Môi trường kinh doanh dịch vụ thẻ nội địa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Bình Định (Trang 50)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Môi trường kinh doanh dịch vụ thẻ nội địa

a. Tình hình th trường

Tính đến năm 2014, dân số Bình Định gần 2 triệu người, thu nhập bình quân tính theo đầu người khoản 1.500 USD nhưng có tới 26 chi nhánh và 89 phòng giao, tập trung chủ yếu tại TP. Quy Nhơn. Điều đó cho thấy ACB Bình

Định đang hoạt động trong môi trường có mức độ canh tranh rất cao.

Dịch vụ thẻ ngân hàng mới chỉ tăng về số lượng mà chưa có sự chuyển biến thực sự về chất lượng; mục tiêu cuối cùng là sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ thay vì dùng tiền mặt, nhưng hiện nay hệ thống ATM chủ

yếu là để rút tiền mặt, việc chuyển khoản chỉ được thực hiện chủ yếu trong nội bộ từng ngân hàng, dịch vụđi kèm ATM chưa phát triển.

b. Khách hàng s dng dch v th

Kinh tế phát triển, nhu cầu của xã hội ngày càng tăng lên cả mặt lượng lẫn mặt chất dẫn đến sự thay đổi to lớn nhận thức của khách hàng trong quá trình lựa chọn sản phẩm hay một dịch vụ tiêu dùng, họ hiểu biết rộng hơn nên có nhu cầu ngày càng cao, càng khắc khe đối với sản phẩm mà họ sử dụng.

Hiện nay, tại thành phố Quy Nhơn và các khu vực lân cận phần lớn đối tượng từ 18 tuổi trở lên đều sở hữu thẻ của một hay nhiều ngân hàng. Tuy nhiên số lượng thẻ thực sự được sử dụng không nhiều và không thường xuyên, tình hình thẻ ảo vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lượng thẻ được phát hành ra thị trường.

Phần lớn khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ trên địa bàn có độ tuổi từ 18

đến 35. Tập trung chủ yếu là đối tượng sinh viên, cán bộ CNVCNN, người lao động được trả lương qua tài khoản…

Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn còn, với nhiều khách hàng khi sử dụng thẻ vẫn chủ yếu dùng để rút tiền mặt mặc dù thông qua các thẻ này trên máy ATM vẫn có rất nhiều giao dịch khác.

c. Đối th cnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của ACB Bình Định là những Ngân hàng có quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài và có nguồn khách hàng truyền thống, đã có uy tín và chất lượng dịch vụ…

Bng 2.5: V thế ca ACB Bình Định so vi các ngân hàng ti địa phương

Đơn vị: tỷđồng

STT Tên NH Số dư huy động Dư nợ cho vay 2012 2013 2014 2012 2013 2014 1 NHTMNN&NHCSXH 11.765 15.365 15.733 24.751 27.672 29.003 2 NHTMCP 5.245 7.463 8.466 2.939 3.778 4.236 3 Hệ thống QTD 500 692 779 658 855 994 4 ACB 820 704 840 397 407 554 5 Thị phần ACB trên địa bàn (%) 4,68% 2,99% 3,36% 1,4% 1,26% 1,62%

(Nguồn: Báo cáo NHNN – Chi nhánh Bình Định năm 2012 – 2014)

Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện tại có các NHTM và TCTD đang cùng hoạt động với quy mô khác nhau. Trong số đó, VCB Quy Nhơn, BIDV Phú Tài, Đông Á, Vietinbank Bình Định, Agribank Quy Nhơn….là các đối thủ có tiềm lực và cạnh tranh lành mạnh trong quá trình cung ứng các sản phẩm dịch vụ thẻ. Do đó, ACB Bình Định bên cạnh những điểm mạnh còn có khá nhiều những điểm cần khắc phục và tạo sự khác biệt để có thể tạo nên vị

thế cạnh tranh trên thị trường.

Qua bảng 2.5 trên ta thấy, thị phần của ACB Bình Định tại địa phương có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, thị phần cả về huy động và

cho vay còn nhỏ (<10%), điều này chứng tỏ mức độ cạnh tranh khá gay gắt. ACB Bình Định cần cố gắng nhiều hơn nữa để nâng cao thương hiệu và vị thế

của mình trên thị trường.

Bng 2.6: Tình hình hot động th ti địa phương.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng chi nhánh Chi nhánh 24 26 26

Số lượng PGD PGD 84 86 89

Số lượng ATM Cái 166 168 173

Số lượng máy POS Cái 420 500 523

Số lượng thẻ phát hành Cái 312.681 460.000 591.000 + Thẻ nội địa 234.510 326.600 395.900 + Thẻ quốc tế 78.171 133.400 195100 Số lượng thẻ hoạt động Cái 221.324 321.909 450.213

(Nguồn: Báo cáo NHNN – Chi nhánh Bình Định năm 2012 – 2014)

Việt Nam là thị trường thẻ thanh toán tiềm năng, với dân số trẻ, có sở

thích và nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ cao. Thị trường thẻ Việt Nam hiện nay có 3 liên minh thẻ (Banknetvn, Smartlink, VNBC), với 51 tổ

chức phát hành, thanh toán thẻ, với hơn 240 thương hiệu thẻ các loại. Đến nay, toàn thị trường có khoảng 35 triệu thẻ các loại (trong đó thẻ ghi nợ chiếm 95%, thẻ tín dụng chiếm 3%, còn lại là thẻ khác), hơn 63.000 máy POS và gần 13.000 máy ATM.

Tại thị trường tỉnh Bình Định, các NHTM cũng đẩy mạnh phát triển mảng kinh doanh dịch vụ thẻ, đây là sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ được nhiều ngân hàng xác định là sản phẩm chủ đạo trong tương lai gần, phù hợp với chủ trương của Chính phủ về phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và đây là lĩnh vực được các NHTM trên địa bàn tỉnh tích cực thâm nhập nhằm chiếm lĩnh thị phần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Bình Định (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)