Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Bình Định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Bình Định (Trang 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Bình Định

a. Huy động vn

Với đặc thù về địa bàn hoạt động chủ yếu ở khu vực thành phố Quy Nhơn và những nơi đông dân cư, dân cư có thu nhập cao, do đó hoạt động huy động vốn của ACB Bình Định cũng gặp nhiều thuận lợi.

Bng 2.1: Huy động vn ca ACB Bình Định t 2012 – 2014 Đơn vị: Tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị 2012/ 2011 Giá trị 2013/ 2012 Giá trị 2014/ 2013 Tổng Huy động 820 13,89 % 704 -14,15% 840 19,32% Trong đó: Theo TPKT + Cá nhân 490 16,67% 426 -13,06% 520 22,07% + Tổ chức 330 10% 278 -15,76% 320 15,11% Theo kỳ hạn + Ngắn hạn 610 10,9% 600 -1,6% 648 8% + Trung dài hạn 210 23,53% 104 -50,48% 192 84,62% Theo loại tiền + VNĐ 710 9,23% 650 -8,5% 738 13,54% + USD; XAU 110 57,14% 54 -50,91% 102 88,89%

(Nguồn: Báo cáo KQKD của ACB – Chi nhánh Bình Định năm 2012 – 2014)

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ACB Bình Định biến động mạnh qua các năm. Điều này thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong công tác huy động vốn. Tính đến cuối năm 2013, ACB Bình Định đã huy động được 704 tỷđồng, giảm 116 tỷ đồng tương đương 14,15% so với năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2014 lại tăng 136 tỷ đồng tương đương với 19,32% so với năm 2013. Năm 2013 là

năm có nhiều biến động do tình hình khủng hoảng chung của thế giới, đặc biệt là ngành ngân hàng, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc huy động vốn của ACB Bình Định. Mặt khác, sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã ứng phó tốt sự cố và nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư

huy động tiết kiệm VNĐ chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó.

Trong cơ cấu nguồn vốn thì huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn từ các tổ chức kinh tế. Năm 2012: huy động từ dân cư chiếm 60%, TCKT chiếm 40%; Năm 2013: dân cư chiếm 61%, TCKT chiếm 39%; Năm 2014: dân cứ chiếm 62%, TCKT chiếm 38%. Và chủ yếu là tiền gửi VNĐ

chiếm tỷ lệ hơn 85% trên tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn bằng ngoại tệ

dù có nhiều nổ lực cố gắng nhưng do đặc thù của địa phương tỷ trọng huy

động vốn bằng ngoại tệ còn ít và chủ yếu vẫn là tiền gửi bằng đô la Mỹ.

Nguồn vốn huy động của ACB Bình Định có chiều hướng tăng do chính sách phát triển khách hàng ngày càng linh động, tiến bộ (có nhiều chương trình khuyến mãi, hậu mãi...), mở rộng mạng lưới các PGD nhằm tạo kênh phân phối huy động vốn mạnh. Đây là nguồn lực lớn giúp ACB Bình

Định phát triển việc cấp phát tín dụng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng,

ứng dụng công nghệ hiện đại...Tuy nhiên, để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả

ACB Bình Định cần phải cân đối hài hòa giữa nguồn vốn huy động và dư nợ

cho vay nhằm đảm bảo cân đối giữa chi phí (trả lãi tiền gửi, chi phí khác...) và thu nhập (thu từ tiền lãi vay, phí dịch vụ...). mang lại lợi nhuận cao cho ACN Bình Định nói riêng và ACB nói chung.

b. Hot động cho vay

Tín dụng là một hoạt động cơ bản mang lại lợi nhuận chính cho NHTM. Nhưng bên cạnh những lợi ích mang lại thì hoạt động tín dụng cũng tồn tại rất nhiều rủi ro. Vì vậy, ACB Bình Định luôn có những định hướng,

chiến lược trong kinh doanh nhằm tăng dư nợ tín dụng hàng năm trên cơ sở đảm bảo an toàn cho các khoản vay, cụ thể:

Bng 2.2: Dư n ca ACB Bình Định t năm 2012 – 2014 Đơn vị: Tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị 2012/ 2011 Giá trị 2013/ 2012 Giá trị 2014/ 2013 Dư nợ tín dụng 397 13,43% 407 2,5% 554 36,12% Trong đó: Theo TPKT + Cá nhân 238 8,18% 260 9,2% 232 -10,77% + Tổ chức 159 22,3% 147 -7,5% 322 119,05% Theo thời hạn + Ngắn hạn 258 17,27% 270 4,65% 414 53,33% + Trung dài hạn 139 6,9% 137 -1,43% 140 2,19% Theo TSĐB + Có TSĐB 350 12,9% 380 8,57% 532 40% +Không có TSĐB 47 17,5% 27 -42,55% 22 -18,52% Nợ xấu 2,78 / 2,44 / 1,66 /

(Nguồn: Báo cáo KQKD của ACB – Chi nhánh Bình Định năm 2011 – 2013)

Năm 2012, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với nhiều thách thức và cơ hội mới trên thị trường. Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2012- 2015 và tầm nhìn 2020” được ban hành vào đầu năm. Trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển hướng trong chính sách tín dụng nhằm đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực an toàn và hiệu quả đồng thời hạn chế và kiểm soát chặc chẽ vào các ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn. Bên cạnh đó ACB cũng xác định tỷ trọng đầu tư tối đa vào một số ngành kinh tế

nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng cũng chú trọng theo khu vực kinh tế và nhóm khách hàng. Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa

và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quan tâm hơn nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với khu vực này.

Dư nợ tín dụng của ACB Bình Định tăng dần qua các năm, từ 397 tỷ đồng (năm 2012) lên 407 tỷ (năm 2013) và 554 tỷ đồng (năm 2014). Tốc độ

tăng trưởng bình quân là 19,31%. Trong đó, cơ cấu dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn dư nợ trung dài hạn. Điều này cho thấy sự tác động của khủng khoảng kinh tế đến các NHTM khiến các NHTM nói chung và ACB nói riêng buộc phải thắc chặc tín dụng, ưu tiên cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung dài hạn do thời gian vay dài tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Chất lượng tín dụng của ACB Bình Định ngày càng cao: Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo tăng dần qua các năm. Cụ thể: Năm 2012 chiếm 88%; Năm 2013 chiếm 93% và năm 2014 chiếm 96% trong tổng dư nợ. Sự tăng trưởng tín dụng của ACB Bình Định trong những năm qua không chỉ tăng về

số lượng mà tăng cả về chất lượng, đây là sự phát triển rất tốt của ACB Bình

Định trong nền kinh tế hội nhập thế giới.

Nợ xấu được kiểm soát sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng, giảm từ 0,7% năm 2012 xuống 0,6% năm 2013 và còn 0,3% năm 2014.

Sự tăng trưởng của ACB Bình Định trong những năm qua là cả một sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nỗ lực phấn đấu quyết tâm của toàn bộ nhân viên các phòng, bộ phận: từ dịch vụ huy động vốn đến cấp tín dụng, kinh doanh các dịch vụ khác...Nhìn chung, ACB Bình Định chưa đẩy mạnh đầu tư các lĩnh vực phi ngân hàng, chủ yếu tập trung cấp tín dụng và dịch vụ huy động vốn. Để đảm bảo được vị trí trên thị trường cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay đòi hỏi ACB Bình Định phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ chế kinh doanh linh động, chú trọng chất lượng dịch vụ để bắt kịp với nhu cầu càng cang tăng cao của khách hàng.

c. Hot động dch v

Ngoài nghiệp vụ huy động tiền gửi và nghiệp vụ tín dụng, ACB Bình

Định đã và đang không ngừng phát triển các dịch vụ thanh toán khác nhằm

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ (các quyền chọn mua, quyền chọn bán ngoại tệ, nghiệp vụ

Swap..., thẻ, dịch vụ kho quỹ (giữ hộ, kiểm đếm tiền...), thu hộ (thu hộ tiền

điện, nước, điện thoại...), dịch vụ thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền bằng CMND, chi trả kiều hối...

Bng 2.3: Thu nhp dch v ca ACB Bình Định t 2012 – 2014

Đơn vị: Tỷđồng

Dịch vụ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Kinh doanh ngoại tệ 1,1 1,34 1,6

Thanh toán quốc tế 1,0 1,1 1,28

Thẻ 0,78 0,89 1,16

Khác 0,12 0,41 0,6

Tổng 3,0 3,74 4,64

(Nguồn: Báo cáo KQKD của ACB – Chi nhánh Bình Định năm 2012 – 2014)

Việc mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh của ACB Bình Định so với các ngân hàng khác, đồng thời thỏa mãn nhu cầu ngày càng

đa dạng của khách hàng

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy thu nhập từ dịch vụ của ACB Bình

Định tăng dần qua các năm. Nguồn thu chủ yếu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Nhằm nâng cao tính cạnh tranh và đảm bảo an toàn trong kinh doanh, ACB Bình Định cần đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ vì đây là khoản thu nhập gần như không rủi ro.

d. Kết qu tài chính

Bng 2.4: Kết qu hot động kinh doanh ca ACB Bình Định t 2012 – 2014 Đơn vị: Tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng thu nhập 100,38 132,44 150,27 Tổng chi phí 89,53 120,71 136,25 Lợi nhuận 10,85 11,73 14,02

(Nguồn: Báo cáo KQKD của ACB – Chi nhánh Bình Định năm 2012 – 2014)

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả kinh doanh từ năm 2012 đến năm 2014 của ACB Bình Định , có thể thấy lợi nhuận kinh doanh tăng dần qua các năm. Từ 10,85 tỷ đồng năm 2012 lên 11,73 tỷ đồng năm 2013 và 14,02 tỷ đồng năm 2014. Tất cả những kết quả đạt được là do ACB Bình Định đã đa dạng hình thức cho vay cũng như cách thức phân tích và thẩm định món vay, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng...làm tăng thu nhập từ lãi vay, vận dụng tốt các yếu tố

thị trường, chiến dịch Marketting và hơn hết chính là sự làm việc nghiêm túc của tập thể nhân viên ACB Bình Định. Đồng thời dịch vụ ngân hàng cũng đa dạng hơn với nhiều hình thức mới, đặc biệt là dịch vụ ACB Online đã mang lại thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngày càng cao hơn cho chi nhánh. Thu từ

hoạt động dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng thu nhập.

Đây chính là hướng đi đúng đắn của ACB Bình Định theo định hướng chung của ACB là xây dựng ACB thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, theo hướng hiện đại, nghĩa là tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ ngân hàng sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập từ kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ thẻ nội địa tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Bình Định (Trang 44)