Sẽ làm rõ các miền tự nhiên như sau: + Về địa hình.

3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

a. Đai nhiệt đới gió mùa

* Giới hạn: Độ cao trung bình từ 600 m – 700 m ở miền Bắc và ở miền Nam là 900 – 1000 m. * Khí hậu: Nhiệt đới, nhiệt độ trung bình tháng > 250 C, độ ẩm thay đổi theo mùa và địa điểm. * Đất đai: Đất feralit miền núi, phù sa ở ĐB. * Hệ sinh thái rất đa dạng:

- Hệ sinh thái nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh ở những vùng núi thấp, mưa nhiều.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa. - Hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi. - Hệ sinh thái ngập mặn.

- Hệ sinh thái sa van, cây bụi.

b. Đai cận nhiệt gió mùa trên núi

* Giới hạn: Ở miền Bắc độ cao từ 600 – 700 m đến 2600 m, miền Nam từ 900 – 1000 m đến 2600 m. Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng nhanh.

- Từ độ cao 600 – 700 m đến 1600 – 1700 m, thiên nhiên có đặc điểm:

+ Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng cao, mưa nhiều. + Hệ sinh thái: Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim trên đất feralit mùn. Sinh vật: Chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc, thú có lông dày như: sóc, cầy, cáo.

- Từ độ cao 1600 – 1700 m đến 2600 m, thiên nhiên có đặc điểm:

+ Khí hậu có nền tảng nhiệt thấp, nhiệt độ hạ thấp, độ ẩm giảm dần.

+ Rừng phát triển kém, đơn giản về loài. Có rêu, địa y phủ kín cành, thân cây.

+ Đất mùn núi cao.

c. Đai ôn đới gió mùa trên núi

* Giới hạn: Độ cao từ 2600 m trở lên (ở nước ta chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).

* Khí hậu: Ôn đới, nhiệt độ quanh năm < 150C, mùa Đông nhiệt độ < 50C.

* Đất đai: đất mùn thô.

* Hệ sinh thái: thực vật có các loài ôn đới, như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam...

4. Các miền địa lí tự nhiên

a. Miền Bắc và Đông Bắc Bộ

* Ranh giới của miền: Ở phía Tây, Tây Nam của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía Tây, Tây Nam của đồng bằng Bắc Bộ. * Đặc điểm tự nhiên của miền:

- Địa hình:

+ Đồi núi thấp chiếm ưu thế với 4 cánh cung lớn ở Đông Bắc và đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu ở hạ lưu sông Hồng.

+ Địa hình bờ biển khá đa dạng: Vịnh biển, đảo, thêm lục địa rộng và nông.

3. Hoạt động tiếp theo

- Sự phân hóa theo đai cao của thiên nhiên nước ta thể hiện ở điểm nào?. Nguyên nhân?. - Hãy trình bày khai quát về giới hạn và đặc điểm tự nhiên của ba miền tự nhiên nước ta. - Về nhà tóm tắt kiến thức vào bảng sau

TCT: 14 Ngày soạn: 28 / 11 /2010

GIÁO ÁN BÀI 13

Ngày soạn: 1 tháng 11 năm 2010 Tiết theo phân phối chương trình:14

Bài 13. THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ

TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI.I. Mục tiêu I. Mục tiêu

Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Điền đúng vị trí các đỉnh núi, dãy núi, sông ở trên bản đồ, đọc và mô tả được chúng trên bản đồ.

2. Kỹ năng

- Kĩ năng vẽ, kết hợp lí thuyết với kĩ năng thực hành để hoàn thành nội dung, yêu cầu bài thực hành

II. Chuẩn bị

- HS: Chuẩn bị mỗi em một bản đồ khung, bút chì màu.

- GV: Chuẩn bị bản đồ tự nhiên, địa hình, nội dung bài thực hành.

Một phần của tài liệu Bài giảng giao an khoi 12 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w